1. Quy định về chương trình bồi dưỡng thường xuyên cho giáo viên mầm non
- Các giáo viên làm việc tại các cơ sở chăm sóc, giáo dục trẻ như nhà trẻ, nhóm trẻ, trường mẫu giáo sẽ được quy định cụ thể về chương trình bồi dưỡng thường xuyên. Bộ Giáo dục và Đào tạo yêu cầu bồi dưỡng hàng năm về kỹ năng và kiến thức chuyên ngành cho giáo viên mầm non, để quản lý, tổ chức và biên soạn tài liệu hỗ trợ công tác bồi dưỡng và nâng cao năng lực chuyên môn, đáp ứng yêu cầu phát triển giáo dục mầm non và chuẩn nghề nghiệp giáo viên.
- Bộ Giáo dục và Đào tạo sẽ quy định chi tiết nội dung bồi dưỡng hàng năm liên quan đến các chủ trương, chính sách phát triển giáo dục mầm non, chương trình giáo dục và các hoạt động giáo dục trong chương trình mầm non.
- Chương trình bồi dưỡng thường xuyên cho giáo viên mầm non bao gồm 03 phần nội dung chính, với thời gian bồi dưỡng cụ thể như sau:
+ Mỗi giáo viên cần hoàn thành chương trình bồi dưỡng thường xuyên với tổng thời lượng 120 tiết/năm học, cụ thể như sau:
= Chương trình bồi dưỡng 01: Khoảng 01 tuần/năm học (tương đương 40 tiết/năm học);
= Chương trình bồi dưỡng 02: Khoảng 01 tuần/năm học (tương đương 40 tiết/năm học);
= Chương trình bồi dưỡng 03: Khoảng 01 tuần/năm học (tương đương 40 tiết/năm học)
+ Dựa trên yêu cầu nhiệm vụ và kế hoạch giáo dục của từng địa phương, các cấp quản lý giáo dục có thể điều chỉnh thời gian cho Chương trình bồi dưỡng 01 và Chương trình bồi dưỡng 02 để phù hợp, nhưng thời lượng của Chương trình bồi dưỡng thường xuyên bắt buộc trong năm học cho mỗi giáo viên mầm non phải giữ nguyên là 120 tiết/năm.
+ Theo nội dung của Chương trình bồi dưỡng 03, giáo viên có thể tự lựa chọn các lĩnh vực cần bồi dưỡng dựa trên nhu cầu cá nhân trong từng năm, đảm bảo tuân thủ quy định về thời lượng.
2. Các nội dung cần có trong báo cáo thu hoạch chương trình bồi dưỡng mầm non
- Phần mở đầu cần nêu rõ các căn cứ pháp lý để xây dựng chương trình bồi dưỡng thường xuyên, từ các văn bản quy phạm pháp luật đến các chỉ đạo từ các cấp địa phương và đoàn trường về việc tổ chức chương trình bồi dưỡng.
- Nội dung bài thu hoạch bao gồm các phần chính của chương trình và báo cáo tổng hợp các nội dung đã diễn ra trong buổi bồi dưỡng.
- Phần kết luận cần đưa ra các phân tích chuyên môn và những bài học rút ra từ buổi bồi dưỡng, liên quan đến kỹ năng và nghiệp vụ.
