Viết đoạn văn cảm nhận về bé Thu với 8 mẫu tốt nhất, giúp học sinh hiểu sâu hơn về mối quan hệ cha con trong truyện 'Chiếc lược ngà' của Nguyễn Quang Sáng.
Bé Thu là một cô bé nghịch ngợm, đầy tính nghịch nhưng cũng rất ấm áp với cha. Hãy đọc bài viết dưới đây để thấy rõ những biến động tâm trạng phức tạp của bé Thu từ khi cô gặp cha đến khi nhận ra tình cảm của mình.
Đề bài: Viết đoạn văn ngắn miêu tả cảm nhận về nhân vật bé Thu trong truyện 'Chiếc lược ngà' của Nguyễn Quang Sáng.
Viết đoạn văn cảm nhận về nhân vật bé Thu - Mẫu 1
Bé Thu là nhân vật chính trong câu chuyện, được tác giả mô tả một cách tỉ mỉ và sắc nét. Cô bé mang trong mình nhiều đặc điểm như bướng bỉnh, gan dạ nhưng cũng rất dũng cảm và kiên quyết. Sự nhất quán trong tính cách của bé Thu đã tạo nên sự ấn tượng mạnh mẽ đối với độc giả.
Viết đoạn văn cảm nhận về nhân vật bé Thu - Mẫu 2
Tác phẩm 'Chiếc lược ngà' của Nguyễn Quang Sáng đã thành công trong việc xây dựng nhân vật bé Thu - một cô bé có tính cách đặc biệt và tình cảm gia đình sâu nặng. Bé Thu đã góp phần tạo nên giá trị nhân văn sâu sắc cho tác phẩm, để lại ấn tượng sâu đậm trong lòng độc giả.
Viết đoạn văn cảm nhận về nhân vật bé Thu - Mẫu 3
Nói về truyện ngắn Chiếc lược ngà của nhà văn Nguyễn Quang Sáng, nhân vật bé Thu là một nhân vật đã để lại cho chúng ta những ấn tượng sâu sắc. Thu là một cô bé tầm 7,8 tuổi, tóc cắt ngắn, ở cô toát lên sự bướng bỉnh, nghịch ngợm, gan lì, thông minh nhưng lại rất giàu tình cảm. Những năm tháng ông Sáu - ba của cô bé chiến đấu ở ngoài chiến trường cũng là từng ấy thời gian Thu sống thiếu tình cảm của cha.Nhưng đến khi ông sáu trở về cô lại nhất quyết không nhận cha, cự tuyệt lại mọi tình cảm, khiến cho ông không khỏi buồn rầu. không phải vì cô là một đứa trẻ hư, không phải cô ghét ông Sáu mà vì tình yêu ba của cô quá sâu nặng, Trong trí óc non nớt của một đứa trẻ chưa hiểu chuyện, chưa hiểu về vết sẹo dài đáng sợ trên mặt ông Sáu, Thu yêu ba, nhớ mong về ba, tình yêu ấy đặt lên mức tôn thờ, không gì có thể lay chuyển nổi. Đó cũng chính là lí do khi hiểu ra mọi chuyện thì tình yêu ba lại trở nên mãnh liệt đến vậy. Thu không để ba đi, tiếng ba đầu tiên và cũng là lần cuối cùng ấy tạo nên sức mạnh lớn, ám ảnh sâu trong tâm trí người đọc về một cô bé có tình yêu thương ba tha thiết.
