Trẻ thường hay mè nheo, làm nũng khiến mẹ không biết phải xử lý như thế nào, vậy hãy học ngay cách này để “đối phó” với trẻ có tính mè nheo.
Tùy vào tính cách của mỗi đứa trẻ mà tần suất mè nheo sẽ nhiều hay ít thế nhưng mè nheo vẫn là tình trạng chung của hầu hết bạn nhỏ khiến bố mẹ đau đầu, đôi khi phải cáu gắt vì không thể dỗ được con mình, vậy hãy cùng học ngay mẹo hay để đối phó tính mè nheo của bé nhé.
Nguyên nhân khiến trẻ thường hay mè nheo, khóc nhè dù đã lớn
Con cho rằng mình là trung tâm
Con cho rằng mình là trung tâmCon thường tự cho mình là trung tâm nên khi không hài lòng về điều gì đó sẽ thể hiện thái độ tiêu cực. Nguyên nhân có thể là do trẻ được chiều chuộng, bao bọc quá mức từ nhỏ nên khi lớn lên con cảm thấy hiển nhiên mình vẫn được đặc biệt như lúc nhỏ.
Vì thế, khi những việc con không thích, con sẽ khóc nức nở, bởi vì con biết rằng khi khóc, con có thể làm bố mẹ phải theo ý con.
Con cảm thấy không an toàn
Con cảm thấy không an toànKhi con khóc cũng có thể là con cảm thấy mình không được quan tâm, con cho rằng mọi người đều quên con nên con khóc để thu hút sự chú ý.
Vì vậy, trẻ con dù đã biết nói nhưng vẫn không thể diễn đạt hết tâm trạng của mình bằng lời nói, khi đó chúng chỉ có thể khóc để thông báo với bố mẹ. Do đó, bố mẹ cần phải quan tâm ngay khi con khóc, nếu không, con sẽ cảm thấy cô đơn và buồn bã hơn.
Con muốn tự quyết định, làm theo ý mình nhưng chưa đủ khả năng
Con muốn tự quyết định, làm theo ý mình nhưng chưa đủ khả năngMột trong những lý do khiến trẻ khóc là mong muốn tự làm, tự quyết định nhưng chưa đủ khả năng gây ra cảm giác bất lực, tủi thân, và căng thẳng.
Khi con khóc, bố mẹ cần kiên nhẫn tìm hiểu nguyên nhân để hiểu tại sao con lại cảm thấy như vậy, sau đó nhẹ nhàng trò chuyện, an ủi con hoặc giải thích cho con hiểu lí do không nên hành động như vậy hoặc như thế nào.
4 biện pháp giúp trẻ ngừng mè nheo một cách hiệu quả
Xem xét liệu nơi sắp đến phù hợp để đưa trẻ theo không
Xem xét liệu nơi đó phù hợp để đưa trẻ theo khôngTrước khi ra ngoài, cha mẹ cần xem xét có nên đưa con theo không, nếu con muốn đi thì cần thỏa thuận điều gì với con, ví dụ như: “Con muốn đi thì phải hứa là sẽ nghe lời, không làm phiền, và chơi một cách lịch sự thì mới được đi cùng bố mẹ”.
Dẫn trẻ rời khỏi tình huống khi bé khóc để giữ cho tình hình trở nên bình thường
Đưa bé ra khỏi nơi bé khóc để làm dịu cảm xúcKhi đến nhà hàng, cửa hàng mua sắm, bé thường khóc để yêu cầu mua đồ gì đó,.. đầu tiên cha mẹ nên giữ bình tĩnh và nhẹ nhàng dẫn bé ra khỏi đó, cần chọn ngay một góc yên tĩnh, ít người để dỗ dành bé.
Chờ bé bình tĩnh lại rồi tâm sự nhẹ nhàng với bé về sai lầm và cách cần làm, cách này sẽ giúp chuyển sự chú ý của bé thuận lợi cho việc dỗ dành bé hơn.
Dạy bé cách điều chỉnh âm lượng ở các nơi khác nhau
Dạy bé cách điều chỉnh âm lượng ở các nơi khác nhauDù bé lớn hơn, nhưng vẫn chưa có khả năng phân biệt tình huống tốt nên không biết cách điều chỉnh âm lượng, khi đó bé chỉ biết khóc to để yêu cầu cha mẹ phản ứng.
Vì vậy, cha mẹ cần huấn luyện bé phân biệt nơi nào nên giữ yên tĩnh, nơi nào phù hợp để chơi không qua hình ảnh, sách báo,... giúp bé hiểu biết và nhận thức tốt hơn.
Không nên luôn luôn ngăn cấm con
Không nên luôn luôn ngăn cấm conKhi trẻ lớn khóc thường có lý do, có thể là do trẻ muốn được công nhận khả năng của mình, vì thế cha mẹ cần hiểu và không nên ngăn cản, ra lệnh, ép buộc con phải nghe theo. Thay vì nói “Con không được làm như vậy” thì cha mẹ có thể chỉnh lại thành “Con nên làm như này” sẽ hiệu quả hơn.
Với những mẹo để đối phó với trẻ mè nheo mà Mytour đã tổng hợp ở trên sẽ giúp bạn có thêm cách dạy con hiệu quả mà không làm con cảm thấy không thoải mái.
Mua sữa bột cho bé tại Mytour: