Bài thơ 'Đêm nay Bác không ngủ' đã thể hiện Bác Hồ - người lãnh đạo gần gũi, đầy tình cảm. Chúng tôi giới thiệu tài liệu Mẫu văn lớp 6: Cảm nhận về bài thơ 'Đêm nay Bác không ngủ' của Minh Huệ.
Tài liệu này bao gồm 7 đoạn văn mẫu hay nhất dành cho học sinh lớp 6. Mời bạn đọc tham khảo ngay.
Cảm nhận về bài thơ 'Đêm nay Bác không ngủ' - Mẫu 1
Bài thơ 'Đêm nay Bác không ngủ' của Minh Huệ đã giúp tôi hiểu sâu hơn về Bác Hồ. Tác giả lấy cảm hứng từ chiến dịch Biên giới năm 1950, khi Bác Hồ đến mặt trận để chỉ huy. Mở đầu bài thơ là hình ảnh Bác ngồi thao thức trong đêm muộn, chăm lo cho bộ đội và nhân dân. Tình cảm gắn bó của Bác với đồng bào được thể hiện rất sâu sắc, qua những hành động chăm sóc đơn giản nhưng đầy ý nghĩa.
Cảm nhận về bài thơ 'Đêm nay Bác không ngủ' - Mẫu 2
Bác Hồ trong bài thơ 'Đêm nay Bác không ngủ' được Minh Huệ khắc họa rất chân thực. Tác phẩm lấy cảm hứng từ sự kiện trong chiến dịch Biên giới năm 1950, khi Bác Hồ dành thời gian suy nghĩ và lo lắng cho các chiến sĩ. Từ những hình ảnh giản dị, tác giả đã làm nổi bật tấm lòng yêu thương và sự gắn bó của Bác Hồ với nhân dân.
Cảm nhận về bài thơ 'Đêm nay Bác không ngủ' - Mẫu 3
Khi đọc 'Đêm nay Bác không ngủ' của Minh Huệ, tôi đã thấy rõ hình ảnh của Bác Hồ - một con người có trái tim rộng lớn, đầy tình yêu thương. Bài thơ lấy cảm hứng từ chiến dịch Biên giới cuối năm 1950, khi Bác Hồ ra mặt trận chỉ huy cuộc chiến. Mở đầu bài thơ là hình ảnh một anh đội viên tỉnh giấc trong đêm, nhưng Bác vẫn ngồi đó, chưa ngủ. Qua cảm nhận của anh đội viên, Bác Hồ hiện lên thật gần gũi, thân thiện. Cách gọi 'Người Cha mái tóc bạc' cho thấy tình cảm gắn bó chặt chẽ. Đối với anh đội viên, Bác cũng giống như người cha luôn quan tâm, chăm lo cho những đứa con. Hành động Bác đi 'dém chăn' để bộ đội không tỉnh giấc khiến tôi rất ấn tượng. Điều đó càng giúp tôi cảm nhận rõ ràng hơn về lòng yêu thương, quan tâm và lo lắng sâu sắc của Bác dành cho các chiến sĩ. Đặc biệt nhất, tấm lòng yêu thương sâu sắc của Bác dành cho bộ đội và nhân dân còn được thể hiện rất rõ. Khi nghe anh đội viên đòi Bác phải đi ngủ sớm, Bác đã nói lí do là vì thương đoàn dân công. Đọc đến đây, chúng ta cảm thấy cảm phục và yêu mến thêm con người vĩ đại của dân tộc. Dù là một vị lãnh tụ, nhưng Bác vẫn quan tâm đến cuộc sống của đoàn dân công. Bác lo lắng cho họ từ miếng ăn, cái mặc đến giấc ngủ. Từ những sự việc bình thường, với lối diễn đạt giản dị và trong sáng, tác giả giúp cho người đọc thấy được sự gắn bó chặt chẽ giữa Bác Hồ và đồng bào, chiến sĩ - đồng thời làm sáng tỏ phẩm chất cao đẹp của Chủ tịch Hồ Chí Minh.
Ghi lại cảm xúc về bài thơ 'Đêm nay Bác không ngủ' - Mẫu 4
Bài thơ 'Đêm nay Bác không ngủ' là một tác phẩm nổi tiếng của nhà thơ Minh Huệ. Tác phẩm lấy cảm hứng từ sự kiện trong chiến dịch Biên giới cuối năm 1950, khi Bác Hồ trực tiếp ra mặt trận để chỉ huy cuộc chiến đấu của bộ đội và nhân dân. Hình ảnh Bác thức trắng đêm lo lắng cho đoàn dân công khiến tôi cảm thấy yêu mến và kính phục. Qua cảm nhận của anh đội viên trong bài thơ, Bác hiện lên như một người cha già đang chăm lo cho những đứa con của mình. Điều đó khiến Bác hiện lên thật gần gũi, thân thiện. Tôi cũng có thể thấy được tình cảm yêu nước thương dân, cống hiến vì cách mạng của Bác là vô bờ bến. Bác là một người cha vĩ đại của toàn thể nhân dân Việt Nam. Như vậy, bài thơ đã giúp tôi cảm nhận được tình cảm sâu sắc của Bác Hồ dành cho nhân dân, đất nước. Bài thơ còn cho tôi thấy được sự biết ơn, trân trọng và kính yêu của nhân dân khi được làm việc cùng Bác.
