SAT (Scholastic Aptitude Test) là bài kiểm tra đánh giá năng lực chuẩn hóa được sử dụng rộng rãi cho việc xét tuyển đại học trong hệ thống giáo dục Mỹ, gồm ba phần: Math, Evidence-Based Reading và Writing. Bài viết dưới đây sẽ phân tích dạng ngữ liệu bài đọc Paired Passage trong phần thi SAT Reading bằng cách đưa ra các thông tin tổng quan, lưu ý về cấu trúc ngữ liệu cũng như gợi ý hướng xử lý kèm ví dụ minh họa.
Overview of Paired Passage readings in SAT Reading
Nguồn: studypoint.com
Nguồn: kaptest.com
Ví dụ ngữ liệu đoạn đôi:
Nguồn: The SAT Practice Test 1 (collegereadiness.collegeboard.org)
Lưu ý về cấu trúc của phần đọc đôi trong SAT Reading
Quan hệ Khái quát – Cụ thể: một đoạn có vai trò giới thiệu, đưa ra khái quát chung về một vấn đề / ý tưởng và đoạn còn lại có vai trò cung cấp thêm thông tin (có thể là về một khía cạnh cụ thể) nhằm làm rõ cho vấn đề / ý tưởng đó.
Quan hệ Quan điểm đồng thuận / trái nghịch: cả hai đoạn đều xoay quanh cùng một vấn đề / ý tưởng nhưng sẽ đưa ra quan điểm hoặc đồng thuận hoặc trái nghịch với nhau về vấn đề / ý tưởng đó.
Gợi ý cách xử lý bài đọc Paired Passage trong SAT Reading
Big picture questions
Detail questions
Inference questions
Language function questions
Word in context questions
Analogy questions
Evidence support questions
Data reasoning
Để xây dựng chiến lược xử lý cho các dạng câu hỏi nêu trên, người học có thể tham khảo series “Chiến thuật trả lời các dạng câu hỏi trong SAT Reading” của tác giả Bùi Hoàng Phương Uyên. Trong giới hạn bài viết này, tác giả sẽ chỉ đưa ra hướng xử lý ngữ liệu đoạn đôi sao cho hiệu quả chứ không đi vào việc cung cấp cách trả lời câu hỏi ứng với ngữ liệu.
Tuy nhiên, thực tế cho thấy riêng dạng “Word in context question” thường được thiết kế dựa vào hoặc đoạn 1 hoặc đoạn 2 trong ngữ liệu đoạn đôi. Câu hỏi liên quan đến cả hai đoạn sẽ thường rơi vào một hay là sự kết hợp của các dạng:
Dạng 1: Big Picture questions:
“The main purpose of each passage is to …”
“Which choice identifies a … between the two passages?”
“Based on the passages, one commonality in … is that …”
Dạng 2: Detail questions:
“Both the author of Passage 1 / 2 and the “…” mentioned in line … of Passage 2 / 1 directly support the idea that …”
“… (lines …, Passage 1) and … (lines …, Passage 2) serve as examples of …”
“Which statement about … is supported by both passages?”
Dạng 3: Inference questions:
“Both authors would most likely agree / disagree that …”
“Based on the passages, both authors would agree / disagree with which of the following claims?”
“ would most likely react to lines … of Passage 2 / 1 with …”
“How would most likely respond to ’s statement in lines …, Passage 2 / 1?
Dạng 4: Language function questions:
“In lines …, the author of Passage 1 / 2 refers to a statement made in Passage 2 / 1 in order to …”
“In the context of each passage as a whole, the question in lines … of Passage 1 / 2 and lines … of Passage 2 / 1 primarily function to help each speaker …”
Bước 1: Đọc phần giới thiệu về nguồn của đoạn văn
Trước các đoạn đọc, nguồn gốc của ngữ liệu sẽ luôn được nhắc đến: “Passage 1 / 2 is from/ adapted from …”. Nhờ việc đọc qua tiêu đề của tài liệu gốc, người học có thể hình thành những ý niệm ban đầu về bài đọc. Ví dụ:
Lĩnh vực: Lịch sử / Khoa học xã hội (History / Social Studies); Khoa học tự nhiên (Science), …
Chủ đề / Đối tượng chính: một sự kiện lịch sử, một nhân vật nổi tiếng, một thuật ngữ xã hội, một loại tế bào trong cơ thể, …
Mục đích: thuyết minh, giải thích, bàn luận, đánh giá, …
Phong cách viết: trang trọng.
