Bài viết dưới đây đưa ra một cách ứng dụng phương pháp PPF khác trong phần thi IELTS Speaking Part 2, đánh giá tính hiệu quả, đồng thời cung cấp ví dụ minh họa theo đề bài mẫu.
Trong IELTS Speaking Part 2, thí sinh được yêu cầu nói liền mạch trong vòng từ 1-2 phút về một chủ đề cho trước. Thay vì trả lời ngay sau từng câu hỏi của giám khảo, thí sinh sẽ có thời gian một phút để chuẩn bị dựa trên cue card giảm khảo đưa ra. Phải chuẩn bị trong thời gian ngắn và triển khai ý tưởng trên 1 phút gây không ít khó khăn cho thí sinh. Phương pháp PPF đã được giới thiệu nhằm giúp người học có tư duy ý tưởng nhanh gọn và hiệu quả hơn để giải quyết phần 2 của bài thi Speaking. Bài viết dưới đây sẽ đưa ra một cách áp dụng PPF khác trong IELTS Speaking Part 2, đánh giá tính hiệu quả, đồng thời cung cấp ví dụ áp dụng phương pháp PPF cho một chơi xổ số bài.
Key takeaways
1. PPF (Past – Present – Future) là phương pháp giúp người học suy nghĩ và trình bày ý cho bài nói IELTS Speaking Part 2 chặt chẽ và hoàn chỉnh.
2. PPF cho phép thí sinh linh hoạt sử dụng đa dạng các thì tiếng Anh trong bài nói, từ đó cải thiện band điểm ở tiêu chí Grammatical Range and Accuracy.
3. Biến thể PPF này giúp thí sinh tối ưu thời gian chuẩn bị và thời gian nói cho phép, dễ dàng áp dụng với mọi trình độ người học.
Tại sao nên phát triển bài nói theo biến thể PPF?
Phương pháp dễ nhớ, dễ chuẩn bị, dễ thực hiện
Bằng cách ghi nhớ 3 chữ cái viết tắt PPF (Past - Present - Future), người đọc nhanh chóng đưa ra ý tưởng theo trình tự thời gian và sắp xếp bài nói hoàn chỉnh hơn. Trong một phút chuẩn bị, chỉ cần viết ra 3 cụm từ khóa, thí sinh có thể triển khai ý tưởng của mình. Bên cạnh đó, việc kể 3 câu chuyện ở 3 thời khác nhau đảm bảo thí sinh tận dụng hết 2’ nói cho phép đồng thời sử dụng được nhiều từ vựng lĩnh vực khác nhau đa dạng ngữ pháp.
Phương pháp phù hợp với thí sinh ở mọi trình độ, đặc biệt ở bậc mới bắt đầu (Beginners) bởi không yêu cầu người học tạo ra mối liên hệ giữa các câu chuyện hay đưa ra ý tưởng phức tạp. Thay vào đó, bài nói đã nhất quán chung một chủ đề và được liên kết chặt chẽ bởi trình tự thời gian.
Đáp ứng yêu cầu tiêu chuẩn GR trong phần thi IELTS Speaking
Dựa vào IELTS Speaking Band Descriptors (Mô tả cụ thể từng mức điểm IELTS), Grammatical range and accuracy (tạm dịch là Tính chính xác và độ đa dạng của ngữ pháp) là tiêu chí chiếm ¼ tổng số điểm của kĩ năng. Trong tiêu chí này, khả năng sử dụng linh hoạt các thì động từ trong tiếng Anh được đánh giá cụ thể như sau:
Band 5:
Thí sinh có thể sử dụng câu ngắn, đơn giản sử dụng thì hiện tại đơn hoặc thì tương lai đơn.
Có cố gắng sử dụng thì hiện tại tiếp diễn hoặc các thì quá khứ nhưng mắc nhiều lỗi, hiếm khi hoặc hầu hư không có kiến thức về thì hiện tại hoàn thành và quá khứ hoàn thành.
Thí sinh có thể sử dụng “can” hoặc “must” khi nói về tương lai thay vì will probably hoặc will have to.
Band 6:
Thí sinh ở band điểm này có kiến thức và khả năng sử dụng hầu hết các thì bao gồm hiện tại, quá khứ và hoàn thành dù thỉnh thoảng mắc lỗi.
