Một vấn đề nghiêm trọng mà bất cứ người học IELTS nào cũng sẽ gặp phải khi đang ở trình độ sơ cấp: bài đọc quá dài và không có đủ thời gian để làm hết các câu hỏi. Để xử lý vấn đề này, tác giả sẽ bàn về Timed Reading Activity (TRA) và hướng dẫn cụ thể cách thực hiện phương pháp này để giúp người học tăng tốc độ đọc hiểu văn bản tiếng Anh nói chung và bài đọc IELTS Reading nói riêng. Ngoài ra, tác giả cũng sẽ cung cấp bài tập thực hành cũng như hướng dẫn người đọc tự đánh giá được sự tiến bộ trong tốc độ đọc hiểu.
Key takeaways |
---|
|
Concept
Khi thực hiện phương pháp này, người học sẽ ghi chép lại thời gian cần để hoàn thành việc đọc một bài đọc IELTS hay một văn bản tiếng Anh nào đó, sau đó trả lời các câu hỏi về nội dung của bài đọc để có thể tự đánh giá tốc độ đọc (Reading Rate) và khả năng đọc hiểu (Reading Comprehension) của bản thân.
Mục tiêu của người học là cố gắng nâng dần tốc độ đọc của bản thân bằng phương pháp này để có thể đạt được tốc độ đọc từ 200 đến 350 chữ trong một phút đồng thời phải trả lời đúng được khoảng 70% đến 80% tổng số câu hỏi kiểm tra khả năng đọc hiểu.
Phương pháp Timed Reading Activity có tác dụng hiểu quả với việc cải thiện tốc độ đọc như thế nào được dựa trên các nghiên cứu về trí nhớ ngắn hạn của nhà ngôn ngữ tâm lý Frank Smith (2004) và ảnh hưởng của sự giới hạn thời gian lên khả năng đọc hiểu của các giáo sư Walczyk, Kelly, Meche, & Braud (1999, p.156).
Hơn nữa, các thí nghiệm thực tế của giáo sư Anna Chang (2010) và các giáo sư Hazaea, Abduljalil Nasr, Sultan Saleh Ahmed Almekhlafy (2022) cũng đã chứng minh tính hiệu quả cao của phương pháp Timed Reading Activity trong việc cải thiện tốc độ, khả năng đọc hiểu của học sinh ở Đài Loan và Ả Rập Xê-út.
Why should you read at a rate of 200 to 350 words per minute?
Theo nghiên cứu của Smith (2004), việc người học có thể quên mất nội dung của bài đọc nếu đọc quá chậm là do sự tác động bởi các đặc tính của trí nhớ ngắn hạn (Short-term Memory), là khả năng lưu trữ, xử lý một lượng thông tin giới hạn trong một khoảng thời gian ngắn của não bộ. Nếu đọc một văn bản quá chậm, thông tin của văn bản đó có thể sẽ không còn được lưu trữ đầy đủ trong bộ nhớ ngắn hạn của người học, khiến người học khó có thể nắm được nội dung văn bản và trả lời chính xác các câu hỏi trong IELTS Reading.
Tuy nhiên, người học cũng cần lưu ý việc đọc quá nhanh, tức trên 350 từ trong một phút, cũng sẽ gây ảnh hưởng đến khả năng đọc hiểu. Theo tác giả Carver (1982), tốc độ đọc từ 250 đến 350 chữ trong một phút sẽ đảm bảo được người đọc có thể hiểu được văn bản đang đọc một cách sâu nhất. Nếu đọc quá nhanh, người học có thể chỉ hiểu được ý chính của đoạn văn, còn nội dung chi tiết thì khó có thể nắm được.
Do đó người học cần phải tự cân bằng, điều chỉnh tốc độ đọc của mình trong khoảng được nghiên cứu để có thể đảm bảo khả năng hiểu ở mức tối ưu nhất.
Target Audience for Implementing Timed Reading Activity
Ngoài ra, người học ở trình độ thấp hơn cũng hoàn toàn có thể thực hiện phương pháp TRA, nhưng cần phải tìm các văn bản đơn giản, phù hợp với trình độ của mình. Song song đó, người học cũng cần phải có một tính kỷ luật khá cao khi thực hiện phương pháp này, nên TRA sẽ phù hợp với đối tượng là người lớn hơn cả.