Từ đó, người học có thể kết nối thông tin vừa rút ra được từ cả hai đoạn và bước đầu nắm được quan hệ ý nghĩa giữa chúng như đã đề cập ở phần II.
Bước 2: Đọc qua các câu hỏi và xác định thứ tự ưu tiên khi trả lời
Tiếp theo, người học có thể cân nhắc đọc lướt qua các câu hỏi trước khi bắt đầu đọc ngữ liệu. Việc này sẽ giúp người học nhận diện một lượt các dạng câu hỏi xuất hiện và từ đó hệ thống được chiến thuật trả lời cho các dạng câu hỏi đó.
Bên cạnh đó, người học cũng cần xác định thứ tự ưu tiên nên trả lời câu hỏi nào trước, câu hỏi nào sau. Để tiết kiệm thời gian và tăng hiệu quả đọc, người học nên xử lý những câu hỏi dựa trên mỗi đoạn đơn lẻ trước để hình thành ý niệm về từng đoạn, từ đó có cơ sở để trả lời các câu hỏi dựa trên cả hai đoạn tốt hơn.
Bước 3: Đọc văn bản
Ở bước này, tùy vào dạng câu hỏi được cho, người học có thể sẽ có những chiến thuật đọc khác nhau. Tuy nhiên, đọc lấy đại ý (skimming) sẽ hữu ích trong việc giúp người học hiểu được tinh thần của mỗi đoạn tốt hơn. Người học nên chú ý các câu mở / kết đoạn cũng như các (cụm) từ nối thực hiện chức năng chuyển ý.
Bước 4: Trả lời các câu hỏi và áp dụng phương pháp loại trừ (nếu cần)
Như đã đề cập ở trên, người học nên bắt đầu trả lời từ những câu hỏi dựa trên mỗi đoạn đơn lẻ trước, những câu hỏi dựa trên cả hai đoạn sau.
Bên cạnh đó, kỹ năng loại trừ đáp án cũng vô cùng hữu ích trong việc kiểm chứng, lựa chọn được đáp án đúng với xác suất cao hơn dù đối với ngữ liệu đoạn đơn hay đoạn đôi. Đối với câu hỏi về đoạn đôi, một số đáp án sẽ có tính chất “nửa đúng nửa sai”, nghĩa là: đáp án có thể đúng cho thông tin trong đoạn 1 nhưng lại mâu thuẫn với thông tin trong đoạn 2, hoặc ngược lại. Người học có thể tận dụng điểm này để loại trừ đáp án.
Ví dụ minh họa
Nguồn: varsitytutors.com
Bước 1: Đọc phần giới thiệu về nguồn của đoạn văn ngữ liệu.
Đoạn 1 được trích và điều chỉnh từ cuốn sách “The Every-day Life of Abraham Lincoln” của tác giả Francis Fisher Browne, viết vào năm 1913. Trong khi đó, đoạn 2 lại có nguồn gốc từ quyển 2 trong bộ “Abraham Lincoln: The True Story of a Great Life” do hai tác giả William H.Herndon và Jesse W. Weik viết vào năm 1896. Từ đó, có thể thấy:
Lĩnh vực: lịch sử.
Chủ đề / Đối tượng chính: cuộc đời (“the every-day life” và “a great life”) của Abraham Lincoln – vị Tổng thống thứ 16 của Hoa Kỳ.
Mục đích: thuyết minh, bàn luận.
Phong cách viết: trang trọng.
