Mô hình nêm trong chiến lược giao dịch Price Action mặc dù đơn giản nhưng vẫn mang lại hiệu quả cao giúp trader đạt được lợi nhuận như mong đợi. Hãy cùng tìm hiểu và áp dụng kiến thức chứng khoán, phân tích kỹ thuật để thực hiện giao dịch hiệu quả.
Mô hình nêm là gì?
Được gọi là mô hình nêm (Wedge Pattern) vì hình dạng của nó thu hẹp dần theo thời gian, tương tự như hình dạng của cái nêm.
Mô hình nêm được hình thành từ hai đường hỗ trợ dưới đáy và một đường kháng cự trên đỉnh, có hình dáng nghiêng lên hoặc xuống, và hai đường này sẽ gặp nhau tại một điểm, tạo thành hình dạng như cái nêm. Điều này là điểm khác biệt rõ nhất giữa mô hình cái nêm và mô hình tam giác như đã được đề cập trong các bài viết khác.
Sự hình thành và ý nghĩa mô hình nêm
Mô hình nêm thường hình thành sau một đợt tăng giá hoặc giảm giá của cổ phiếu. Sự hình thành của mô hình này cho thấy giai đoạn tích lũy giá trị trước khi xác định xu hướng tiếp theo của thị trường.
Mô hình nêm cho thấy sự động lực của sự tăng hoặc giảm giá vẫn còn tiếp tục, tuy nhiên có dấu hiệu giảm dần qua việc thu hẹp đà tăng hoặc giảm tới cuối nêm. Do đó, có khả năng mạnh mẽ để đảo chiều khi có sự bán hoặc mua đủ lớn phá vỡ mô hình này.
Tính chất của mô hình nêm:
- Đối với mô hình nêm tăng, hỗ trợ và kháng cự sẽ cùng dốc lên. Trong đó, đường hỗ trợ sẽ dốc hơn đường kháng cự. Khi mô hình bị phá vỡ sẽ cho tín hiệu đảo chiều giảm, nhà đầu tư có thể sử dụng để tìm cơ hội bán.
- Đối với mô hình nêm giảm, hỗ trợ và kháng cự sẽ cùng dốc xuống. Trong đó, đường kháng cự sẽ dốc hơn đường hỗ trợ. Khi mô hình bị phá vỡ sẽ cho tín hiệu đảo chiều tăng, nhà đầu tư có thể sử dụng để tìm cơ hội mua.
- Đỉnh đáy được tạo thành phải nằm trên 2 đường hỗ trợ và kháng cự này. Và có ít nhất 3 lần chạm ở kháng cự và hỗ trợ.
- Thời gian hình thành mô hình càng lâu thì cú phá vỡ và hỗ trợ càng có giá trị.
Cách giao dịch với mô hình nêm
Điều quan trọng nhất khi giao dịch với mô hình cái nêm là nhà đầu tư cần xác định hai đường kháng cự và hỗ trợ trong mô hình. Việc này cũng đơn giản khi chỉ cần vẽ đoạn thẳng nối các đỉnh với nhau và các đáy với nhau, hai đường này gặp nhau tại một điểm để tạo thành mô hình cái nêm.
Như đã giới thiệu ở trên, mô hình nêm sẽ cung cấp tín hiệu đảo chiều và điểm mua hoặc bán khi hỗ trợ hoặc kháng cự bị phá vỡ. Từ đó, ta có các chiến lược giao dịch sau:
Chiến lược 1: Giao dịch ngược xu hướng
Đầu tiên, với mô hình nêm tăng. Khi đến cuối xu hướng tăng, sự hình thành mô hình nêm cho thấy dấu hiệu sắp có sự đảo chiều giảm của giá. Nhà đầu tư có thể chờ đợi nến giảm phá vỡ đường hỗ trợ để tìm cơ hội bán.
Nhiều nhà đầu tư quyết định bán ngay khi nến đóng cửa phá vỡ đường hỗ trợ, nhưng điều này có thể gây rủi ro vì đó có thể chỉ là một tín hiệu giả. Để an toàn hơn, nhà đầu tư có thể đợi nhịp hồi test lại mức hỗ trợ đã vừa bị phá vỡ, kết hợp với các tín hiệu đảo chiều khác từ nến hoặc các chỉ báo xu hướng để tìm điểm bán an toàn và hiệu quả hơn.
Mục tiêu giá có thể là các vùng đáy cũ trong mô hình nêm.
Đặt lệnh dừng lỗ ở đỉnh cũ gần nhất của mô hình nêm.
Tương tự, khi đến cuối xu hướng giảm, sự hình thành mô hình nêm giảm cho thấy dấu hiệu sắp có sự đảo chiều tăng của giá. Nhà đầu tư có thể chờ đợi nến tăng phá vỡ đường kháng cự để tìm cơ hội mua.
Lệnh mua có thể được thực hiện khi nến phá vỡ đường kháng cự phía trên, hoặc để chắc chắn hơn, nhà đầu tư có thể đợi giai đoạn retest và các tín hiệu đảo chiều từ nến hoặc các chỉ báo xu hướng khác.
Mục tiêu giá có thể được chọn ở vùng giá các đỉnh cũ trong mô hình nêm.
Đặt lệnh dừng lỗ tại vùng giá đáy cũ gần nhất.
Chiến lược 2: Tiếp tục xu hướng
Chiến lược này áp dụng mô hình nêm trong các giai đoạn hồi phục của xu hướng giảm hoặc điều chỉnh trong xu hướng tăng. Tương tự như chiến lược đảo chiều xu hướng, điểm mua hoặc bán xuất hiện khi các mức hỗ trợ và kháng cự bị phá vỡ. Tuy nhiên, chiến lược tiếp tục xu hướng này thường ít được sử dụng hơn.
Tổng kết:
Mô hình nêm là một mô hình đơn giản và hiệu quả giúp nhà đầu tư nhận diện xu hướng, điểm vào lệnh, giá cắt lỗ và giá mục tiêu ngay trong mô hình.
Những điều cần nhớ khi áp dụng mô hình nến:
- Vẽ đúng hỗ trợ và kháng cự.
- Điểm mua/bán xuất hiện khi kiểm tra lại kháng cự hoặc hỗ trợ, có thể kết hợp các mẫu nến đảo chiều xu hướng
- Dừng lỗ tại vùng đỉnh hoặc đáy gần nhất
- Giá mục tiêu tại các đỉnh hoặc đáy trong nến