TOP 3 Đoạn văn suy nghĩ về Các nhà thơ của phong trào Thơ mới đã “dồn tình yêu quê hương trong tình yêu tiếng Việt giúp học sinh lớp 11 có thêm nhiều gợi ý học tập, nâng cao kiến thức để trả lời câu hỏi ở phần Kết nối đọc viết trang 89 sách Ngữ văn 11 Kết nối tri thức với cuộc sống tập 1. Bên cạnh đó, bạn có thể tham khảo thêm bài văn mẫu phân tích Một thời đại trong thi ca và nhiều tài liệu khác trong chuyên mục Văn 11 Kết nối tri thức.
Đoạn văn mẫu 1
Nhận xét về phong trào Thơ mới, Hoài Thanh cho rằng: Các nhà thơ phong trào Thơ mới đã “dồn tình yêu quê hương trong tình yêu tiếng Việt”. Trong bối cảnh đất nước lúc đó, có nhiều cách thể hiện lòng yêu nước… Các nhà Thơ mới đã dành tình yêu quê hương vào tình yêu với tiếng Việt. Bởi họ tin rằng, tiếng Việt là nơi gìn giữ linh hồn dân tộc qua thời gian. Vận mệnh của dân tộc được liên kết với vận mệnh của tiếng Việt. Họ sử dụng tiếng nói của dân tộc để viết thơ, duy trì tiếng nói và các dạng thơ mang bản sắc dân tộc. Qua những tác phẩm thơ, họ ca ngợi vẻ đẹp tự nhiên của quê hương, truyền đạt nỗi đau mất mát đất nước. Qua thơ, các nhà Thơ mới đã phát triển, đổi mới ngôn từ, làm cho tiếng Việt trở nên phong phú, tinh tế, hiện đại. Trong khi văn học trung đại sử dụng văn bằng chữ Hán, chữ Nôm (ảnh hưởng của chữ Hán) và các dạng thơ chủ yếu là Đường luật; thì các nhà Thơ mới sử dụng tiếng Việt, chữ quốc ngữ, tôn vinh các dạng thơ truyền thống như: thơ lục bát, thơ bốn chữ, thơ năm chữ… Họ coi tiếng nói của cha ông là là quà tặng quý giá, mang hồn dân tộc, nên đã sửa sang từ ngữ, hình ảnh. Tình yêu với tiếng Việt, với nghệ thuật thơ ca, với bản sắc văn hóa dân tộc của các nhà Thơ mới thể hiện sâu sắc phong phú. Đó là một biểu hiện tinh tế của tình yêu với quê hương và đất nước.
Văn mẫu 2
Quan điểm của Hoài Thanh cho rằng các nhà thơ của phong trào Thơ mới đã “dồn tình yêu quê hương trong tình yêu tiếng Việt”. Điều này thể hiện rõ giá trị của những bài thơ thuộc phong trào Thơ mới. Việc yêu ngôn ngữ dân tộc chính là một khía cạnh của tình yêu đất nước. Với sự sáng tạo của mình, các nhà thơ mới đã mang đến cho ngôn ngữ nước nhà một diện mạo phong phú. Tình yêu tiếng Việt thể hiện ở cách thức sáng tạo. Xuân Diệu đã dùng từ ngôn ngữ mạnh mẽ: “Tôi muốn tắt nắng đi/Cho màu đừng nhạt mất”. Hàn Mặc Tử sử dụng ngôn từ giàu hình ảnh và siêu thực: “Mơ khách đường xa, khách đường xa/Áo em trắng quá nhìn không ra”. Thơ mới giai đoạn 1930 – 1945 đem lại những cách diễn đạt mới, không gò bó. Điều đặc biệt là tình yêu quê hương mãnh liệt được thể hiện trong từng bài thơ. Các nhà thơ yêu quê hương, nhưng bất lực trước tình cảnh, nỗi buồn thời đại được gửi gắm vào thơ. “Quê mùa” của Nguyễn Bính là nỗ lực bảo tồn văn hóa truyền thống. Huy Cận thể hiện nỗi cô đơn trước cảnh tan nát của đất nước. Với những giá trị này, phong trào Thơ mới luôn được coi là “cú chuyển mình ngoạn mục” của văn học nước nhà.