Khi bé bắt đầu ăn dặm, các mẹ luôn đau đầu về việc chọn thực phẩm để giúp em quen với thức ăn. Trong số những thực phẩm dinh dưỡng tốt cho trẻ ăn dặm, hãy nhớ bổ sung rau mồng tơi – loại rau dễ tiêu hóa, giàu dinh dưỡng cho bé.
Giá trị dinh dưỡng và tác dụng của rau mồng tơi.
Rau mồng tơi có hàm lượng Calo và Chất béo thấp, nhưng lại chứa lượng lớn Vitamin, Khoáng chất Kali, Canxi, Magiê, Đồng và các hợp chất chống oxy hóa Beta-carotene, Lutein, Zea-xanthin.
Mồng tơi là nguồn cung cấp Carotenoid, Polysaccharide phi tinh bột, Chất nhầy giúp trẻ tiêu hóa tốt hơn, giảm hấp thụ Cholesterol, ngăn ngừa các vấn đề về đường ruột.
Mồng tơi chứa lượng lớn Vitamin B, A, C, Riboflavin, Folate, Sắt, enzyme chống oxy hóa, giúp tăng cường sự phát triển của xương và cơ thể, ngăn ngừa loãng xương, thiếu máu.
Mồng tơi có tính lạnh, giúp làm mát, giải nhiệt cho cơ thể.
Khi nào trẻ có thể ăn dặm với mồng tơi?
Mồng tơi là loại rau xanh dịu nhẹ không gây dị ứng ở trẻ nhỏ, vì vậy bạn có thể cho trẻ bắt đầu ăn từ 6 tháng tuổi khi bắt đầu giai đoạn ăn dặm bằng mồng tơi.
Tuy nhiên, vì mồng tơi có tính mát, dễ làm mát cho dạ dày, bạn nên tránh sử dụng khi trẻ bị cảm lạnh hoặc tiêu chảy, sử dụng mồng tơi trong trường hợp này có thể làm tình trạng bệnh của trẻ trở nên tồi tệ hơn.
Món ngon từ mồng tơi cho bé
Bột cua biển từ mồng tơi: đơn giản chỉ cần cắt nhỏ và nấu mềm rau, hấp - tách thịt cua, lấy nước rau hòa với chút bột ăn dặm. Sau đó xay nhuyễn rau và thịt cua, trộn đều với bột, thêm chút dầu mè để tăng hương vị cho món ăn.
Ngoài ra, bạn cũng có thể nấu mồng tơi với cháo như cháo ngao rau mồng tơi, cháo tôm mồng tơi hoặc cháo cua đồng rau mồng tơi để bé thưởng thức.
Bạn sẽ quan tâm:
- Mua và chú ý khi ăn rau ngót, mồng tơi, dền
- Cách nấu rau mồng tơi không bị nhầy
- Người nào nên tránh ăn rau mồng tơi?
Rau mồng tơi lành tính và rất tốt cho sức khỏe của trẻ nhỏ, bạn có thể thay đổi khẩu vị của bé với rau mồng tơi bằng nhiều món ngon khác nhau mà không cần phải lo lắng về việc trẻ không đủ dinh dưỡng.