Dù không gây ra bạo lực trực tiếp, nhưng trò chơi điện tử cũng có thể khiến sự toxic của người chơi phát triển, ít nhiều
Có nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng không có mối liên hệ trực tiếp giữa bạo lực trong trò chơi điện tử và hành vi bạo lực trong thế giới thực. Tuy nhiên, điều này không có nghĩa là trò chơi điện tử không thể khiến game thủ cảm thấy tức giận hay bực tức.
Nghiên cứu gần đây đã chỉ ra rằng có hơn một nửa số người tham gia khảo sát không thể kiểm soát được cơn giận của mình khi chơi game.
Cuộc khảo sát này được tiến hành bởi Ben Treanor của time2play, với tổng số 1046 game thủ tham gia, độ tuổi trung bình là 28,6 tuổi, và họ dành khoảng 14,9 giờ cho một tựa game trung bình. Kết quả khiến nhiều người ngạc nhiên khi có đến 56,4% người tham gia khảo sát cảm thấy tức giận cực độ khi chơi game, ít nhất là 1 lần mỗi tuần.
Đặc biệt, những người chơi này thường là những game thủ Xbox và Call of Duty, với trải nghiệm toxic nhất.
Trong số người chơi được khảo sát, có đến 18,4% nói rằng họ đã từng đập một vật gì đó khi tức giận, và 25,5% cho biết họ đã có hành động 'đả kích người thân' chỉ vì tức giận trong game.
Lý do phổ biến nhất khiến game thủ tức giận trong trò chơi là thua nhiều lần. Hacker, lỗi game hay camper cũng góp phần làm tăng cảm giác tức giận. Vấn đề hack và lỗi game thường gặp trong các trò chơi nổi tiếng như Call of Duty: Warzone.
Các tựa game của Call of Duty thường khiến game thủ tức giận do tính cạnh tranh cao và sự xuất hiện thường xuyên của kẻ gian lận.
Những tựa game trong series GTA ít khiến game thủ cảm thấy toxic nhất. Mặc dù bạo lực, GTA không cạnh tranh gay gắt như các tựa game bắn súng, MOBA, thường tạo cảm giác thư giãn cho game thủ.