
Chi phí để khai thác tiền ảo như Bitcoin và Ethereum là bao nhiêu và chúng phụ thuộc vào những yếu tố nào?
Xây dựng một hệ thống khai thác
Cơ bản, một máy tính dùng để khai thác coin sẽ chạy một phần mềm để giải quyết các bài toán phức tạp (hàng triệu phép tính cần được thực thi trong một thuật toán mang tên hashing). Bằng cách giải những bài toán này, giao dịch crypto được xác thực và người giải xong đầu tiên được “thưởng” một số tiền điện tử. Đó là nguyên lý cơ bản nhất của việc “đào coin”.
Xây dựng một hệ thống khai thác
Cơ bản, một máy tính dùng để khai thác coin sẽ chạy một phần mềm để giải quyết các bài toán phức tạp (hàng triệu phép tính cần được thực thi trong một thuật toán mang tên hashing). Bằng cách giải những bài toán này, giao dịch crypto được xác thực và người giải xong đầu tiên được “thưởng” một số tiền điện tử. Đó là nguyên lý cơ bản nhất của việc “đào coin”.

Mọi máy tính đều cần hệ điều hành để hoạt động. Cỗ máy khai thác tiền ảo mà CNBC được xem sử dụng hệ điều hành FOS - Factored Operating System. FOS là một dạng hệ điều hành được tạo ra để vận hành trong các hệ thống multi core (đa nhân) với khả năng mở rộng rất lớn. FOS được cài lên một ổ SSD gắn rời. Hệ điều hành này đã được thiết lập để không cần phải có sự can thiệp bằng chuột, bàn phím như Windows hay macOS. Khi nó chạy lên, nó sẽ bắt đầu khai thác tiền ảo ngay.
Đua nhau giải thuật toán
Vấn đề nằm ở việc bạn không phải là người duy nhất giải thuật toán hashing. Trên thế giới có hàng triệu người khác đang tham gia, và ước tính mỗi 13 giây thì một khối trong blockchain của Ethereum (ETH) được giải xong. Ethereum được thưởng cho những người tham gia 'đào' khi họ giải thuật toán để thêm các khối mới vào blockchain. ETH cũng là đồng tiền điện tử đầu tiên chấp nhận phí giao dịch, phí này cũng được trả cho người đào. Đồng ETH cùng với phí giao dịch là động lực để các 'thợ mỏ' tiếp tục xử lý giao dịch mới.
Vì có nhiều người sử dụng cùng thuật toán, nên ai có phần cứng mạnh hơn sẽ giải xong trước, nhận được tiền thưởng. Không có cách nào để tắt cả.
Một bộ rig với GPU NVIDIA GTX 1080Ti, RAM 4GB có giá khoảng $1400. Nó có thể tính toán được 27 triệu phép tính mỗi giây. Theo dữ liệu từ Etherscan, trên toàn thế giới có đến 400 nghìn tỉ phép tính được các máy đào ETH xử lý mỗi giây.
Người ta đã tạo ra khái niệm mining pool. Nó cho phép một người sử dụng bộ rig của mình kết hợp với hàng nghìn bộ rig khác, thuộc sở hữu của nhiều người khác nhau trên toàn cầu. Các máy tính kết nối chung có thể nằm ở khắp nơi trên thế giới. Tất cả đều chia sẻ máy tính của mình với mục tiêu trở thành người đầu tiên giải xong các khối. Tiền thưởng sẽ được chia ra cho những người tham gia mining pool.
Chi phí đào = chi phí phần cứng + chi phí điện

Đừng quên rằng việc vận hành các máy này cũng tiêu tốn năng lượng điện, và bạn cần trả tiền điện để vận hành chúng. Vì vậy, ở những nơi có giá điện rẻ, bạn sẽ có lợi thế hơn khi thiết lập các hệ thống đào coin. Một nghiên cứu đã chỉ ra rằng các quốc gia như Kuwait hay Ai Cập là những nơi phù hợp nhất để vận hành hệ thống do chi phí điện rất rẻ, trong khi ở những nơi như New York, việc đào ở đó gần như chắc chắn sẽ gây lỗ.

Hình trên hiển thị chi phí trung bình để đào 1 Bitcoin, dữ liệu từ năm 2018. Bạn có thể thấy rằng có những tiểu bang ở Mỹ cần tới gần $7000 mới có thể đào được 1 BTC, trong khi có những nơi chỉ cần hơn $3000. Điều này cho thấy mức độ phụ thuộc lớn của hệ thống đào vào giá điện, và nó có thể quyết định bạn lời hay lỗ trong cuộc chơi này.
Một điều đáng lưu ý là số lượng và giá trị của các đồng tiền bạn có thể đào sẽ giảm theo thời gian. Ngày xưa, khi giải thuật được hoàn thành, người đào sẽ được thưởng 5 ETH, nhưng hiện tại chỉ còn 2 ETH. Tuy nhiên, với tiền phí giao dịch, vẫn có động lực để người ta tiếp tục đào ETH (và để xác thực các giao dịch sử dụng blockchain của Ethereum). Không giống như Bitcoin, Ethereum không có giới hạn về tổng số lượng ETH có thể đào được, vì vậy người ta vẫn sẽ tiếp tục đào ETH cho đến khi chi phí phần cứng và tiền điện vẫn thấp hơn số tiền họ kiếm được.
Nguồn: CNBC