3. Hướng dẫn phân tích báo cáo thu hoạch về chương trình nâng cao nghiệp vụ
Dưới đây là một số nội dung quan trọng của chương trình đào tạo nâng cao nghiệp vụ cho giáo viên mầm non. Qua việc phân tích nội dung và chương trình đào tạo, bài thu hoạch bồi dưỡng thường xuyên sẽ được đánh giá dựa trên các điểm chính sau đây:
Mã mô đun | Tên và nội dung chính của mô đun trong chương trình bồi dưỡng | Hướng dẫn phân tích trong bài thu hoạch |
GVMN1 | Đạo đức nghề nghiệp của người GVMN 1. Khái niệm: đạo đức nghề nghiệp GVMN. 2. Đặc thù lao động nghề nghiệp và yêu cầu về đạo đức nghề nghiệp GVMN. 3. Các quy định pháp luật về đạo đức nghề nghiệp của người GVMN. 4. Rèn luyện đạo đức nghề nghiệp trong thực hiện nhiệm vụ chăm sóc, giáo dục trẻ em của người GVMN | - Phân tích được các yêu cầu và quy định về đạo đức nghề nghiệp của người GVMN. - Vận dụng kiến thức được trang vào tự đánh giá mức độ đáp ứng của bản thân đối với các yêu cầu và quy định về đạo đức nghề nghiệp, quy tắc ứng xử trong nhà trường. - Xây dựng kế hoạch tự bồi dưỡng, tự rèn luyện nâng cao đạo đức nghề nghiệp. |
GVMN 2 | Quản lý cảm xúc bản thân của người GVMN trong hoạt động nghề nghiệp 1. Cảm xúc bản thân của GVMN trong hoạt động nghề nghiệp. 2. Quản lý cảm xúc bản thân của GVMN trong hoạt động nghề nghiệp. 3. Kỹ năng quản lý cảm xúc bản thân của GVMN trong hoạt động nghề nghiệp. 4. Rèn luyện kỹ năng quản lý cảm xúc bản thân của GVMN trong hoạt động nghề nghiệp. | - Phân tích được sự cần thiết phải quản lý cảm xúc của GVMN trong hoạt động nghề nghiệp. - Vận dụng kiến thức được trang bị để xác định các hạn chế trong quản lý cảm xúc của bản thân và của đồng nghiệp khi thực hiện hoạt động chăm sóc, giáo dục trẻ em. - Đề xuất được một số biện pháp để tự rèn luyện và hỗ trợ đồng nghiệp rèn luyện và hỗ trợ đồng nghiệp rèn luyện kỹ năng quản lý cảm xúc bản thân trong hoạt động nghề nghiệp. |
GVMN 3 | Rèn luyện phong cách làm việc khoa học của người GVMN 1. Khái niệm, cấu trúc, đặc điểm và yêu cầu và yêu cầu về phong cách làm việc khoa học của người GVMN. 2. Đặc thù của lao động nghề nghiệp và sự cần thiết phải tạo dựng phong cách làm việc khoa học của người GVMN. 3. Rèn luyện phong cách làm việc khoa học của người GVMN. Kỹ năng làm việc với cấp trên, đồng nghiệp và cha mẹ trẻ | - Phân tích được sự cần thiết và đặc điểm và yêu cầu của tác phong, phương pháp làm việc khoa học của người GVMN, kỹ năng làm việc với cấp trên đồng nghiệp và cha mẹ trẻ. - Vận dụng các kiến thức được trang bị vào đánh giá mức độ đáp ứng của bản thân và đồng nghiệp đối với những yêu cầu về phong cách làm việc khoa học của người GVMN, kỹ năng làm việc với cấp trên đồng nghiệp và cha mẹ trẻ. - Xác định được các biện pháp tự rèn luyện và hỗ trợ đồng nghiệp trong rèn luyện và hỗ trợ đồng nghiệp trong rèn luyện phong cách làm việc khoa học của người GVMN, kỹ năng làm việc với cấp trên đồng nghiệp và cha mẹ trẻ. |
GVMN 4 | Sinh hoạt chuyên môn ở cơ sở GDMN 1. Mục đích, vai trò của sinh hoạt chuyên môn ở cơ sở GDMN. 2. Nội dung, các hình thức và phương pháp sinh hoạt chuyên môn ở cơ sở GDMN. 3. Hướng dẫn đổi mới và nâng cao hiệu quả sinh hoạt chuyên môn ở cơ sở GDMN. | - Phân tích đuộc vai trò của sinh hoạt chuyên môn ở cơ sở GDMN đối với việc phát triển chuyên môn, nghiệp vụ của GVMN. - Vận dụng kiến thức được trang bị vào đánh giá hiệu quả các hoạt động sinh hoạt chuyên môn ở cơ sở GDMN. - Đề xuất biện pháp đổi mới và nâng cao hiệu quả sinh hoạt chuyên môn ở cơ sở GDMN. |
