Key takeaways |
---|
Bài viết Describe a book you have recently read - Chủ đề IELTS Speaking sẽ bao gồm các đề mục chính:
|
Dàn ý cho chủ đề Mô tả một cuốn sách bạn vừa đọc
Nội dung đề bài
Describe book you have recently read. (Mô tả một cuốn sách mà bạn vừa đọc gần đây.)
Phân tích đề
Đề bài "Describe a book you have recently read" trong phần 1 của IELTS Speaking yêu cầu người học miêu tả về một cuốn sách đã đọc gần đây. Nhiệm vụ của thí sinh là miêu tả cuốn sách đó, bao gồm nội dung, tác giả, lý do chọn đọc , và ảnh hưởng của cuốn sách đó đối với bản thân. Sau đây là một số ý mà người học có thể lấy làm ý tưởng cho phần thi.
Nội dung của cuốn sách: người học cần mô tả về nội dung chính của cuốn sách. Đây là cơ sở để đọc giả hiểu về chủ đề và câu chuyện mà cuốn sách mang lại. Hãy tập trung vào những sự kiện, nhân vật và các yếu tố khác quan trọng trong cuốn sách.
Ý nghĩa của cuốn sách: Tiếp theo, hãy đánh giá ý nghĩa của cuốn sách. Cuốn sách có chứa thông điệp sâu sắc nào? Nó có đề cập đến các vấn đề xã hội, kinh tế, hay chỉ là những mẩu chuyện ngây ngô.
Phong cách viết và cấu trúc của cuốn sách: cảm nhận cá nhân về cách mà cuốn sách được viết và sắp xếp. Phong cách viết của tác giả có mượt mà, hấp dẫn, hay khó hiểu? Cấu trúc câu chuyện có chặt chẽ, dẫn dắt người đọc qua từng giai đoạn một một cách mạch lạc không?
Sự đánh giá cá nhân: đưa ra ý kiến cá nhân của người học về về cuốn sách. Người học có thích cuốn sách này hay không? Tại sao? Cuốn sách có đáng đọc và giới thiệu cho người khác không?
Lưu ý: phần trả lời nên ngắn gọn, các ý chỉ nên từ 2- 3 câu tránh trả lời dài dòng lan man, đồng thời thí sinh nên trả lời 1 cách tự nhiên nhất.
Dàn ý cho chủ đề Mô tả một cuốn sách bạn vừa đọc
I. Ngữ cảnh (Context)
A. Nói về hoàn cảnh tại sao người học đọc lại cuốn sách
B. Giới thiệu tên sách (hoặc tên tác giả, thể loại,...)
II. Nội dung chính (Content)
A. Giới thiệu ngắn gọn về cốt truyện hoặc ý chính, bối cảnh cũng như nhân vật
B. Làm nổi bật điểm độc đáo hoặc thú vị nào đó của cuốn sách mà khiến người học, cũng như đọc giả ấn tượng.(Có thể đề cập đến những khoảnh khắc đáng nhớ hoặc phần yêu thích của bản thân)
III. Conclusion (Kết luận)
A. Kết thúc bằng một suy nghĩ về cuốn sách hoặc những giá trị mà cuốn sách đã mang lại.
Lưu ý: trên đây là outline mẫu, khuyến khích người học từ tạo outline cho riêng mình dựa trên thông tin được cung cấp.
Bài mẫu chủ đề Mô tả một cuốn sách bạn vừa đọc
The target reader of this book is for American children at the age from 12 to 15 years old. The first time I read this book I felt it was a real page turner. Much as I hate reading, somehow I managed to place an order, sit down and spend my time on it.
This book reminds me of my childhood and I see myself in the character of Greg, who is a mischievous boy and he’s really into making jokes. He has his own diary in which he writes all his stories at school or at home and expresses his emotions and thoughts. He wishes to become popular at school so he tries his best to do anything to make his dream come true but in the end he is stuck in troubles.
What I find the most interesting about him is that he is such a loyal and reliable friend. Despite bickering with his closest friend, he is still willing to give Rowley a hand when he encounters difficulties and needs support. They always have each other standing by whenever they face challenges.
Even though I haven’t got the time to finish the whole book, I believe it has made reading more pleasant than ever before. Through reading it, I not only gain more life lessons but also way too much laughter.
(Dịch:
Nói thật, trái ngược với vẻ ngoài mọt sách, tôi chưa bao giờ là một người đam mê sách. Tôi không thực sự cảm thấy vui vẻ trong quá trình ngồi yên và nhìn chằm chằm vào những trang sách dày hàng giờ, do đó, tôi hầu như không bao giờ đọc. Tuy nhiên, có một cuốn sách mà tôi thực sự thích thú khi đọc. Đây là cuốn truyện bán chạy nhất của New York Time do tác giả Jeff Kinney viết, được gọi là “Nhật ký chú bé nhút nhát”.
