Trung Quốc sở hữu mạng lưới đường sắt cao tốc lớn nhất thế giới, đi kèm với lượng lớn phế thải đường ray. Mỗi năm, quốc gia này thải ra hàng triệu tấn đường ray đã qua sử dụng. Đáng tiếc, thay vì tái chế, hầu hết số lượng phế liệu này lại được chôn lấp.
Trong những năm gần đây, Trung Quốc đã liên tục xây dựng cơ sở hạ tầng và các tuyến đường sắt cao tốc được lắp đặt rộng rãi trên khắp đất nước của mình. Điều này đã khiến Trung Quốc trở thành quốc gia có tổng quãng đường đường sắt cao tốc dài nhất thế giới.
Theo xu hướng liên tục nâng cấp hệ thống giao thông đường sắt cao tốc ở Trung Quốc, số lượng đường ray bị loại bỏ lên tới hàng triệu tấn mỗi năm. Tuy nhiên, cách Trung Quốc xử lý những đường ray bị loại bỏ này đã khiến cho nhiều người tò mò và làm dấy lên những cuộc tranh luận sôi nổi!
Trung Quốc áp dụng phương pháp chôn lấp các đường ray phế liệu tại chỗ, điều này khiến nhiều người đặt câu hỏi tại sao đường ray không được tái chế, liệu chôn tại chỗ có gây lãng phí tài nguyên hay không?
Phương pháp xử lý đường ray đã qua sử dụng gây tranh cãi
Trung Quốc đang dẫn đầu thế giới về số km xây dựng đường sắt cao tốc, nhưng điều này cũng có nghĩa là quốc gia này sẽ có khối lượng công trình đường sắt khổng lồ cần được bảo trì thường xuyên. Nếu đường ray không được bảo trì trong thời gian dài, khả năng phục hồi của chúng sẽ giảm đi rất nhiều, gây nguy cơ mất an toàn và cần phải được dỡ bỏ và thay thế.
Khi tàu hỏa và tàu cao tốc hoạt động suốt ngày, đường ray chịu tác động liên tục và dần hao mòn đến mức cần tháo dỡ. Vì vậy, mỗi năm Trung Quốc phải thay thế một lượng lớn đường ray phế liệu.
Thông thường, đường ray cần được thay thế sau khoảng 10 năm. Tuy nhiên, nếu là đường nhánh và ít sử dụng, thời gian thay thế có thể kéo dài đến 20 năm.
Mặc dù gọi là đường sắt, thực tế đường ray không chứa sắt mà được làm từ thép đặc biệt có độ chính xác cao. Loại thép này có độ bền và tính dẻo dai tốt, có khả năng tạo màng oxit trên bề mặt giúp chống xói mòn.
Việc tái chế đường sắt là không thực tế vì loại thép đặc biệt này khó tái chế. Ngay cả khi có thể tái chế, xử lý lại chúng cũng rất khó khăn.
Hiện nay, các nhà máy luyện kim tiên tiến ở Trung Quốc không có công nghệ tái chế loại thép đặc biệt này. Ngoài ra, nhiều tuyến đường sắt xây dựng ở vùng sâu vùng xa để giảm tiếng ồn gây phiền hà cho dân cư.
Vị trí địa lý xa xôi làm cho việc vận chuyển đường ray phế liệu trở thành vấn đề lớn đối với các công ty đường sắt. Chính vì vậy, chôn lấp tại chỗ được lựa chọn là phương pháp tiết kiệm chi phí nhất.
Do vị trí địa lý xa xôi, vận chuyển đường ray phế liệu là một thách thức lớn. Chi phí vận chuyển và xử lý trong quá trình tái chế gần như bằng hoặc hơn chi phí thay thế đường ray mới.
Tuy nhiên, việc chôn chúng tại chỗ thực sự sẽ gây ra thiệt hại đáng kể cho môi trường, đặc biệt là ô nhiễm đất và nước ngầm. Với đường ray được làm bằng thép đặc biệt, kim loại nặng sẽ bị thất thoát trong quá trình ăn mòn kéo dài, dẫn đến việc nồng độ kim loại nặng trong nước ngầm và đất vượt quá tiêu chuẩn, gây hậu quả nghiêm trọng cho môi trường.
Do đó, ngoài việc chôn lấp tại chỗ, Trung Quốc đang nghiên cứu khả năng tái chế chất thải từ đường ray xe lửa. Một trong những phương pháp tái chế khả thi là lưu trữ tạm thời các đường ray thải tại nhà ga để xử lý các tình huống đặc biệt và tái sử dụng chúng làm đường ray khẩn cấp.
Ngoài ra, các đường ray cũ còn được sử dụng để chế tạo các thiết bị đặc biệt như cần cẩu khổng lồ trong các nhà máy luyện kim và nhà máy thép. Tuy nhiên, dù được sử dụng tạm thời làm đường ray dự phòng hay làm nguyên liệu thô tái chế, các ứng dụng của chúng vẫn rất hạn chế và việc chôn lấp tại chỗ vẫn là phương pháp chính để xử lý.