GVMN 5 | Hoạt động tự bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ của GVMN 1. Ý nghĩa, vai trò của hoạt động tự bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ GVMN. 2. Yêu cầu, nội dung, phương pháp tự bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ của người GVMN. 3. Hướng dẫn thực hiện các hoạt động tự bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ của người GVMN đáp ứng Chuẩn nghề nghiệp. | - Phân tích được sự cần thiết và yêu cầu, nội dung, phương pháp tự bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ GVMN. - Vận dụng kiến thức được trang bị để xác định các hạn chế trong hoạt động tự bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ theo chuẩn nghề nghiệp. - Xây dựng được kế hoạch và thực hiện tự bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ đáp ứng chuẩn nghề nghiệp GVMN. |
GVMN 66 | Giáo dục mầm non theo quan điểm giáo dục lấy trẻ làm trung tâm 1. Cơ sở khoa học của quan điểm giáo dục lấy trẻ em làm trung tâm trong GDMN. 2. Hướng dẫn vận dụng quan điểm giáo dục lấy trẻ em làm trung tâm trong xây dựng môi trường giáo dục. 3. Hướng dẫn vận dụng quan điểm giáo dục lấy trẻ làm trung tâm trong xây dựng kế hoạch, thực hiện và đánh giá các hoạt động chăm sóc, giáo dục trẻ em. | - Phân tích được cơ sở khoa học của quan điểm lấy trẻ em làm trung tâm trong GDMN. - Vận dụng kiến thức được trang bị vào đánh giá thực trạng theo quan điểm giáo dục lấy trẻ em làm trung tâm ở cơ sở GDMN. - Đề xuất các biện pháp nâng cao hiệu quả vận dụng quan điểm giáo dục lấy trẻ làm trung tâm ở cơ sở GDMN. |
gGVMN 7 | Phát triển Chương trình GDMN phù hợp với sự phát triển của trẻ em và bối cảnh địa phương 1. Khái niệm Chương trình giáo dục, phát triển Chương trình giáo dục của cơ sở GDMN. 2. Sự cần thiết và yêu cầu đối với phát triển Chương trình giáo dục phù hợp với sự phát triển của trẻ em và bối cảnh địa phương. 3. Hướng dẫn phát triển Chương trình giáo dục của cơ sở GDMN phù hợp với sự phát triển của trẻ em và bối cảnh địa phương | - Phân tích được sự cần thiết và yêu cầu của phát triển Chương trình giáo dục ở các cơ sở GDMN trong bối cảnh hiện nay. - Vận dụng kiến thức được trang bị để phát triển Chương trình GDMN phù hợp với sự phát triển của trẻ em và bối cảnh địa phương. - Hỗ trợ đồng nghiệp trong phát triển Chương trình giáo dục tại cơ sở GDMN. |
GVMN 8 | Lập kế hoạch giáo dục trẻ em trong nhóm, lớp trong các cơ sở GDMN 1. Các loại kế hoạch giáo dục và yêu cầu đối với xây dựng kế hoạch giáo dục trẻ em trong nhóm, lớp. 2. Hướng dẫn lập kế hoạch giáo dục trẻ các độ tuổi: xác định mục tiêu, nội dung, thiết kế hoạt động giáo dục chuẩn bị đồ dùng, phương tiện, xác định thời gian, không gian, thực hiện đánh giá và điều chỉnh kế hoạch | - Phân tích được yêu cầu của các loại kế hoạch giáo dục - Vận dụng kiến thức đã được trang bị vào lập được các loại kế hoạch giáo dục trẻ em trong nhóm, lớp đáp ứng yêu cầu phát triển của trẻ em và điệu kiện thực tiễn. - Hỗ trợ đồng nghiệp trong kế hoạch giáo dục |
GVMN 9 | Tổ chức hoạt động nuôi dưỡng, chăm sóc trẻ em trong nhóm , lớp 1. Đặc điểm phát triển của trẻ em và những yêu cầu đặt ra đối với hoạt động nuôi dưỡng, chăm sóc trẻ em trong nhóm, lớp. 2. Hướng dẫn tổ chức chế độ sinh hoạt trong nhóm, lớp 3. Hướng dẫn theo dõi sức khoẻ và giám sát sự phát triển của trẻ trong nhóm, lớp. 4. Hướng dẫn vệ sinh môi trường trong nhóm, lớp. 5. Hướng dẫn đánh giá tình trạng sức khoẻ cho trẻ em trong nhóm, lớp. | - Phân tích được yêu cầu đối với các hoạt động nuôi dưỡng, chăm sóc trẻ em trong nhóm, lớp. - Vận dụng kiến thức được trang bị vào tổ chức các hoạt động nuôi dưỡng, chăm sóc trẻ em trong nhóm, lớp đáp ứng yêu cầu phát triển của trẻ em và điều kiện thực tiễn. - Hỗ trợ đồng nghiệp trong tổ chức, thực hiện nuôi dưỡng, chăm sóc trẻ em trong nhóm, lớp. |