Đối tượng độc giả của cuốn sách này là trẻ em Mỹ ở độ tuổi từ 12 đến 15 tuổi. Lần đầu tiên tôi đọc cuốn sách này, tôi cảm thấy nó là một cuốn sách khiến ta nóng lòng muốn giở qua trang khác để biết câu chuyện sẽ diễn biến ra sao. Tôi rất ghét đọc sách, nhưng bằng cách nào đó, tôi đã tìm cách đặt hàng, ngồi xuống và dành thời gian cho nó.
Cuốn sách này khiến tôi nhớ lại thời thơ ấu của mình và tôi thấy mình trong nhân vật Greg, một cậu bé tinh nghịch và cậu ấy thực sự thích pha trò. Cậu ấy có nhật ký của riêng mình, trong đó cậu ấy viết tất cả những câu chuyện của mình ở trường hoặc ở nhà và thể hiện cảm xúc và suy nghĩ của mình. Cậu ấy mong muốn trở nên nổi tiếng ở trường vì vậy cậu ấy cố gắng hết sức để làm bất cứ điều gì để biến ước mơ của mình thành hiện thực nhưng cuối cùng cậu ấy lại bị mắc kẹt trong những rắc rối.
Điều tôi thấy thú vị nhất ở cậu ấy là một người bạn trung thành và đáng tin cậy. Dù cãi nhau với người bạn thân nhất của mình, cậu vẫn sẵn sàng giúp Rowley một tay khi gặp khó khăn và cần sự hỗ trợ. Họ luôn có nhau sát cánh mỗi khi gặp thử thách.
Mặc dù tôi không có thời gian để hoàn thành toàn bộ cuốn sách, nhưng tôi tin rằng cuốn sách này đã khiến việc đọc sách trở nên thú vị hơn bao giờ hết. Thông qua việc đọc nó, tôi không chỉ có thêm bài học cuộc sống mà còn có quá nhiều tiếng cười.)
Phân tích từ vựng có trong bài mẫu Mô tả một cuốn sách bạn vừa đọc
to tell the truth (idiom): thực ra là
Ví dụ: To tell the truth, I couldn’t hear it. (Thực ra là, tôi đã không thể nghe thấy.)
book enthusiast (noun phrase ): người thích, ham đọc sách
Ví dụ: Book enthusiasts are the kind of people who walk into a library, open a book, and breathe in a whiff of that wonderful old book smell. (Những người đam mê sách là kiểu người bước vào thư viện, mở một cuốn sách và hít thở mùi sách cũ tuyệt vời đó.)
take/find pleasure in doing something (idiom): thích thú
Ví dụ: He takes pleasure in pointing out my mistakes. (Anh ấy tìm thấy niềm vui thích trong việc chỉ ra lỗi sai của tôi.)
To see oneself in the character of someone (expression):
nhìn thấy bản thân tôi ở ai đó.
Ví dụ: I see myself in the character of Greg, who is a mischievous boy and he’s really into making jokes or playing tricks. (Tôi nhìn thấy chính mình trong nhân vật Greg, một cậu bé tinh nghịch và cậu ấy thực sự thích pha trò hoặc chơi trò lố.)
Real page-turner (noun phrase):
Nếu người nói muốn nói về một cuốn sách viết rất khéo và gây hồi hộp cho người đọc thì có thể dùng thành ngữ page-turner. Thành ngữ này ghép từ page với từ turner có gốc là động từ turn, nghĩa là quay hay lật qua, ý nói cuốn sách khiến mọi người nóng lòng muốn giở qua trang khác để biết câu chuyện sẽ diễn biến ra sao.
Ví dụ: Her latest novel is a real page-turner. (Cuốn sách gần đây nhất của cô ấy là một cuốn sách viết rất khéo và gây hồi hộp cho người đọc.)
Mischievous (adj):
nghịch ngợm, tinh nghịch, thường dùng để chỉ người hay con vật.
Ví dụ: She has a mischievous sense of humour. (Cô ấy có một khiếu hài hước nghịch ngợm.)
To encounter difficulty (verb phrase):
đương đầu với khó khăn thử thách.
Ví dụ: This meeting will be the first encounter between the party leaders since the election. (Cuộc gặp này sẽ là cuộc gặp gỡ đầu tiên giữa các nhà lãnh đạo kể từ cuộc bầu cử.)
Đối mặt với thách thức (cụm động từ): đương đầu với thử thách. Người học có thể hoàn toàn thay thế “gặp khó khăn” và “đối mặt với thách thức” cho nhau.
Ví dụ: Thế giới đang đối mặt với những thách thức mà trước đây chưa từng gặp phải. (The world is facing challenges that it has never faced before.)
Phương pháp học từ vựng chủ đề Mô tả một cuốn sách bạn vừa đọc
Do đó, Mytour sẽ giới thiệu cho người học cách học thông qua việc xây dựng mối liên kết với từ vựng. Điều làm cho phương pháp này dễ học chính là cơ chế hoạt động của trí nhớ. Việc ghi nhớ thông tin phụ thuộc vào số lượng tế bào thần kinh và các kết nối giữa chúng. Càng có nhiều thông tin (kết nối) xung quanh gắn kết với thông tin được ghi nhớ, thì thông tin đó sẽ dễ dàng nhớ lại hơn.