Ưu và nhược điểm của phương pháp Timed Reading Activity.
Ưu điểm của phương pháp TRA.
TRA giúp nâng cao tốc độ đọc và cải thiện khả năng hiểu bài đọc.
Giáo sư Walczyk và cộng sự (1999) cho rằng việc giới hạn thời gian trong quá trình đọc sẽ thúc đẩy sự cẩn trọng và tập trung cao độ, từ đó giúp người học có thể đọc nhanh hơn và hiểu sâu văn bản đang đọc hơn.
Theo hai tác giả Salomon và Globerson (1987), sự cẩn trọng và tập trung cao độ sẽ giúp học sinh có thể làm tốt hơn các bài tập, bài kiểm tra nói chung. Dưới áp lực của thời gian, khả năng tập trung và động lực của người học để đọc nhanh hơn, hiểu sâu hơn một văn bản sẽ cao và lớn hơn nhiều so với khi đọc một văn bản mà không chịu áp lực của thời gian.
Tuy nhiên, một điều cần lưu ý là áp lực thời gian chỉ nên ở mức vừa phải thì mới đảm bảo được tốc độ và khả năng đọc hiểu của người học đạt mức tối ưu (Anna Chang, 2010). Cụ thể hơn, đối với một bài đọc IELTS Reading có độ dài trung bình là 900 chữ thì người học sẽ giới hạn thời gian đọc trong vòng 3 đến 5 phút.
Thật vậy, giới hạn thời gian dưới 3 phút sẽ tạo áp lực rất lớn, khiến người học khó có thể hiểu được bài đọc một cách sâu hơn và gặp khó khăn trong việc trả lời các câu hỏi yêu cầu tư duy phản biện. Còn nếu giới hạn thời gian trên 5 phút sẽ khiến người học khó có thể tập trung một cách cao độ cũng như có đủ động lực để đọc nhanh hơn, hiểu sâu hơn.
Khuyến khích tự học và tạo động lực cho người học.
Ngoài việc giúp cải thiện tốc độ và khả năng đọc hiểu, từ việc tự ghi chép lại thời gian đọc một văn bản tiếng Anh, người học có thể nhận thức được tốc độ đọc của bản thân qua từng buổi luyện tập để từ đó có thể tự theo dõi sự tiến bộ của bản thân đối với tốc độ và khả năng đọc hiểu. Qua đó, phương pháp này còn thúc đẩy khả năng tự học, tự đánh giá năng lực bản thân của học sinh (Suk, 2017).
Hơn nữa, việc có thể thấy được sự tiến bộ của bản thân qua từng giai đoạn thực hiện phương pháp TRA sẽ giúp người học có thêm động lực để tiếp tục cải thiện tốc độ đọc đồng thời đọc các văn bản tiếng Anh nhiều hơn, từ đó cũng giúp cho người học có thể mở rộng vốn từ vựng, bổ xung thêm kiến thức mới và trở nên tự tin hơn đối với kỹ năng đọc, tương tự như trường hợp cảu các sinh viên tham gia vào nghiên cứu ứng dụng phương pháp TRA của Anna Chang (2010).
Hạn chế của phương pháp TRA.
Một nhược điểm đáng lưu ý của Timed Reading Activity là phương pháp này yêu cầu sự kiên nhẫn và tính kỷ luật khá cao. Thật vậy, người áp dụng Timed Reading Activity cần phải kiên nhẫn đều đặn thực hiện trong một khoảng thời gian tương đối dài mới thấy được sự cải thiện đáng kể. Hazaea và cộng sự (2022) cho rằng đối với một số học sinh có thể sẽ phải mất hơn 5 tuần thực hiện phương pháp này thì tốc độ đọc mới tiến bộ một cách rõ rệt được.
