Nếu Thái Lan có làng nghệ thuật Baan Kang Wat ở Chiang Mai nổi tiếng với hàng ngàn góc sống ảo tuyệt vời, thì Việt Nam cũng có một làng không chỉ đẹp mà còn lâu đời nhất vùng miền núi Tây Bắc. Những gì đang diễn ra tại làng này sẽ mang lại cho bạn những hình ảnh sống động và chân thực nhất về cuộc sống giản dị, bình yên của các dân tộc thiểu số ở Việt Nam.
Bản Cát Cát, còn được gọi là thôn Cát Cát, nằm cách thị trấn Sa Pa (tỉnh Lào Cai, Việt Nam) khoảng 3km theo hướng đến núi Fanxipang và là nơi cư trú của dân tộc Mông. Nằm yên bình bên chân thác Tiên Sa hùng vĩ trong một thung lũng nhỏ xinh, bản Cát Cát mở ra một thế giới hoàn toàn khác, tách biệt với bên ngoài. Đó không chỉ là không khí mát mẻ, trong lành đặc trưng của núi rừng; sự mộc mạc đơn sơ nhưng còn nhiều thiếu thốn của miền núi xa xôi; tính thân thiện, hiếu khách của dân tộc Mông với du khách nước ngoài… mà ở đó còn là những cảnh quan hùng vĩ bốn bể của địa hình đặc trưng và chứa đựng một lịch sử văn hóa trường tồn với thời gian.
Bản Cát Cát được hình thành từ giữa thế kỷ 19, do một bộ phận ít người dân tộc cùng nhau quây tụ và sống theo phương pháp “mật tập” (cùng nhau dựa vào sườn núi để sinh sống, trồng trọt, chăn nuôi, làm nghề thủ công trên những sườn đồi và các nóc nhà chỉ cách nhau vài chục mét). Gần nơi cư trú, họ còn tổ chức canh tác trồng lúa ngô trên những thửa ruộng bậc thang theo phương pháp hoàn toàn thủ công. Và dù đã hơn 3 thế kỷ trôi qua nhưng những con người nơi đây vẫn bảo tồn và giữ gìn khá tốt những phong tục tập quán, kiến trúc nhà cửa, các nghề thủ công mĩ nghệ truyền thống như: dệt vải, làm đồ trang sức… Chính vì thế, bản Cát Cát đang trở thành một điểm tham quan văn hóa đầy những giá trị truyền thống hấp dẫn của du lịch Sapa nói riêng và Việt Nam nói chung.
Vậy bản Cát Cát có những điều gì đặc biệt mà có thể tồn tại lâu dài và thu hút lượng lớn du khách, đặc biệt là du khách nước ngoài đến thăm hàng năm?
Như đã đề cập ở trên, vì được hình thành từ thế kỷ 19 và người Mông sinh sống theo phương pháp “mật tập” nên kiến trúc của những ngôi nhà ở bản Cát Cát là một nét đặc trưng riêng khó phai lẫn. Nhà của họ gồm 3 gian được lợp bằng ván gỗ Powmu – một loại gỗ quý hiếm, có độ bền cao nên cực kỳ phù hợp với việc xây nhà ở sát sườn núi.
Bên trong ngôi nhà được xây dựng rất đơn giản, bố trí bằng 3 cột ngang đều được kê trên phía đá tròn hoặc vuông. Trong nhà sẽ có không gian thờ cúng, nơi tiếp khách, phòng ngủ và 1 gác trữ lương thực để dự trữ cho các mùa đông, lũ. Nhà thường có 3 cửa ra vào: cửa chính ở giữa, 2 cửa phụ ở hai đầu nhà. Đặc biệt, cửa chính luôn được đóng kín và chỉ được mở vào những dịp lớn hoặc quan trọng như: ma chay, cưới hỏi, lễ Tết. Với những đặc điểm riêng trên mà những ngôi nhà tựa sườn của người Mông có một cái tên riêng không thể nhầm lẫn: Nhà Trình Tường.
Vì thế, nếu có dịp ghé bản Cát Cát thì cũng đừng bỏ lỡ cơ hội được ngủ tại những ngôi Nhà Trình Tường này. Cái mong muốn được hiểu cái nếp sinh hoạt của người Mông hay cảm giác muốn được trải nghiệm sự thú vị tại một không gian tuy xa lạ mà thân thuộc khác hẳn những hostel, homestay… tất cả sẽ đều “xuất hiện” từ chính bên trong căn nhà này.