Ghi lại cảm xúc về bài thơ 'Đêm nay Bác không ngủ' - Mẫu 5
Bài thơ 'Đêm nay Bác không ngủ' của Minh Huệ là một tác phẩm hay viết về Bác Hồ. Khi đọc bài thơ 'Đêm nay Bác không ngủ', người đọc đã cảm nhận được tấm lòng yêu thương sâu sắc, rộng lớn của Bác với bộ đội và nhân dân cũng như tình cảm yêu kính, cảm phục của người chiến sĩ đối với lãnh tụ. Bài thơ giống như một câu chuyện kể lại của người chiến sĩ về một đêm chứng kiến sự việc Bác Hồ không ngủ. Hình ảnh Bác được phác họa qua đôi mắt của một người chiến sĩ. Bác hiện lên với sự 'lặng lẽ', 'trầm ngâm' mặc cho mưa gió giá rét ở ngoài kia. Dù là một vị chủ tịch nước, nhưng Bác vẫn luôn đồng cam cộng khổ, kề vai sát cánh cùng những người chiến sĩ. Người luôn hiểu được mọi gian khổ lẫn hiểm nguy mà họ đã trải qua và dành cho những người chiến sĩ những tình cảm cùng sự quan tâm, săn sóc đặc biệt, thể hiện ngay ở những hành động nhỏ nhất như 'đi dém chăn' cho từng người bằng bước chân nhẹ nhàng. Những cử chỉ ân cần quan tâm đó đã khiến anh đội viên cảm thấy ấm áp: 'Bóng Bác cao lồng lộng/Ấm hơn ngọn lửa hồng'. Bác giống như ông Bụt, ông Tiên xuất hiện giữa khung cảnh phảng phất không khí cổ tích (dưới mái lều tranh, trong đêm khuya, giữa rừng sâu). Mạch cảm xúc của bài thơ được đẩy lên cao khi lần thứ ba anh đội viên thức dậy. Anh thấy Bác vẫn còn thức giấc, anh lo lắng cho sức khỏe của Bác trước chặng đường hành quân khó khăn phía trước. Bức chân dung của Bác hiện lên dưới ngòi bút của nhà thơ Minh Huệ thật giản dị, gần gũi nhưng cũng vô cùng vĩ đại. Bài thơ đã khắc họa được một bức chân dung sáng ngời của Bác với tình yêu thương bao la rộng lớn.
Ghi lại cảm xúc về bài thơ 'Đêm nay Bác không ngủ' - Mẫu 6
“Đêm nay Bác không ngủ” của Minh Huệ đã để lại ấn tượng sâu sắc trong lòng bạn đọc. Bài thơ giống như một câu chuyện kể về Bác Hồ. Đồng thời qua một vài chi tiết miêu tả, chúng ta cũng thấy rõ hơn về chân dung của Người. Nhân vật trong bài thơ là anh đội viên chợt tỉnh giấc, nhìn thấy Bác vẫn ngồi đó chưa ngủ làm anh cảm thấy vô cùng ngạc nhiên. Cả ngày hành quân vất vả, đêm đến là lúc mọi người cần ngủ để đủ sức mai tiếp tục hành quân. Nhưng Bác ngồi đó dưới mái lều tranh xơ xác, ngoài trời mưa lâm thâm gợi cho tôi cảm nhận sự gần gũi, giản dị của một vị lãnh tụ. Nhà thơ Minh Huệ tiếp tục khắc họa những hành động của Bác như đốt bếp lửa hồng để sưởi ấm cho các chiến sĩ ngon giấc trong đêm đông lạnh giá giữa núi rừng phương Bắc. Hình ảnh ẩn dụ “Người cha mái tóc bạc/Đốt lửa cho anh nằm” đã cho thấy tình cảm sâu sắc dành cho Bác cũng giống như tình cảm giữa những người thân yêu ruột thịt. Dù là một vị chủ tịch nước, nhưng Bác vẫn luôn đồng cam cộng khổ, kề vai sát cánh cùng những người chiến sĩ. Người luôn hiểu được mọi gian khổ lẫn hiểm nguy mà họ đã trải qua và dành cho những người chiến sĩ những tình cảm cùng sự quan tâm, săn sóc đặc biệt, thể hiện ngay ở những hành động nhỏ nhất như “đi dém chăn” cho từng người bằng bước chân nhẹ nhàng. Có thể thấy rằng, việc sử dụng yếu tố tự sự và miêu tả đã giúp cho bài thơ trở nên hấp dẫn hơn.
Ghi lại cảm xúc về bài thơ 'Đêm nay Bác không ngủ' - Mẫu 7
“Đêm nay Bác không ngủ” là một bài thơ thành công nhất về Bác Hồ. Tác phẩm đã thể hiện tấm lòng yêu thương sâu sắc, rộng lớn của Bác đối với bộ đội và nhân dân. Đồng thời thể hiện tình cảm yêu kính, cảm phục của người chiến sĩ đối với vị lãnh tụ của dân tộc. Hình tượng trung tâm của tác phẩm là Bác Hồ được miêu tả qua cái nhìn và tâm trạng của người chiến sĩ, qua những lời đối thoại giữa hai người. Trong đêm khuya, anh đội viên tỉnh dậy và thấy Bác vẫn ngồi bên bếp lửa, anh ngạc nhiên vì trời đã khuya lắm rồi mà Bác vẫn ngồi trầm ngâm bên bếp lửa. Từng hành động của Bác giống như một người cha đang lo lắng, chăm sóc cho những đứa con của mình. Trời càng về khuya, nhưng Bác vẫn chưa ngủ khiến anh cảm thấy lo lắng hơn. Đến khi biết được lí do Bác vẫn chưa ngủ, anh lại càng cảm động, khâm phục. Bác vẫn còn thức vì lo cho bộ đội, dân công hay cũng chính là lo cho cuộc kháng chiến gian khổ của dân tộc nhằm giành lại chủ quyền độc lập, tự do. Khi đọc “Đêm nay Bác không ngủ”, người đọc cảm thấy thật xúc động trước tình cảm của vị lãnh tụ với chiến sĩ và nhân dân.