Toán là môn học có rất nhiều kiến thức khó, đòi hỏi người học phải có khả năng tư duy cao và phân tích logic. Bên cạnh đó, bạn cần phải có sự nhanh nhạy và cẩn thận thì mới có thể đạt điểm cao. Chính vì thế, người học giỏi Toán có rất nhiều lợi thế bởi quá trình rèn luyện đã khai thác được khả năng của não bộ, có thêm nhiều khả năng tuyệt vời. Trong xã hội có rất nhiều ngành nghề để bạn lựa chọn, tương ứng với thế mạnh của bạn. Học giỏi Toán chính là lợi thế vô cùng lớn mà bạn nhất định phải tận dụng để tìm cho mình một công việc có ý nghĩa, khiến bản thân hạnh phúc. Ngoài ra, công việc đó phải có ích cho xã hội và mang đến giá trị lớn lao, góp phần phát triển đất nước. Dưới đây là Top 6 ngành nghề dành cho những bạn học giỏi Toán.
1. Chuyên viên phân tích dữ liệu (Data Analyst)
Nếu đang phân vân chưa biết chọn công việc gì, thì chuyên viên phân tích dữ liệu là ngành nghề mà bạn nên cân nhắc. Đây là ngành nghề xu hướng dành cho những người có khả năng kiểm soát được các con số, tư duy logic và linh hoạt, nhanh nhạy. Một chuyên viên phân tích dữ liệu sẽ là người thực hiện các phân tích sâu dữ liệu (deep dive analytics) ở dạng đồ thị, biểu đồ, sơ đồ, bảng biểu và báo cáo; sau đó sử dụng các dữ liệu đó để xác định xu hướng và tạo mô hình dự đoán những gì có thể xảy ra trong tương lai.
2. Kỹ sư máy học (Machine Learning Engineer)
Machine Learning là một ứng dụng của trí tuệ nhân tạo (AI) cung cấp cho hệ thống khả năng tự động học hỏi và cải thiện từ kinh nghiệm mà không cần lập trình rõ ràng, chi tiết. Machine Learning tập trung vào việc phát triển các chương trình máy tính có thể truy cập dữ liệu và sử dụng nó để tự học. Mục tiêu chính của Machine Learning là cho phép máy tính dễ dàng tìm hiểu về quy trình một cách tự động khi không có sự can thiệp của con người hoặc sự hỗ trợ điều chỉnh hành động theo cách hiệu quả hơn nhiều. Chính vì thế muốn làm được nghề này và phát triển tốt thì yêu cầu đầu tiên là bạn phải làm việc được với các con số - khả năng tuyệt vời có ở người học giỏi Toán.
3. Công Nghệ Thông Tin (Information Technology)
Trong thời đại công nghệ 4.0, lĩnh vực Công Nghệ Thông Tin đang là một trong những ngành hot nhất hiện nay. Điều này được chứng minh bởi việc điểm chuẩn của ngành này luôn dẫn đầu trong khối ngành kỹ thuật. Lập trình viên có thể kiếm được thu nhập lên đến hàng trăm triệu đồng nếu họ vừa làm việc tại công ty vừa nhận các dự án tự do. Phúc lợi cho những người làm trong lĩnh vực này cũng rất tốt, vì vậy nếu bạn giỏi Toán, hãy cân nhắc sự lựa chọn này. Lập trình viên cần phải nhanh nhạy, giỏi tính toán và sẵn lòng nghiên cứu. Những lập trình viên mới ra trường thường nhận mức lương khoảng từ 7 đến 10 triệu đồng tùy theo công ty. Tuy nhiên, nếu bạn có thêm kỹ năng ngoại ngữ và tiếp tục học hỏi, sau một năm bạn có thể tăng thu nhập lên 1.5 lần. Những người có kinh nghiệm trên 5 năm có thể kiếm được hơn 40 triệu đồng.
4. Chuyên Viên Chứng Khoán
Thị trường chứng khoán đầy rẫy thông tin mà một nhà đầu tư cần phải hiểu. Nếu bạn có khả năng phân tích, đó có thể là một cơ hội kiếm lợi nhuận lớn. Trở thành một chuyên viên chứng khoán cho phép bạn áp dụng khả năng tư duy và logic của mình được học từ môn Toán. Bạn sẽ có cái nhìn rõ ràng và thông suốt về các con số, từ đó đưa ra dự đoán và hỗ trợ nhà đầu tư. Mức lương của một chuyên viên phân tích thị trường chứng khoán dao động từ 10 đến 40 triệu đồng, phụ thuộc vào khả năng của từng người. Điều này còn phụ thuộc vào thông minh, sự linh hoạt và mối quan hệ của bạn. Đây là một công việc có thu nhập cao và cần thiết, bạn nên cân nhắc nếu bạn muốn theo đuổi.
5. Kế Toán, Kiểm Toán
6. Chuyên Viên Phân Tích Tài Chính (Financial Analyst)
Chuyên Viên Phân Tích Tài Chính là những người chịu trách nhiệm thu thập và phân tích dữ liệu tài chính, chuẩn bị các báo cáo và đưa ra khuyến nghị cho các nhà lãnh đạo của doanh nghiệp hoặc khách hàng. Họ cần phải nhạy với con số, có hiểu biết sâu rộng về tài chính và có khả năng quản lý dữ liệu. Thông thường, phân tích của Chuyên Viên Phân Tích Tài Chính nhằm mục đích hỗ trợ việc quyết định đầu tư của các công ty.
Những người làm nghề này đóng một vai trò quan trọng trong hoạt động hàng ngày của một tổ chức. Ở cấp độ cao, họ nghiên cứu và sử dụng dữ liệu tài chính để hiểu hoạt động kinh doanh và thị trường để đánh giá tổ chức hoạt động như thế nào. Dựa trên điều kiện kinh tế tổng quan và dữ liệu nội bộ, họ đề xuất các hành động cho tổ chức thực hiện, như bán cổ phiếu hoặc thực hiện các khoản đầu tư khác.