Microsoft cảnh báo rằng Trung Quốc đang sử dụng các tài khoản giả mạo để hỗ trợ trí tuệ nhân tạo và deepfakes tạo ra các nội dung gây sai lệch, gây bất hoà trong cử tri Mỹ.
Tiết lộ trong một báo cáo mới vào hôm 7/9, một nhóm nhà nghiên cứu của Microsoft tiết lộ một lượng lớn tài khoản giả mạo do Trung Quốc kiểm soát đã sử dụng trí tuệ nhân tạo để thao túng chính trị, kích động cử tri Mỹ, trước khi diễn ra bầu cử tổng thống năm 2024.
Theo Reuters, đại diện phát ngôn của Đại sứ quán Trung Quốc tại Washington đã cáo buộc Trung Quốc tạo ra các tài khoản mạng xã hội giả mạo sử dụng công nghệ trí tuệ nhân tạo tổng hợp để tạo ra nội dung sai lệch, thao túng, kích động cử tri Mỹ.
Trong nghiên cứu mới của mình, Microsoft tiết lộ rằng các tài khoản mạng xã hội này là một phần của việc kiểm soát thông tin của Trung Quốc. Theo Microsoft, chiến dịch này có những điểm tương đồng với các hoạt động của 'nhóm ưu tú trong Bộ Công an Trung Quốc' mà Bộ Tư pháp Mỹ đã đề cập.
Microsoft tuyên bố rằng các tài khoản giả mạo đã bắt đầu sử dụng công nghệ trí tuệ nhân tạo tổng hợp từ khoảng tháng 3 năm 2023 để tạo ra nội dung chính trị bằng tiếng Anh và 'mô phỏng cử tri Hoa Kỳ'. Công ty không tiết lộ nền tảng mạng xã hội nào bị ảnh hưởng, nhưng hình ảnh trong báo cáo cho thấy các bài đăng từ Facebook và Twitter, hiện được gọi là X.
Nhóm nghiên cứu của Microsoft nói rằng, nội dung mà họ tạo ra bằng trí tuệ nhân tạo 'đẹp mắt hơn nhiều so với những hình ảnh vụng về được sử dụng trong các chiến dịch trước đây của Trung Quốc'. Trong quá khứ, các tài khoản này chủ yếu sử dụng các bản vẽ kỹ thuật số, ảnh ghép có sẵn và các bản thiết kế đồ hoạ thủ công khác.
Một ví dụ về hình ảnh mà nhóm này sử dụng trí tuệ nhân tạo để tạo ra, được đăng bởi một tài khoản Trung Quốc, mô tả Tượng Nữ thần Tự do cầm vũ khí tấn công, với status: 'Mọi thứ đã bị vứt bỏ, Nữ thần bạo lực'.
Báo cáo này nhấn mạnh loạt vấn đề trong môi trường mạng xã hội ngày càng trầm trọng trước kỳ bầu cử tổng thống Mỹ năm 2024. Chính phủ Mỹ cũng đã cáo buộc Nga can thiệp vào cuộc bầu cử năm 2016 thông qua một chiến dịch truyền thông xã hội bí mật và cảnh báo về những nỗ lực tiếp theo của Trung Quốc, Nga và Iran nhằm ảnh hưởng đến cử tri.
Cáo buộc trên được đưa ra ngay sau khi Văn phòng Thông tin Internet Quốc gia Trung Quốc nhận được đơn xin cấp phép phát triển công nghệ Deepfakes của hàng trăm công ty công nghệ Trung Quốc, trong đó có Huawei và Alibaba.