Nguyên nhân cho sự hạn chế này có thể do một số rào cản người học gặp phải khi mới bắt đầu thực hiện phương pháp TRA. Một vài người có thể sẽ gặp khó khăn trong việc từ bỏ thói quen dịch tất cả các từ không quen thuộc sang tiếng mẹ đẻ. Thói quen này sẽ ảnh hưởng nhiều đến tốc độ đọc của người học và sẽ phải cần thời gian tiếp xúc đủ nhiều với tiếng Anh thì mới ngừng được thói quen này được.
Ngoài ra, cũng theo Hazaea và cộng sự (2022), một vấn đề khác khiến người học mất nhiều thời gian khi thực hiện phương pháp Timed Reading Activity liên quan đến quan niệm về việc đọc nhanh. Một số học sinh tin rằng việc đọc nhanh sẽ gây ảnh hưởng đến khả năng đọc hiểu, và chỉ khi đọc chậm, cố gắng hiểu từng từ thì mới có thể hiểu được cả văn bản. Cũng như thói quen dịch từng từ, quan niệm này cũng sẽ gây ảnh hưởng tới tốc độ đọc cũng như khả năng đọc hiểu. Người học cũng sẽ phải kiên nhẫn thực hiện phương pháp TRA và tiếp xúc với tiếng Anh nhiều thì mới có thể khắc phục được.
Các bước thực hiện
Sự chuẩn bị
Đồng hồ bấm thời gian
Bút
Tài liệu luyện đọc: Người học có thể tìm một đoạn văn IELTS Reading hoặc một văn bản tiếng
Anh bất kỳ kèm câu hỏi kiểm tra khả năng đọc hiểu để tiến hành phương pháp Timed Reading Activity.
Đối với đoạn văn bất kỳ thì người học sẽ tìm đoạn có độ dài khoảng từ 200 đến 1000 chữ. Người học có thể tìm tài liệu đọc miễn phí trên các website học tiếng Anh hoặc tìm và mua các sách sau:
More Reading Power: Reading Faster – Thinking Skills – Reading for Pleasure – Comprehension Skills (Beatrice S.Mikulecky, Linda Jeffries)
Get Ready for IELTS - Reading: IELTS 4+ (A2+) (Els Van Geyte)
Oxford Select Readings Pre-Intermediate Student Book (Linda Lee, Erik Gundersen)
Improve your IELTS – Reading Skills (Sam Mccarter).
Bảng ghi chép tiến độ bản cứng hoặc bản mềm theo mẫu sau:
Reading Passage | Word Count |
Reading Time (Seconds) | Reading Rate (Wpm) | Reading Comprehension |
Are You Getting Enough Sleep? – Select Reading Pre-Intermediate, p.3-4 | 427 | 110s | 232 | 6/8 |
| ||||
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Trong đó:
Reading Passage: Tiêu đề - Nguồn của bài đọc
Word Count: Số chữ
Reading Time (Seconds): Thời gian đọc
Reading Rate (Word per minute): Tốc độ đọc, được tính theo công thức:
Word Count ÷ Reading Time × 60 |
---|
Reading Comprehension: Khả năng hiểu, tổng số câu trả lời đúng của người học ở phần bài tập sau mỗi bài đọc.
Thực hiện
Tần suất tiến hành: Theo nhà ngôn ngữ học Paul Nation (2005), người học sẽ cố gắng thực hiện phương pháp Timed Reading Activity càng nhiều càng tốt hoặc ít nhất ba lần một tuần, mỗi lần kéo dài khoảng 15 đến 30 phút. Người học có thể thực hiện hoạt động đọc tính thời gian trước các buổi tự học, tự luyện IELTS để khởi động (Warm-up) trước khi tiến hành giải đề.
Cũng theo Nation, nếu người học thực hiện Timed Reading Activity quá ít sẽ ảnh hưởng đến hiệu quả của phương pháp, qua đó tốc độ đọc sẽ không thể cải thiện một cách nhanh chóng được.
Các bước thực hiện:
Bước 1: Người học bắt đầu tính thời gian bằng đồng hồ bấm giờ (Stopwatch), sau đó tiến hành đọc đoạn văn tự chọn. Tiếp theo, người học ghi chú lại thời gian mất để đọc đoạn văn ngay phía dưới đoạn văn.
