Việc mẹ bầu phải đứng lâu có thể gây đau lưng và ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe của thai nhi. Tuy nhiên, nhiều mẹ bầu vẫn phải đứng lâu do công việc yêu cầu. Bài viết này sẽ giúp mẹ bầu hiểu rõ hơn về nguy cơ của việc đứng lâu và cách để vượt qua những ảnh hưởng không tốt.
Tác động của việc mẹ bầu đứng lâu đối với sức khỏe và thai nhi như thế nào?
Khi mẹ bầu đứng lâu, đặc biệt là trong giai đoạn cuối của thai kỳ, có thể gây đau lưng và khó chịu ở chân. Hơn nữa, việc đứng lâu có thể làm giảm lưu lượng máu đến thai nhi, giảm khả năng cung cấp oxy và dưỡng chất, ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi.
Phụ nữ mang thai phải đứng lâu hơn 25 giờ mỗi tuần có thể sinh ra em bé nhẹ hơn từ 148-198g so với những em bé được sinh ra bởi phụ nữ không phải đứng lâu như vậy.
Đứng lâu khi mang thai ảnh hưởng không tốt đến mẹ và thai nhi. Nguồn ảnh: Canva
Hơn nữa, mẹ bầu đứng lâu trong nhiều giờ liền đôi khi có thể làm trầm trọng thêm các triệu chứng khi mang thai như sau:
- Phù nề: Phù chân là hiện tượng phổ biến khi mang thai. Lượng nước thừa trong cơ thể có xu hướng tích tụ ở chân. Nếu mẹ bầu đứng lâu có thể làm trầm trọng thêm tình trạng bệnh.
- Đau vùng xương chậu: Đứng trong nhiều giờ liền, đặc biệt là đứng bằng một chân có thể làm cơn đau trở nên nghiêm trọng.
- Thay đổi huyết áp
- Nguy cơ sinh non: Đứng lâu có thể làm tăng nguy cơ sảy thai hoặc sinh non.
Mẹ bầu cần đứng trong thời gian bao lâu khi mang thai?
Mẹ bầu có thể đứng miễn là cảm thấy thoải mái, không bị đau chân hoặc khó chịu ở lưng. Nếu công việc của bạn đòi hỏi phải đứng trong một thời gian dài, thì bạn nên di chuyển chân thường xuyên và đi bộ hoặc gác một chân lên chiếc ghế đẩu nhỏ để cảm thấy dễ chịu hơn.
Bài viết liên quan: Bà bầu ăn mặn có sao không? Tiềm tàng nguy cơ mẹ bầu bị tiền sản giật vì ăn mặn
Mẹ bầu có cách nào để vượt qua ảnh hưởng của việc đứng lâu khi mang thai?
Thay vì đứng lâu, mẹ bầu nên đi lại nhẹ nhàng để kích thích lưu thông máu. Nguồn ảnh: Pexels
Đứng không phải vấn đề, miễn là mẹ bầu đi lại thoải mái. Nhưng nếu phải đứng lâu, bạn có thể áp dụng các biện pháp sau:
- Chọn giày dép và lót giày phù hợp để đi đứng thoải mái.
- Mang vớ nén để tăng cường lưu thông máu và ngăn chân sưng phù.
- Đeo đai hỗ trợ thai sản để giảm đau lưng ở giai đoạn cuối thai kỳ thứ hai.
- Thường xuyên đi bộ nhẹ nhàng để tăng cường lưu thông máu và hỗ trợ sinh nở.
- Uống đủ nước và trái cây tươi để tránh mất nước.
- Liên hệ với quản lý để chuyển sang công việc ít đứng nếu cần thiết.
- Ngủ nghiêng về bên trái để tăng lưu thông máu và giảm sưng.
Hãy nghỉ ngơi và thư giãn nếu bạn cảm thấy mệt mỏi khi mang thai.
Phần hỏi đáp
Đứng lâu có thể gây sảy thai?
Theo Viện Quốc gia về An toàn và Sức khỏe Lao động, đứng lâu có thể tăng nguy cơ sảy thai, tuy nhiên, không có mối liên hệ trực tiếp giữa việc đứng lâu và sảy thai.
Mẹ bầu đứng lâu có thể gây chuyển dạ sớm?
Trong thai kỳ, đứng lâu có thể gây chuyển dạ sớm, đặc biệt đối với những người có nguy cơ chuyển dạ sinh non, nhưng không nên lo lắng quá nhiều về điều này.
Trong thai kỳ, mẹ bầu cần chăm sóc sức khỏe và giảm thiểu các biến chứng. Đứng lâu có thể gây đau lưng, phù chân hoặc tăng nguy cơ sinh non. Hãy nghỉ ngơi sau khi đứng lâu và sử dụng thiết bị hỗ trợ như dây đai bà bầu.
Nếu mẹ bầu cảm thấy đau đớn do đứng lâu, hãy thăm bác sĩ để được điều trị kịp thời.
Hoài Thương tổng hợp từ Momjunction