1. Dấu hiệu sốt khi trẻ mọc răng
1.1. Trẻ bắt đầu mọc răng khi nào?
Thông thường, trẻ sẽ mọc răng từ 6 đến 9 tháng tuổi, một số trẻ mọc sớm từ 3 tháng. Có trường hợp đặc biệt, trẻ đã có sẵn 1-2 răng khi sinh ra hoặc mọc răng sau vài tuần.
Nhận biết trẻ bị sốt do mọc răng hay do bệnh lý
Trong quá trình mọc răng, thứ tự mọc răng của trẻ thường là: đầu tiên là 2 răng cửa dưới, sau đó là 2 răng cửa trên, tiếp theo là 4 răng cửa bên, rồi đến 4 răng hàm đầu tiên, 4 răng nanh và cuối cùng là 4 răng hàm thứ hai.
Hầu hết trẻ sẽ mọc khoảng 20 chiếc răng sữa trước 3 tuổi. Vì vậy, nếu bé đã 3 tuổi mà chưa mọc răng, cha mẹ nên đưa trẻ đi khám để được tư vấn về sức khỏe răng miệng. Trong quá trình chăm sóc, mẹ cần theo dõi nếu bé bị sún răng hay sâu răng thì cần đưa bé đi khám sớm.
1.2. Dấu hiệu trẻ sốt do mọc răng
Trẻ có thể sốt vì nhiều lý do, do đó mẹ cần chú ý những dấu hiệu sau để phân biệt sốt mọc răng với các nguyên nhân khác:
Trẻ sốt nhẹ từ 38 đến 38,5 độ. Nếu nướu sưng đỏ, viêm và răng sắp nhú lên, trẻ có thể sốt cao hơn. Nếu sốt quá cao kèm theo tiêu chảy, có thể bé mắc bệnh lý nào đó. Mẹ nên đưa bé đi khám để được bác sĩ chẩn đoán và điều trị kịp thời.
Trẻ ngứa nướu khi mọc răng
Khi mọc răng, ngoài sốt nhẹ, trẻ có thể chảy nước mũi nhiều, ngứa và đau nướu, bú ít, lười ăn, nhai núm vú hoặc thường xuyên đưa đồ vật vào miệng cắn,…
2. Mẹ nên làm gì khi bé sốt mọc răng?
2.1. Những việc mẹ cần làm khi bé sốt mọc răng
- Khi thấy bé nóng, mẹ cần đo nhiệt độ để biết chính xác. Nếu bé sốt cao hoặc có triệu chứng nghiêm trọng như co giật, li bì, mẹ không nên chủ quan mà cần đưa bé đi khám ngay để tránh hậu quả nghiêm trọng.
- Nếu bé chỉ sốt nhẹ, mẹ có thể áp dụng một số phương pháp hạ sốt tại nhà:
+ Mẹ dùng khăn ấm lau cổ, nách và bẹn để giúp bé hạ sốt nhanh. Cho bé bú nhiều hơn. Nếu bé không bú, mẹ nên vắt sữa và cho bé ăn bằng thìa. Với bé lớn hơn, mẹ nên cho bé uống nhiều nước để bù lượng nước đã mất khi sốt.
+ Nếu bé không hạ sốt sau khi đã áp dụng các phương pháp trên, mẹ có thể hỏi ý kiến bác sĩ về việc dùng thuốc hạ sốt hoặc cao dán hạ sốt. Mẹ không nên tự ý cho bé uống kháng sinh để tránh tình trạng trở nên nghiêm trọng hơn.
Mẹ chườm khăn ấm để giúp bé hạ sốt
- Vệ sinh răng cho bé:
+ Khi bé đã mọc được khoảng 2 đến 3 răng, mẹ cần vệ sinh răng cho bé hàng ngày. Mẹ nên dùng gạc sạch quấn quanh ngón tay, nhúng vào nước ấm để vệ sinh răng cho bé.
Mẹ nhớ vệ sinh răng cho bé hàng ngày
+ Nếu bé đã mọc được nhiều răng và đã bắt đầu ăn dặm, mẹ nên vệ sinh cho bé bằng bàn chải nhỏ có lông mềm và kem đánh răng phù hợp.
- Xử lý khi bé bị ngứa nướu và chảy dãi nhiều:
+ Khi bé bị ngứa nướu, mẹ có thể cho bé nhai vòng silicon để giảm cảm giác khó chịu.
+ Nếu bé có chảy nhiều, mẹ cần lau miệng cho bé thường xuyên để đảm bảo vệ sinh.
2.2. Mẹ tránh những việc gì khi bé sốt mọc răng
Nếu thấy bé có dấu hiệu sốt mọc răng, mẹ cần tránh những điều sau:
- Không chườm khăn lạnh cho bé vì có thể làm co mạch máu của bé và gây ra tình trạng nghiêm trọng hơn, thậm chí viêm phổi.
- Không dùng cồn để lau cho bé vì có thể gây ngộ độc và không an toàn cho sức khỏe của bé.
- Không nên ủ ấm cho bé, thay vào đó nên mặc bé vào quần áo thoáng mát. Nếu trời hơi lạnh, chỉ cần đắp một chiếc chăn mỏng cho bé.
- Không nên đưa bé ra ngoài để tránh thay đổi nhiệt độ đột ngột.
- Không nên đánh gió cho bé vì không chỉ không hữu ích mà còn có thể gây ra rối loạn đông máu.
Hy vọng thông tin về dấu hiệu bé sốt mọc răng đã hữu ích cho các bậc phụ huynh. Hiểu rõ vấn đề này, mẹ sẽ chăm sóc bé tốt hơn trong thời kỳ mọc răng. Đồng thời, phân biệt được sốt do mọc răng và do bệnh lý giúp áp dụng biện pháp phù hợp.