GVMN 10 | Đảm bảo an toàn cho trẻ trong các cơ sở GDMN 1. Các quy định về đảm bảo an toàn cho trẻ em trong cơ sở GDMN 2. Nguy cơ gây mất an toàn cho trẻ em trong cơ sở GDMN và cách phòng tránh 3. Quy trình xử lý khi xảy ra tình huống mất an toàn cho trẻ em (bao gồm cả các tình huống khẩn cấp) 4. Xử lí tình huống có liên quan. | - Phân tích được các yêu cầu, quy định về đảm bảo an toàn cho trẻ em trong cơ sở GDMN. - Vận dụng các kiến thức được trang bị vào đánh giá mức độ đảm bảo an toàn cho trẻ em của cơ sở GDMN mình đang công tác xác định được hạn chế và nguyên nhân của hạn chế. - Đề xuất biện pháp nâng cao hiệu quả phòng tránh và xử lí một số tình huống mất an toàn cho trẻ em trong cơ sở GDMN. |
GVMN 11 | Kĩ năng sơ cứu - phòng tránh và xử lí một số tình huống nguy hiểm, bệnh thường gặp ở trẻ em 1. Quy trình và cách thứ xử lý một số tình huống nguy hiểm đối với trẻ em: choáng; vết thương hở; gãy xương;dị vật rơi vào mắt, tai, mũi; điện giật, bỏng, đối nước. 2. Nhận biết, phòng tránh và xử lí một số bệnh thường gặp ở trẻ em. - Nhận biết, phòng tránh và xử lí một số bệnh về sinh dưỡng ở trẻ em. - Nhận biết, phòng tránh và xử lí bệnh ngoài da ở trẻ em. - Nhận biết, phòng tránh và xử lí bệnh về hô hấp ở trẻ em. - Nhận biết, phòng tránh và xử lí bệnh về tâm lí bệnh về tâm lí thần kinh ở trẻ em | - Phân tích được các tình huống nguy hiểm, nhận diện được các biểu hiện về bệnh thường gặp ở trẻ em trong cơ sở GDMN. - Vận dụng kiến thức được trang bị vào đánh giá mức độ thực hiện kĩ năng sơ cứu, xử lý một số tình huống nguy hiểm, bệnh thường gặp cho trẻ em trong cơ sở GDMN. - Đề xuất được một số biện pháp nâng cao hiệu quả thực hiện sơ cứu và phòng tránh, xử lí được một số tình huống nguy hiểm, bệnh thường gặp ở trẻ em trong cơ sở GDMN. |
GVMN 12 | Tổ chức các hoạt động phát triển nhận thức cho trẻ em theo quan điểm giáo dục lấy trẻ em làm trung tâm 1. Đặc điểm phát triển nhận thức của trẻ em, mục tiêu và kết quả mong đợi theo Chương trình GDMN. 2. Quan điểm giáo dục lấy trẻ em làm trung tâm trong phát triển nhận thức cho trẻ em 3. Hướng dẫn tổ chức hoạt động phát triển nhận thức theo quan điểm giáo dục lấy trẻ em làm trung tâm | - Phân tích được cơ sở lý luận của phát triển nhận thức cho trẻ em theo quan điểm giáo dục lấy trẻ em làm trung tâm. - Vận dụng kiến thức được trang bị vào đánh giá thực trạng và phát hiện các hạn chế trong tổ chức hoạt động phát triển nhận thức theo quan điểm giáo dục lấy trẻ em làm trung tâm. - Đề xuất biện pháp nâng cao hiệu quả tổ chức hoạt động phát triển nhận thức theo quan điểm giáo dục lấy trẻ em làm trung tâm trong nhóm, lớp tại cơ sở GDMN. |
GVMN 13 | Tổ chức các hoạt động phát triển vận động cho trẻ em theo quan điểm giáo dục làm trung tâm 1. Đặc điểm phát triển vận động của trẻ, mục tiêu và kết quả mong đợi theo Chương trình GDMN. 2. Quan điểm giáo dục lấy trẻ em làm trung tâm trong phát triển vận động cho trẻ em. 3. Hướng dẫn tổ chức hoạt động giáo dục vận động theo quan điểm giáo dục lấy trẻ em làm trung tâm. | - Phân tích được cơ sở lý luận của phát triển vận động theo quan điểm giáo dục lấy trẻ em làm trung tâm. - Vận dụng kiến thức được trang bị vào đánh giá thực trạngvà phát hiện các hạn chế trong tổ chức hoạt động phát triển vận động theo quan điểm giáo dục lấy trẻ em làm trung tâm. - Đề xuất biên pháp nâng cao hiệu quả tổ chức hoạt động phát triển vận động theo quan điểm giáo dục lấy trẻ em làm trung tâm trong nhóm, lớp tại cơ sở GDMN. |