Như vậy, xét về mối quan hệ ý nghĩa, cả hai đoạn đều xoay quanh cùng một vấn đề và có thể sẽ đưa ra quan điểm hoặc đồng thuận hoặc trái nghịch với nhau.
Bước 2: Đọc qua các câu hỏi một cách nhanh chóng và xác định thứ tự ưu tiên khi trả lời.
Sau khi đọc lướt qua 4 câu hỏi, có thể thấy: câu hỏi 1 (dạng Word in context questions) và câu hỏi 2 (dạng Word in context questions) được xây dựng từ mỗi đoạn riêng lẻ, trong khi đó, câu hỏi 3 (dạng Language function questions) và câu hỏi 4 (Inference questions) sẽ được trả lời sử dụng dữ liệu từ cả hai đoạn.
Do vậy, người học nên trả lời câu hỏi 1 và 2 trước khi trả lời câu 3, 4.
Bước 3: Đọc văn bản.
Ở bước này, để trả lời cho các dạng câu hỏi khác nhau, người học cần có những thứ tự, lưu ý khi đọc ngữ liệu tương ứng.
Tuy nhiên, để nắm được đại ý của từng đoạn, người học có thể đọc skimming từng đoạn:
Đoạn 1: bàn về đặc điểm tính cách của Lincoln: xem nhẹ sự an toàn của bản thân và không thích được hộ tống, bảo vệ bởi vệ sĩ – nguồn rủi ro dẫn đến việc ông bị ám sát.
Đoạn 2: bàn về những thiếu sót, điều chưa hợp lý về tính cách của Lincoln trong bài điếu văn của Bancroft viết cho vị Tổng thống.
Bước 4: Trả lời các câu hỏi và áp dụng phương pháp loại trừ (nếu cần).
Người học nên lần lượt trả lời câu hỏi theo thứ tự. Như đã thống nhất ban đầu, trong phạm vi bài viết này, tác giả sẽ không đi sâu vào việc cung cấp cách trả lời cho từng câu hỏi.
Để minh họa cho bước đặc biệt về loại trừ đáp án trong bài đọc đoạn đôi, xét riêng câu hỏi sau:
Câu hỏi trên yêu cầu người học chỉ ra điểm khác biệt giữa hai đoạn trong ngữ liệu đoạn đôi.
Xét từng đáp án để tiến hành loại trừ:
Đáp án 1: “Đoạn 1 thể hiện các quan điểm rất mạnh mẽ, trong khi đoạn 2 không có tính chất này.” Tính chất này đúng cho cả hai đoạn. Do vậy, vế đầu của đáp án hợp lý nhưng vế sau lại mâu thuẫn. Người học có thể loại trừ đáp án này.
Đáp án 2: “Đoạn 2 chỉ trích một vị lãnh đạo, trong khi đoạn 1 ca ngợi người này.” Cả hai đoạn đều nêu ra một (vài) đặc điểm tốt về Lincoln. Do vậy, vế sau của đáp án hợp lý nhưng vế đầu lại mâu thuẫn. Người học có thể loại trừ đáp án này.
Phát đi đến một quyết định 4: “Phần thứ hai phê phán một bài điếu văn, trong khi phần đầu tiên là một bài điếu văn.” Phần đầu không được coi là một bài điếu văn. Vì vậy, phần đầu của câu trả lời hợp lý, nhưng phần sau mâu thuẫn. Người học có thể loại bỏ câu trả lời này.
Phát đi đến một quyết định 5: “Phần thứ nhất đề xuất phản đối các truyền thống tổ chức tang lễ hiện tại, trong khi phần thứ hai tránh điều này.” Thông tin về truyền thống tổ chức tang lễ hiện tại không được đề cập trong cả hai phần. Người học có thể loại bỏ câu trả lời này.
Phát đi đến một quyết định 3: “Phần thứ hai phân tích một bài điếu văn, trong khi phần thứ nhất không thực hiện nhiệm vụ này.” Thông tin trong cả hai phần của câu trả lời này đều hợp lý. Đây là câu trả lời đúng cho câu hỏi trên.