Vào những năm 1970, nhà khoa học thần kinh trẻ John Cacioppo đã thực hiện nghiên cứu để chứng minh mối liên hệ giữa cảm giác cô đơn và căn bệnh hiện đại 'trầm cảm'.
Qua 5 năm nghiên cứu, ông phát hiện ra rằng trong hầu hết các trường hợp, trạng thái cô đơn xuất hiện trước các triệu chứng trầm cảm. Nếu hình dung cô đơn là một đường thẳng, từ 0% đến 100% cô đơn, thì khi một người tăng từ 50% lên 65%, khả năng họ mắc các triệu chứng trầm cảm tăng gấp 8 lần.
Tại sao cô đơn lại gây ra trầm cảm và lo âu nhiều đến vậy? Ông cho rằng phải có một lý do chính đáng.
Loài người khởi nguồn từ các đồng cỏ xavan ở châu Phi, sinh sống theo các bộ lạc săn bắt hái lượm nhỏ với vài trăm thành viên. Bạn và tôi tồn tại là nhờ vào việc những người đó đã tìm ra cách hợp tác cùng nhau.
Họ chia sẻ thức ăn, chăm sóc người bệnh, và như John giải thích, họ “có thể hạ gục những con thú rất lớn” khi hợp sức. Họ chỉ thực sự có ý nghĩa khi gắn kết thành một nhóm.
“Mọi xã hội tiền nông nghiệp mà chúng ta biết đều có cấu trúc cơ bản giống nhau,” ông viết cho một đồng nghiệp. “Trước những điều kiện khắc nghiệt, họ sống sót nhờ mạng lưới liên kết xã hội dày đặc và những cam kết qua lại lẫn nhau. Trong tự nhiên này, sự kết nối và hợp tác xã hội là tự nhiên... Tự nhiên chính là sự kết nối.”
Hãy tưởng tượng bạn bị chia tách khỏi nhóm và cô đơn trên các đồng cỏ xavan trong thời gian dài. Điều đó có nghĩa là bạn đang đối mặt với nguy hiểm khôn lường.
Bạn dễ bị tấn công bởi kẻ săn mồi. Khi ốm đau, không ai chăm sóc; và nhóm còn lại cũng dễ bị nguy hiểm hơn khi thiếu bạn. Cảm giác kinh khủng đó là tín hiệu khẩn cấp từ cơ thể và não bộ, kêu gọi bạn quay về với nhóm bằng mọi cách.
Do đó, mọi bản năng của con người được mài giũa không phải vì cuộc sống cá nhân, mà vì cuộc sống trong một bộ lạc. Con người cần bộ lạc như ong cần tổ vậy.
Theo Mất Kết Nối