Kfir là máy bay chiến đấu đa chức năng một chỗ ngồi do Tập đoàn Công nghiệp Hàng không Israel (IAI) sản xuất. Chiếc Kfir đầu tiên được giao cho Không quân Israel (IAF) vào năm 1975 và đưa vào sử dụng năm 1976. Kfir trong tiếng Hebrew có nghĩa là “sư tử con”.
Trước khi Kfir ra đời, IAF sử dụng chiến đấu cơ Mirage 5 của Pháp. Tuy nhiên, nhiều vấn đề về động cơ Atar 9 trên máy bay này đã thúc đẩy Israel phát triển chiếc Kfir của riêng mình. Kfir có thể được sử dụng làm máy bay chiến đấu đa năng hoặc máy bay ném bom kết hợp chiến đấu.
Chiến đấu cơ Kfir có một loạt các biến thể đa dạng. IAI đã sản xuất hơn 220 chiếc Kfir từ các dòng cơ bản như Kfir C1, C2, C7 cho đến các phiên bản huấn luyện (TCx) và trinh sát (RCx). Kfir bắt đầu hoạt động vào ngày 9/11/1977 trong cuộc tấn công vào Tel Azia, một căn cứ ở Lebanon và đã hoàn thành nhiệm vụ.
Kfir TC2 là phiên bản nâng cấp của Kfir C2, được thiết kế làm máy bay huấn luyện. Kfir C2 có hai dãy giá treo vũ khí song song dưới thân máy bay và hai dãy nữa nằm dưới mỗi cánh. Tương tự, Kfir TC7 là bản nâng cấp của C7 và cũng là phiên bản huấn luyện 2 chỗ ngồi.
Trước khi Kfir ra đời, IAF sử dụng chiến đấu cơ Mirage 5 của Pháp. Tuy nhiên, nhiều vấn đề về động cơ Atar 9 trên máy bay này đã thúc đẩy Israel phát triển chiếc Kfir của riêng mình. Kfir có thể được sử dụng làm máy bay chiến đấu đa năng hoặc máy bay ném bom kết hợp chiến đấu.
Các biến thể
Chiến đấu cơ Kfir có một loạt các biến thể đa dạng. IAI đã sản xuất hơn 220 chiếc Kfir từ các dòng cơ bản như Kfir C1, C2, C7 cho đến các phiên bản huấn luyện (TCx) và trinh sát (RCx). Kfir bắt đầu hoạt động vào ngày 9/11/1977 trong cuộc tấn công vào Tel Azia, một căn cứ ở Lebanon và đã hoàn thành nhiệm vụ.
Kfir TC2 là phiên bản nâng cấp của Kfir C2, được thiết kế làm máy bay huấn luyện. Kfir C2 có hai dãy giá treo vũ khí song song dưới thân máy bay và hai dãy nữa nằm dưới mỗi cánh. Tương tự, Kfir TC7 là bản nâng cấp của C7 và cũng là phiên bản huấn luyện 2 chỗ ngồi.
Kfir TC2 với 2 chỗ ngồi, có phần mũi dài và thấp xuống để nâng cao tầm nhìn của phi công.
Chiếc Kfir C10 khác biệt với các phiên bản khác nhờ được trang bị radar Elta EL/M-2032, mũ bảo hiểm tích hợp màn hình và hệ thống quang học, cùng với hai màn hình đa chức năng kích thước 127mm × 177mm. Kfir TC10 dành cho Không quân Colombia là phiên bản cải tiến của TC7.
Kfir C10 của Ecuador.
IAI cũng chế tạo Kfir F-21 để phục vụ các chương trình huấn luyện của Hải quân và Không quân Mỹ.
Chiếc Kfir C7 được xem là phiên bản hoàn hảo nhất của dòng máy bay này, với buồng lái nâng cấp, hệ thống điện tử hàng không tiên tiến, khả năng tiếp nhiên liệu trên không và tích hợp bom thông minh.
Kfir C7.
Thiết kế
Kfir của Không quân Colombia.
Hệ thống vũ khí
Máy bay chiến đấu Kfir được trang bị pháo 30 mm, đạn rocket, bom và tên lửa. Nó sử dụng các loại tên lửa không đối không như Python 3, Python 4, Python 5, Alto, Derby và các tên lửa không đối đất như Gabriel và NT-Dandy.
Kfir C2 cùng các vũ khí tại Căn cứ Không quân Hatzerim, 2006.
Kfir C7 được trang bị thêm hai giá treo, sử dụng vũ khí thông minh, hệ thống radar Doppler Elta EL/M-2021B, buồng lái hiện đại với các thiết bị điện tử tiên tiến, hệ thống điều khiển HOTAS (tay ga và cần điều khiển) và khả năng tiếp nhiên liệu trên không.
Động cơ và hiệu suất
Ban đầu, IAI đã cân nhắc giữa hai loại động cơ là General Electric J79-GE-17 (phản lực luồng) và Rolls-Royce Spey (phản lực cánh quạt) để trang bị cho Kfir. Cuối cùng, họ đã chọn sử dụng J79-GE-17, bắt đầu được GE Aviation sản xuất từ năm 1955. Động cơ này được bảo vệ bởi một lớp chắn nhiệt bằng titan.
Những chiếc Kfir được trang bị động cơ phản lực J79-J1E, là phiên bản nội địa hóa của J79-GE-17. Với hiệu suất của J79, Kfir C7 có thể bay ở độ cao gần 18.000 mét với tốc độ tối đa 2.440 km/giờ. Trọng lượng cất cánh tối đa là 16.500 kg và phạm vi chiến đấu có thể dao động từ 670-1.000 km.
Bảng thông số của phiên bản Kfir C7.
Các nước sử dụng
Colombia là khách hàng lớn nhất của Kfir. Vào cuối năm 2007, Không quân Colombia (FAC) đã ký hợp đồng nhiều năm trị giá 150 triệu USD với IAI để nâng cấp các máy bay Kfir hiện có của họ bằng công nghệ tiên tiến và cung cấp thêm máy bay mới. Kfir được sản xuất tại cơ sở Lahav của Tập đoàn Hàng không Quân sự Israel.
IAI đã giao lô máy bay Kfir nâng cấp đầu tiên cho FAC vào ngày 22/6/2009. Ngoài ra, Không quân Sri Lanka và Ecuador (FAE) cũng là khách hàng của Kfir.
Khoảng 27 chiếc đã được Hải quân và Thủy quân lục chiến Mỹ thuê để sử dụng trong các hoạt động huấn luyện không chiến khác nhau. Hải quân Mỹ sử dụng Kfir như máy bay đối kháng để hỗ trợ các hoạt động huấn luyện này.
Máy bay chiến đấu Kfir là minh chứng cho sự linh hoạt, đổi mới và khả năng vượt qua thách thức của Israel. Lịch sử và khả năng độc đáo của nó đã tạo nên một phần ấn tượng trong biên niên sử của ngành hàng không quân sự.
Theo [1], [2].