Viết đoạn văn cảm nhận về nhân vật bé Thu - Mẫu 4
Nếu nói về tình phụ tử chúng ta không thể nào không nhắc đến tác phẩm ' Chiếc lược ngà' của Nguyễn Quang Sáng. Tác giả đã khắc họa được rõ nét nhất về tình cảm của ông Sáu và bé Thu. Nhân vật bé Thu qua tính cách, hành động, lời nói đã làm cho nội dung của tác phẩm thêm độc đáo. Bé Thu là một cô bé bướng bỉnh, đầy cá tính và cũng có tình yêu ba vô cùng sâu sắc. Thu yêu quý người cha của mình rất nhiều, và trong tiềm thức của em em chỉ có một người ba duy nhất, đó là người ba trong tấm hình chụp chung với má. Đối với Thu, tình cảm cha con là tình cảm vô cùng thiêng liêng và nó không dễ dàng gì để thay thế bằng một tình cảm khác. Chính vì thế mà khi ông Sáu- ba em đi lính trở về với một vết thẹo dài trên má, em đã nhất quyết không nhận ba. Không phải vì Thu không yêu quý ba của mình mà chiến tranh với sự tàn khốc của nó đã hủy hoại đi khuôn dạng của một con người để rồi ngày ông Sáu trở về Thu không còn nhận ra được ba mình nữa. Ông Sáu hoàn toàn khác với người ab trong tấm hình mà em đã được xem. Vết thẹo kia chính là dấu tích tàn khốc của chiến tranh để lại trên da thịt của ông Sáu. Nó khiến ông trở nên khác lạ và hoàn toàn xa cách với bé Thu. Cho rằng đây không phải cha mình, thế nên Thu hoàn toàn khước từ mọi tình cảm mà ông Sáu dành cho. Vậy là bi kịch diễn ra. Trong khi một người cha hết mực thương nhớ con, chỉ có ba ngày nghỉ phép ngắn ngủi để về thăm nhà và ở bên con thì đứa con lại không nhận cha, hơn thế nó còn có những thái độ và hành động không phải phép với cha. Tất cả những điều ấy càng tô đậm tình thương, nỗi nhớ ba và tình cảm chân thành mà Thu dành cho ba của mình. Em không nhận ba vì trong tim em chỉ có một người ba duy nhất, một người ba mà em dành trọn tình yêu thương và không một ai có thể thay thế vị trí ấy của ba trong lòng em được. Và cứ tưởng rằng, một cô bé ngang bướng như vậy sẽ chẳng chịu nhận ba. Thế nhưng, khi em biết được sự thật, em đã không ngần ngại chạy đến níu giữ chân ba, hôn lên vết thẹo trên mặt ba mình. Điều đó là minh chứng rõ nét nhất cho tình cảm cha con thiêng liêng mà không một thế lực bạo tàn nào có thể hủy hoại được, ngay cả đó là sự khốc liệt của chiến tranh.
Viết đoạn văn cảm nhận về nhân vật bé Thu - Mẫu 5
Khi đọc tác phẩm “Chiếc lược ngà” của nhà văn Nguyễn Quang Sáng, chắc hẳn ai cũng nhận định rằng Thu là một đứa trẻ bướng bỉnh và ngang ngạnh nhưng lại có một tình cảm thật sâu nặng đối với người cha của mình. Thu quả là thật bướng khi nhất quyết không chịu nhận ông Sáu là cha cho dù ông đã dành trọn hết tình cảm cho Thu sau 8 năm ròng xa cách. Cũng phải thôi vì từ khi sinh ra đã bao giờ em được biết đến cha, đã bao giờ em được cha chở che, âu yếm. Có lẽ vì khoảng cách giữa tình cha con trong những tháng ngày bom đạn quá xa vời nên Thu tỏ ra thật thờ ơ và lạnh nhạt trước mọi tình cảm mà ông Sáu dành cho mình. Thu nào có hay biết những tháng ngày nơi chiến khu cha em đã nhớ về em và mong đứa con thơ cất lên gọi mình một tiếng ba, Thu nào có hay biết tâm trạng cha đau khổ bao nhiêu khi người con yêu thương, bé bỏng của mình lại thốt lên gọi mình bằng hai tiếng”người ta”, ôi sao nghe xa lạ quá. Không những thế Thu còn đành lòng hất đổ cái trứng cá to vàng mà cha gắp cho mình. Bị cha đánh nhưng Thu không hề khóc mà lẳng lặng gắp trứng cá bỏ vào chén rồi chạy sang nhà ngoại. Hôm sau biết tin ông Sáu trở về đơn vị, Thu đã khóc, em khóc nhiều lắm. Em khóc vì em đã biết ông Sáu là cha, em đã biết em đã bỏ qua tình cảm thiêng liêng giữa em và cha mà suốt 8 năm nay em hằng mong ước. Em hôn tóc, hôn cổ, hôn vai và hôn cả vết thẹo dài trên má của ba, dang hai chân câu chặt lấy ba sao cảm động và thiêng liêng quá. Các bạn thấy đấy nhân vật bé Thu trong truyện ngắn “Chiếc lược ngà” của nhà văn Nguyễn Quang Sáng không những là một đứa bé cứng cỏi, ngang ngạnh mà còn là một cô bé có một tình cảm nồng nàn mãnh liệt đối với người cha của mình.