Bước 2: Làm bài tập kiểm tra khả năng đọc hiểu và kiểm tra số câu trả lời đúng. Để đảm bảo độ chính xác của việc đánh giá khả năng đọc hiểu, người học cần lưu ý:
Đối với các đoạn văn ngắn, khoảng 200 đến 500 chữ, người học không đọc lại nhiều lần mà phải dựa hoàn toàn vào khả năng hiểu và trí nhớ ngắn hạn để trả lời các câu hỏi về đoạn văn.
Đối với các đoạn văn dài, trên 500 chữ hoặc khoảng 900 chữ như các bài đọc IELTS, người học sẽ có thể đọc lại văn bản nhiều lần đồng thời phải kết hợp thêm các kỹ năng đọc như Scanning for details (Kỹ năng đọc lướt nhanh để tìm chi tiết cụ thể) để trả lời các câu hỏi đánh giá khả năng hiểu.
Bước 3: Người học điền thông tin bài đọc, thời gian đọc, tốc độ đọc và số câu trả lời đúng vào bảng ghi chép tiến độ.
Sau khi thực hiện: Tiến hành tự xem xét và đánh giá tốc độ đọc cũng như khả năng hiểu của bản thân qua thông tin vừa điền vào bảng ghi chép tiến độ.
Mục tiêu của người học là từ từ nâng dần tốc độ đọc của bản thân cho đến khi đọc được 200 đến 350 từ trong một phút, đồng thời phải trả lời đúng được khoảng 70% đến 80% tổng số câu hỏi kiểm tra khả năng đọc hiểu (Paul Nation, 2005).
Sau khoảng một vài lần thực hiện Timed Reading Activity, người học cần lưu ý:
Nếu Reading rate (tốc độ đọc) không thay đổi. Người học sẽ tiếp tục kiên trì áp dụng phương pháp theo tần suất như đã hướng dẫn, cũng như cố gắng thúc đẩy bản thân đọc nhanh hơn ở mỗi lần thực hiện. Song song đó, người học cần phải đồng thời mở rộng vốn từ vựng, khắc phục các thói quen khiến tốc độ đọc bị ảnh hưởng như cố gắng dịch và hiểu mọi từ lạ trong văn bản.
Nếu không thể trả lời đúng được 70% đến 80% tổng số câu. Người học trước hết cần phải đọc chậm lại để đảm bảo khả năng hiểu không bị ảnh hưởng như đã bàn đến ở phần hai của bài viết. Tuy nhiên, trong trường hợp đã đọc dưới mức 200 chữ trong một phút mà vẫn chưa thể đúng được 70% đến 80% tổng số câu, thì người học cần phải trau dồi vốn từ vựng hơn nữa và tìm đọc các văn bản đơn giản hơn, phù hợp với trình độ của mình hơn rồi từ từ nâng dần độ phức tạp.
Ứng dụng
Sau đây là một bài đọc kèm theo các câu hỏi kiểm tra khả năng đọc hiểu được lấy từ sách được sử dụng trong các nghiên cứu về phương pháp Timed Reading Activity. Người học tiến hành thử áp dụng phương pháp TRA để có được đánh giá ban đầu về tốc độ đọc của mình.
Passage 1. More Reading Power, Part Four – Reading Faster, p.209
(Theo The Frozen Man).
On a September day in 1991, two Germans were climbing the mountains between Austria and Italy. High up on a mountain pass, they found the body of a man lying on the ice. At that height (3,200 meters), the ice Is usually permanent But 1991 had been an especially warm year. The mountain ice had melted more than usual and so the body had come to the surface.
It was lying face downward. The skeleton was in perfect condition, except for a large wound in the head. There was still skin on the bones and the remains of some clothes. The hands were still holding the wooden handle of an ax. On the feet, there were very simple leather and cloth boots. Nearby was a pair of gloves made of tree bark and a holder for arrows.
Who was this man? How and when had he died? Everybody had a different answer to these questions. The mountain climbers who had found the body said it seemed thousands of years old. But others thought that it might be from this century. Perhaps it was the body of a soldier who died in World War I. In fact, several World War I soldiers had already been found in that area of the mountains. On the other hand, a Swiss woman believed it might be her father. He had died in those mountains 20 years before and his body had never been found.
