Xuất hiện máu báo chuyển dạ là dấu hiệu rõ ràng cho thấy mẹ bầu sắp đến ngày sinh. Tuy nhiên, cần bình tĩnh và quan sát kỹ những biểu hiện cơ thể để có biện pháp xử lý hợp lý.
Máu báo chuyển dạ là gì?
Máu báo chuyển dạ, hay còn gọi là máu báo sinh hoặc huyết hồng, là triệu chứng thường gặp ở giai đoạn cuối thai kỳ và là một trong những dấu hiệu phổ biến sắp sinh.
Trong những ngày cuối thai kỳ, mẹ bầu có thể thấy đáy quần lót xuất hiện vài vệt máu hồng kèm theo chất nhầy tiết từ âm đạo. Nguyên nhân của hiện tượng này là cổ tử cung bắt đầu mềm, căng ra và mở rộng để chuẩn bị cho quá trình sinh. Do đó, một số mạch máu nhỏ sẽ vỡ và làm máu kết hợp với dịch nhầy.
Nhiều mẹ bầu thường băn khoăn và khó phân biệt giữa máu báo chuyển dạ và bong nút nhầy cổ tử cung. Tuy nhiên, hai triệu chứng này thường xảy ra đồng thời và đều liên quan đến sự biến đổi của cổ tử cung.
Ra máu báo chuyển dạ thì sau bao lâu có thể sinh?
Khó xác định chính xác thời gian sinh thông qua máu báo chuyển dạ
Việc ước lượng thời gian sinh dựa vào máu báo chuyển dạ là rất khó. Thời gian này phụ thuộc vào cơ địa và kinh nghiệm sinh nở của từng người mẹ. Tuy nhiên, vẫn có những dấu hiệu giúp ước lượng để mẹ bầu chuẩn bị tốt hơn.
Mặc dù máu báo chuyển dạ là dấu hiệu sớm của quá trình sinh, nhưng thường xuất hiện trước khi sinh khoảng 1 tuần. Có thể lặp lại nhiều lần cho đến khi tử cung của mẹ bầu giãn nở.
Có trường hợp mẹ bầu sinh sau vài giờ hoặc sau 1-2 tuần kể từ khi ra máu báo sinh. Mẹ bầu nên chú ý đến các triệu chứng đi kèm như:
Rò rỉ, vỡ ối
Trước khi sinh, mẹ bầu có thể thấy chất dịch trong suốt, đó là nước ối bị rò rỉ hoặc vỡ khi chuẩn bị sinh. Nếu gặp dấu hiệu này, mẹ bầu nên đến ngay bệnh viện kiểm tra.
Nhiều mẹ bầu nhầm lẫn giữa rò rỉ dịch ối và tăng tiết dịch nhầy kèm máu báo chuyển dạ, nhưng hai hiện tượng này là khác nhau. Màu sắc của máu báo chuyển dạ cũng đa dạng và khác nhau nếu kèm theo bong nút nhầy cổ tử cung.
Cơn đau bụng dưới
Mẹ bầu cảm thấy đau bụng kéo dài cùng với cơn co thắt khoảng 10 phút mỗi lần, và tần suất càng tăng là dấu hiệu cho thấy cơn chuyển dạ sắp đến. Tuy nhiên, mẹ bầu cần phân biệt giữa các cơn chuyển dạ thật và giả bằng cách thay đổi tư thế và uống nhiều nước.
Nếu cơn đau không giảm đi mà ngày càng trở nên cường độ mạnh hơn, mẹ bầu nên nhập viện ngay.
Cơn đau lưng
Nếu mẹ bầu gặp đau lưng nặng, nên tham khảo ý kiến của bác sĩ
Nhiều mẹ bầu gặp đau phần lưng dưới dữ dội gần thời điểm chuyển dạ. Tuy nhiên, đa số trường hợp không quá nặng. Nếu cảm thấy đau vượt quá mức chịu đựng, mẹ bầu nên tham khảo ý kiến bác sĩ để giảm đau.
Cổ tử cung mở
Cổ tử cung mở là dấu hiệu chuẩn bị sinh chính xác nhất. Trong những tháng cuối của thai kỳ, mẹ bầu nên đi khám thai định kỳ hàng tuần để kiểm tra mở cổ tử cung và dự đoán thời điểm sinh.
Đặc điểm của máu báo chuyển dạ
- - Số lượng máu báo chuyển dạ ra ít: thường chỉ phát hiện được khi quần lót có vệt màu hồng. Hầu hết trường hợp máu báo chuyển dạ không nhiều đến mức phải dùng băng vệ sinh.
Ra máu báo chuyển dạ bao lâu thì cần nhập viện
Mẹ bầu nên chú ý các cơn co thắt ở giai đoạn cuối thai kỳ để dự đoán sắp sinh.
Nhiều mẹ bầu lo lắng và nhập viện khi thấy máu báo chuyển dạ. Tuy nhiên, cần theo dõi thêm các triệu chứng đặc trưng của chuyển dạ. Nếu ra máu báo chuyển dạ độc lập không kèm triệu chứng khác, thì cơn chuyển dạ có thể xảy ra từ vài ngày đến 2 tuần sau.
Thời điểm thích hợp để mẹ bầu nhập viện chuẩn bị sinh là khi có cơn co tử cung. Tiêu chuẩn của cơn co là 3 phút mỗi lần, tương đương với tần suất 3 lần mỗi 10 phút. Lúc này, cổ tử cung đã mở khoảng 2cm và sau khoảng 8-16 giờ, em bé sẽ chào đời.
Nếu mẹ bầu thấy máu ra quá nhiều trong 1-3 giờ, thấm ướt băng vệ sinh hoặc gây choáng, ngất, cần đến bệnh viện ngay bởi có thể là dấu hiệu của biến chứng nguy hiểm như:
- - Vỡ tử cung
- Nhau tiền đạo
- Nhau bong non
Khi thấy máu báo chuyển dạ, mẹ bầu cần chuẩn bị giỏ đồ đi sinh, vì có thể sắp đến thời điểm đón con chào đời. Hy vọng những thông tin này sẽ giúp mẹ bầu bổ sung kiến thức và chuẩn bị tốt cho giai đoạn quan trọng này.
Lưu ý các thông tin trên chỉ mang tính chất tham khảo. Để có thông tin chính xác, hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ hoặc chuyên gia.
Tổng hợp từ Ngọc Hà