GVMN 14 | Tổ chức các hoạt động phát triển ngôn ngữ/tăng cường tiếng Việt cho trẻ em theo quan điểm giáo dục lấy trẻ em làm trung tâm 1. Đặc điểm phát triển ngôn ngữ của trẻ em, mục tiêu và kết quả mong đợi theo Chương trình GDMN. 2. Quan điểm giáo dục lấy trẻ em làm trung tâm trong phát triển ngôn ngữ. 3. Hướng dẫn tổ chức hoạt động phát triển ngôn ngữ theo quan điểm giáo dục lấy trẻ em làm trung tâm. 4. Hướng dẫn tổ chức các hoạt động phát triển ngôn ngữ trong giáo dục hoà nhập theo quan điểm giáo dục lấy trẻ em làm trung tâm: - Tổ chức các hoạt động giúp trẻ em dân tộc thiểu số phát triển một số kỹ năng ban đầu về ngôn ngữ thông tư thông qua việc sử dụng các bộ công cụ hỗ trợ. - Tổ chức các hoạt động giúp trẻ khuyết tật học hoà nhập phát triển một số kỹ năng ban đầu về ngôn ngữ thông qua việc sử dụng các bộ phận công cụ hỗ trợ. | - Phân tích được cơ sở lý luận của giáo dục phát triển ngôn ngữ/tăng cường tiếng Việt theo quan điểm giáo dục lấy trẻ em làm trung tâm. - Vận dụng kiến thức được trang bị vào đánh giá thực trạng và phát hiện các hạn chế trong tổ chức hoạt động giáo dục phát triển ngôn ngữ/ tăng cường tiéng Việt theo quan điểm giáo dục lấy trẻ em làm trung tâm. - Đề xuất biện pháp nâng cao hiệu quả tổ chức hoạt động giáo dục phát triển ngôn ngữ/tăng cường tiếng Việt theo quan điểm giáo dục lấy trẻ em làm trung tâm trong nhóm, lớp tại cơ sở GDMN. - Nâng cao kỹ năng cho giáo viên trong việc sử dụng các công cụ hỗ trợ trong hoạt động giảng dạy hàng ngày lấy trẻ em làm trung tâm, đặc biệt với các nhóm trẻ học hoà nhập. |
GVMN 15 | Tổ chức các hoạt động phát triển tình cảm, kĩ năng xã hội cho trẻ em theo quan điểm giáo dục lấy trẻ em làm trung tâm 1. Đặc điểm phát triển tình cảm, kĩ năng xã hội của trẻ em, mục tiêu và kết quả mong đợi theo Chương trình GDMN. 2. Quan điểm giáo dục lấy trẻ làm trung tâm trong phát triển tình cảm, kĩ năng xã hội cho trẻ em. 3. Hướng dẫn tổ chức hoạt động phát triển tình cảm, lĩ năng xã hội theo quan điểm giáo dục lấy trẻ em làm trung tâm. | - Phân tích được cơ sở lý luận của phát triển tình cảm, kỹ năng xã hội theo quan điểm giáo dục lấy trẻ làm trung tâm. - Vận dụng kiến thức được trang bị vào đánh giá thực trạng và phát hiện các hạn chế trong tổ chức hoạt động phát triển tình cảm và kĩ năng xã hội theo quan điểm giáo dục lấy trẻ em làm trung tâm. - Đề xuất biện pháp nâng cao hiệu quả tổ chức hoả động phát triển tình cảm và kĩ năng xã hội cho trẻ. |
GVMN 16 | Tổ chức các hoạt động phát triển thẩm mỹ cho trẻ em theo quan điểm giáo dục lấy trẻ em làm trung tâm 1. Đặc điểm phát triển thẩm mỹ của trẻ em, mục tiêu và kết quả mong đợi theo Chương trình GDMN. 2. Quan điểm giáo dục lấy trẻ em làm trung tâm cho phát triển thẩm mỹ cho trẻ em. 3. Hướng dẫn tổ chức hoạt động phát triển thẩm mỹ theo quan điểm giáo dục lấy trẻ em làm trung tâm | - Phân tích được cơ sở lý luận của giáo dục phát triển thẩm mỹ theo quan điểm giáo dục lấy trẻ em làm trung tâm. - Vận dụng kiến thức được trang bị vào đánh giá thực trạng và phát hiện các hạn chế trong tổ chức hoạt động phát triển thẩm mỹ. - Đề xuất biện pháp nâng cao hiệu quả tổ chức hoạt động phát triển thẩm mỹ. |