Ngoài nghề chăn nuôi và trồng trọt trên những thửa ruộng bậc thang rộng thẳng cánh cò bay giữa núi rừng, người Mông ở bản Cát Cát còn giữ được một nghề truyền thống khác rất được du khách cả trong và ngoài nước ưa chuộng: nghề thủ công mĩ nghệ.
Qua thời gian, người Mông đã tạo nên rất nhiều những bức hoạ tuyệt đẹp trên những tấm vải thổ cẩm, đồ trang sức bằng sự khéo léo của đôi bàn tay. Vải thổ cẩm của người Mông gồm 4 màu chủ đạo: xanh, đỏ, trắng, vàng và từ những màu đó họ biến hóa ra rất nhiều hình thù mô phỏng lá, cây, hoa văn góc cạnh, muông thú… Những tấm vải sau khi được nhuộm châm bằng cách lấy phấn từ tro và lá rừng sẽ được đánh bóng bằng cách lăn vải với khúc gỗ tròn trên những phiến đá thẳng được bôi sẵn sáp ong. Với kỹ thuật này, tấm vải sẽ bền màu, giữ được màu sắc tự nhiên nhất có thể.
Bên cạnh đó, người Mông cũng có kỹ thuật rất giỏi trong việc làm đồ mĩ nghệ, trang sức. Quy trình để chế tác ra 1 sản phẩm tinh xảo phải trải qua rất nhiều công đoạn. Đầu tiên, bạc sẽ được cho vào lò đun đến khi nóng chảy thì rót vào khuôn. Chờ cho bạc nguội thì lấy ra đập, rèn cho ra ra hình thù và kích thước như ý rồi kéo thành sợi. Trai qua những bước trên và được mài giữa nhẵn mịn, tuỳ vào nhu cầu hay ý muốn thì sản phẩm sẽ được chạm khắc, tạo thêm hoa văn để tăng thêm sự phong phú, tinh xảo cho món đồ trang sức.
Và một điều làm bản Cát Cát trở thành một tượng đài nhớ thương trong lòng du khách thập phương chính là những phong tục tập quán đặc sắc, giàu giá trị văn hóa và là một nét đẹp tín ngưỡng của riêng người Mông.
Họ luôn giữ gìn và bảo tồn những giá trị đặc trưng bằng chính những trang phục truyền thống của mình. Các cô gái sẽ mặc những bộ quần áo có vải quấn quanh đầu làm khăn, áo khoác với cổ áo được thêu những hoa tiết cổ kỳ, giữa phần áo và váy được giữ bằng thắt lưng được thêu hoa tiết gồm nhiều tua rua hai đầu. Trang phục của nam giới thì đơn giản hơn, chỉ gồm mũ được từ vải lanh, áo trong xẻ tà đươc bao ngoài bằng 1 áo khoác dài.
Những ai lần đầu tiên đến bản Cát Cát chắc chắn sẽ rất ấn tượng với tuc lệ “kéo vợ” của người Mông. Đó là khi một người con trai quen biết và đem lòng yêu một cô gái, anh ta sẽ tổ chức làm cỗ và nhờ bạn bè lên kế hoạch “kéo” cô gái đó về nhà và giữ cô trong ba ngày một cách bất ngờ. Nếu cô cũng có tình cảm và đồng ý thì hôn lễ sẽ được tổ chức chính thức. Lễ cưới sẽ được tổ chức rình rang, hoành tráng và thường kéo dài từ 2-7 ngày. Ngược lại, nếu bị từ chối thì họ sẽ cùng nhau uống rượu bát để kết bạn và mọi chuyện lại trở lại bình thường.
Và hơn thế, bản Cát Cát còn hấp dẫn khách tứ phương bởi vẻ đẹp hùng vĩ của thiên nhiên trù phú và nền ẩm thực độc đáo của người Mông….
Vậy với những điều trên đã đủ cho bạn sốt sắng lên gấp 1 kế hoạch để khám phá bản làng đẹp nhất Tây Bắc này chưa? Đừng phí thêm bất kì một giây phút nào thêm nghĩ tới việc xuất ngoại mới có thể tìm thấy những thiên đường cảnh đẹp nữa nhé, vì ngay ở Việt Nam cũng tồn tại những tuyệt tác của thiên nhiên và những giá trị văn hóa tinh tế lắm nhé!
Kỳ công: Kyou
Nguồn ảnh: Trên mạng
Xem thêm
Khám phá Sapa với chuyến đi 3 ngày 2 đêm săn mùa lúa chín chỉ với 1 triệu 800 nghìn đồng mỗi người
Bề dày như căn nhà homestay tại Đà Lạt, hoàn hảo đến mức thậm chí cả sao Việt cũng bị quyến rũ
Tác giả: Ân Nguyễn