Bé Thu, một nhân vật đầy tình cảm và nghịch ngợm trong tác phẩm 'Chiếc lược ngà' của Nguyễn Quang Sáng, đã để lại cho người đọc những ấn tượng sâu sắc. Tình yêu cha của bé được miêu tả một cách chân thành và rõ ràng qua những hành động bướng bỉnh nhưng đầy tình cảm. Mỗi lời nói, mỗi hành động của bé đều thể hiện sự mong chờ và khao khát gặp lại người cha mình từ khi còn nhỏ. Đến khi người cha trở về, dù có khó khăn và sự khác biệt, tình cảm của bé vẫn không ngừng trỗi dậy, làm cho người đọc cảm thấy ấm áp và xúc động.
Tác phẩm 'Chiếc lược ngà' của Nguyễn Quang Sáng đã vẽ lên một hình ảnh đầy cảm xúc về tình cha con trong bối cảnh chiến tranh. Nhân vật bé Thu, một đứa trẻ chỉ mới tám tuổi nhưng đã mang trong mình một tình yêu cha sâu đậm. Sự khắc khoải, mong đợi và kỳ vọng của bé khi người cha trở về là điều làm cho tác phẩm này trở nên cảm động và ý nghĩa. Tình yêu cha con được thể hiện qua những hành động bướng bỉnh nhưng lại đầy tình cảm của bé Thu, khiến cho người đọc không thể không cảm thông và đồng cảm.
Tình cảm cha con trong tác phẩm 'Chiếc lược ngà' được thể hiện qua nhân vật bé Thu một cách chân thành và sâu sắc. Mặc dù chỉ mới là một đứa trẻ, bé Thu đã biết khắc khoải nhớ nhung người cha từ khi còn nhỏ. Khi người cha trở về, mặc dù có sự khác biệt và khó khăn, tình yêu của bé dành cho cha vẫn không hề giảm đi. Điều này làm cho người đọc cảm thấy xúc động và sưởi ấm trong lòng.
Bé Thu trong tác phẩm 'Chiếc lược ngà' là một biểu tượng của tình cảm cha con trong hoàn cảnh khó khăn. Dù chỉ mới tám tuổi, bé đã hiểu và cảm nhận được tình yêu của cha từ khi còn nhỏ. Khi người cha trở về, mặc dù có sự khác biệt và khó khăn, tình cảm của bé vẫn không ngừng trỗi dậy, làm cho người đọc cảm thấy xúc động và đồng cảm.
Tình cha con trong tác phẩm 'Chiếc lược ngà' được thể hiện một cách chân thành và sâu sắc qua nhân vật bé Thu. Dù chỉ mới là một đứa trẻ, bé đã mang trong mình một tình yêu cha sâu đậm. Sự mong chờ và khắc khoải khi người cha trở về là điều làm cho tác phẩm này trở nên cảm động và ý nghĩa. Tình cảm thiêng liêng và sâu sắc giữa cha và con được thể hiện qua những hành động và suy nghĩ của bé Thu, làm cho người đọc không thể không cảm thông và đồng cảm.
Trong tác phẩm 'Chiếc lược ngà' của Nguyễn Quang Sáng, nhân vật bé Thu đã được mô tả một cách tinh tế và đầy cảm xúc. Tình cảm phụ tử giữa bé Thu và cha là điểm nhấn chính, được thể hiện qua những biểu hiện đầy ấn tượng của bé. Mặc dù gặp khó khăn và hiểu lầm ban đầu, nhưng tình yêu của bé dành cho cha vẫn không ngừng trỗi dậy, tạo nên một câu chuyện cảm động và ý nghĩa về gia đình và tình thương cha con trong hoàn cảnh chiến tranh.