When Italian and Austrian scientists heard about the discovery they rushed to the mountaintop. The body couldn't possibly be the Swiss woman's father, they said. The boots, the gloves, and the ax were clearly from further back in the past. For the same reason, they said it couldn't be a World War I soldier. It had to be at least several centuries old, they said, maybe even five centuries. It could have been one of the soldiers in the army of Frederick, Duke of Austria.
Before they could be sure about this guess, however, the scientists needed more data. They needed to bring the body down the mountain so they could study it in their laboratories. The question was, to whom did it belong? It was lying almost exactly on the border between Italy and Austria. Naturally, both countries wanted the frozen man for their laboratories and their museums. For two days, the body lay there in the mountains while diplomats argued. Finally, they decided that it lay on Austrian ground. By that time the body was partly unfrozen and somewhat damaged.
When the Austrian scientists examined the body more closely, they changed their minds. They did not know yet how he had died, but they did know when: in about 2,700 B.C. This was a very important discovery, they said. It would teach them a great deal about this very distant period of European history. From the clothes and tools they could learn about how men lived In those times.
Word Count: 491 | Reading time: |
1. This passage is about
a. a soldier who died in World War I.
b. mountaintop discoveries.
c. how men lived in the distant past.
d. a frozen body found In the mountains.
2. The body was found by
a. some Austrian scientists.
b. a Swiss woman.
c. two German mountain climbers.
d. soldiers in the army of Frederick of Austria.
3. The body was In good condition because
a. it had always been frozen.
b. the scientists took good care of it.
c. the air was very dry.
d. it had lust fallen there.
4. When the body was first found
a. everyone thought it must be 20 years old.
b. everyone had a different theory about it.
c. no one had any idea about where it came from.
d. scientists were sure it was thousands of years old.
5. When the scientists saw the body, they said it
a. might be five centuries old.
b. must be from this century.
c. was probably the Swiss woman's father.
d. probably was a soldier from World War I.
6. The body lay on the mountain for two days because
a. the Swiss woman didn't want anyone to touch it.
b. no one could find it.
c. the Austrian and Italian governments were fighting over it.
d. neither the Austrians nor the Italians wanted it.
7. After examining the body, the scientists said
a. the frozen man had died in war.
b. it was partly unfrozen.
c. the frozen man was almost 5,000 years old.
d. they did not know the cause of his death.
8. We can learn about how people lived in the distant past from
a. their feet
b. their clothes and tools.
c. their museums.
d. the mountains.
Đáp án:
Passage: More Reading Power, Part Four – Reading Faster, p.209
1. D
2. C
3. A
4. B
5. A
6. C
7. C
8. B
Tóm tắt
Nguồn tham khảo:
Chang, Anna. "The Effect of a Timed Reading Activity on EFL Learners: Speed, Comprehension, and Perceptions." Reading in a Foreign Language 22.2 (2010): 284-303.
Hazaea, Abduljalil Nasr, and Sultan Saleh Ahmed Almekhlafy. "Timed reading activity for developing EFL students' reading skills in mixed-ability classes." Learning and Teaching in Higher Education: Gulf Perspectives (2022).
Smith, Frank. Understanding reading: A psycholinguistic analysis of reading and learning to read. Routledge, 2004.
Walczyk, Jeffrey J., et al. "Time limitations enhance reading comprehension." Contemporary educational psychology 24.2 (1999): 156-165.
Carver, Ronald P. "Optimal rate of reading prose." Reading Research Quarterly (1982): 56-88.
Salomon, Gavriel, and Tamar Globerson. 'Skill might not suffice: The significance of mindfulness in learning and transfer.' International journal of educational research 11.6 (1987): 623-637.
Suk, Namhee. 'The impacts of extensive reading on comprehension, reading speed, and vocabulary enrichment.' Reading research quarterly 52.1 (2017): 73-89.
Nation, Paul. 'Enhancing reading speed.' International Journal of English Studies 9.2 (2009).