Mẫu văn lớp 10: Dàn ý thuyết phục người khác từ bỏ quan niệm kỳ thị người khuyết tật mang đến 2 mẫu dàn ý chi tiết đầy đủ nhất. Qua dàn ý thuyết phục từ bỏ thói quen kì thị người khuyết tật các bạn sẽ hiểu được các điểm quan trọng để phát triển bài văn của mình thành công.
Kỳ thị người khuyết tật là thói quen không tốt của nhiều người. Do đó, chúng ta cần có lòng thông cảm, sẵn lòng chia sẻ và hỗ trợ những người khuyết tật khi họ gặp khó khăn, và cần phải từ bỏ quan niệm kì thị người khuyết tật ngay từ lúc này. Đồng thời, các bạn có thể xem thêm dàn ý thuyết phục người khác từ bỏ thói quen không làm bài tập về nhà.
Dàn ý thuyết phục người khác từ bỏ quan niệm kỳ thị người khuyết tật
A. Mở đầu
- Đề cập đến thói quen cần thuyết phục người khác từ bỏ: kì thị người khuyết tật.
- Đưa ra lí do hoặc mục đích viết bài luận: thuyết phục mọi người từ bỏ hành vi kì thị người khuyết tật.
=> Khẳng định cần loại bỏ thói quen kì thị người khuyết tật.
B. Phần chính
1. Thảo luận
- Định nghĩa cơ bản:
- Người khuyết tật: là những người mắc phải sự khiếm khuyết ở một hoặc nhiều phần trên cơ thể hoặc chịu giảm chức năng được thể hiện bằng những khó khăn trong sinh hoạt hàng ngày, học tập và lao động.
- Kì thị: là cách xã hội phản ứng tiêu cực đối với cá nhân
=> Kì thị người khuyết tật là hành vi loại trừ, tách biệt hoặc hạn chế cơ hội giao tiếp, tiếp xúc công bằng của người khuyết tật với cộng đồng.
- Nguyên nhân của kì thị người khuyết tật:
- Do quan điểm sai lầm
- Hiểu biết chưa đúng về người khuyết tật
- Công việc tuyên truyền, động viên để nâng cao nhận thức cũng như chính sách của Nhà nước về lĩnh vực này chưa thực sự rộng lớn và hiệu quả.
- Một số trường hợp người khuyết tật lợi dụng lòng tốt, lòng thương người của cộng đồng mà không cần sử dụng nỗ lực lao động.
2. Tác động tiêu cực
- Gây ra ảnh hưởng đến tinh thần của người khuyết tật
- Dẫn đến việc người khuyết tật không thể tham gia vào các hoạt động chung của xã hội.
- Giới hạn cơ hội của người khuyết tật
3. Lợi ích của việc từ bỏ quan niệm
- Giúp người khuyết tật trở nên mạnh mẽ và tự tin hơn.
- Mở ra cái nhìn tích cực và cởi mở hơn về bản thân.
- Giúp xã hội dần dần loại bỏ sự kì thị với người khuyết tật.
- Tạo ra một cuộc sống công bằng và đẹp đẽ hơn.
4. Hướng giải quyết cho việc từ bỏ quan niệm
- Tích cực học hỏi và hiểu biết về cộng đồng người khuyết tật, nhận thức về những đóng góp của họ và những thách thức mà họ đã phải đối mặt.
- Thay đổi cách suy nghĩ và quan điểm cá nhân
- Tham gia vào các tổ chức, hội nhóm hỗ trợ người khuyết tật: để hiểu sâu hơn về họ, hỗ trợ họ tăng cường khả năng giao tiếp xã hội, nâng cao nhận thức về quyền lợi của họ,…
C. Tóm lại
- Nhấn mạnh lại những lợi ích của việc từ bỏ thói quen kì thị người khuyết tật.
- Thể hiện lòng tin vào nỗ lực và hy vọng vào thành công của người được thuyết phục.
Dàn ý thuyết phục người khác từ bỏ quan điểm kỳ thị người khuyết tật
1. Giới thiệu: Tóm tắt vấn đề cần thuyết phục: cần từ bỏ quan điểm kỳ thị người khuyết tật.
2. Phần chính.
a) Định nghĩa quan điểm:
Kỳ thị người khuyết tật là sự khinh thường hoặc thiếu tôn trọng người khuyết tật do lý do của sự khuyết tật của họ.
b) Nguyên nhân của hành vi kỳ thị và phân biệt đối xử với người khuyết tật:
- Nhận thức của cộng đồng về chính sách và quyền lợi của người khuyết tật vẫn còn nhiều hạn chế.
- Một số người vẫn có quan điểm sai lầm về người khuyết tật, có những niềm tin mê tín không đúng hoặc một số quan niệm về sự nhận quả từ kiếp trước, …
c) Hậu quả của hành vi kỳ thị và phân biệt đối xử đối với người khuyết tật:
- Sự kỳ thị và phân biệt đối xử với người khuyết tật là nguyên nhân trực tiếp dẫn đến việc họ không được tích hợp vào các hoạt động văn hóa, chính trị, kinh tế, xã hội của xã hội.
- Sự kỳ thị và phân biệt đối xử cũng gây ra tỷ lệ thất nghiệp cao và gây ra trình độ học vấn thấp cho người khuyết tật, cũng là nguyên nhân khiến nhiều người khuyết tật bị mất cơ hội kết hôn và sinh con, mặc dù đây là những vấn đề rất quan trọng về mặt văn hoá.
3. Tổng kết: Tái khẳng định vấn đề.
Chúng ta cần hiểu biết và sẵn lòng hỗ trợ những người khuyết tật khi họ gặp khó khăn, và cần phải từ bỏ quan niệm kì thị người khuyết tật ngay từ bây giờ.