Chưa sử dụng, hoặc sử dụng nhưng mắc lỗi thì quá khứ và động từ quá khứ bất quy tắc.
-
Biết sử dụng các trạng từ possibly hoặc probably khi dùng thì tương lai.
Band 7:
Thí sinh sử dụng thành thạo đa dạng các thì, chỉ mắc một số ít lỗi nhỏ nhưng không làm ảnh hưởng đến ý nghĩa của bài nói.
Band 8:
Thí sinh sử dụng thành thạo đa dạng các thì và hầu như không mắc lỗi liên quan đến điểm ngữ pháp này
Thông qua các mô tả cụ thể về từng band điểm ở trên, có thể thấy thí sinh càng sử dụng đa dạng các thì tiếng anh và sử dụng chính xác, band điểm nói của thí sinh càng được cải thiện, đặc biệt ở tiêu chí Grammatical Accuracy.
Phương pháp PPF (Quá khứ - Hiện tại - Tương lai)
Khái niệm của phương pháp PPF là gì?
PPF là viết tắt cho: Past - Present - Future. Cụ thể hơn, phương pháp PPF là cách định hướng thí sinh phát triển câu trả lời phần 2 IELTS Speaking theo trình tự thời gian, bằng cách vận dụng ba nhóm thì trong tiếng Anh: nhóm thì quá khứ, nhóm thì hiện tại và nhóm thì tương lai. Bằng cách này, thí sinh sẽ triển khai ý tưởng từ quá khứ, đến hiện tại và tương lai, nội dung bài nói trở nên logic và hoàn chỉnh hơn, cụ thể như sau:
- Past: Nêu ra bối cảnh dẫn đến câu chuyện -> Triển khai ý gắn liền với các sự kiện, diễn biến có liên quan hay dẫn tới chủ đề của câu hỏi (dùng các thì quá khứ).
- Present: Đưa ra thông tin ở thực tại, cảm nhận/suy nghĩ về câu chuyện -> Triển khai ý bằng cách tiếp tục mô tả diễn biến của câu chuyện ở hiện tại (nếu có), đồng thời nêu ra cảm nhận và quan điểm của bản thân (dùng các loại thì hiện tại).
- Future: Định hướng diễn biến có thể có của câu chuyện tiếp diễn trong tương lai -> Đưa ra suy nghĩ, dự định của bản thân trong tương lai đối với chủ đề vừa kể.
Các dạng thì thường được áp dụng trong phương pháp PPF
Khi nói đến từng nhóm thì lớn trong tiếng Anh (quá khứ - hiện tại – tương lai), người học có thể vận dụng các dạng thì phổ biến và dễ sử dụng nhất, đi kèm với cấu trúc đơn giản để vận dụng:
- Past: + Past simple (thì quá khứ đơn): I did sth.
+ Past Perfect (thì quá khứ hoàn thành): Sth had happened before sth else did
→ Câu điều kiện loại 3: If I hadn’t done this, I would have regretted it.
+ Past continuous (thì quá khứ tiếp diễn): I was doing sth when sb did sth.
- Present:
+ Present Simple (thì hiện tại đơn): I do sth.
+ Present Perfect (thì hiện tại hoàn thành): I have done sth.
- Future:
+ Simple Future (thì tương lai đơn): I will do sth.
+ Near Future (thì tương lai gần): I am going to do sth.
Một biến thể của PPF
Bên cạnh triển khai ý tưởng theo trình tự PPF về một trải nghiệm nhất định, thí sinh có thể triển khai bài nói của mình với các trải nghiệm khác nhau nhưng vẫn bám sát theo chủ đề đã cho. Nói cách khác, thay vì kể một câu chuyện theo trình tự quá khứ, hiện tại, tương lai, thí sinh có thể kể 3 câu chuyện khác nhau: một câu chuyện trong quá khứ, một câu chuyện trong hiện tại và mô tả dự định trong tương lai.
Trong thời gian 1 phút chuẩn bị, để áp dụng phương pháp này hiệu quả, thí sinh cần nhanh chóng ghi lại các từ khóa liên quan đến 3 câu chuyện, hoạt động hoặc trải nghiệm.
Xét ví dụ sau: Describe a family member that you spend most of your time with
You should say:
Who this person is?
When are you usually together?
What do you do together?
And explain why you spend most of your time with this member of your family?
Câu trả lời cho đề bài trên có thể được triển khai theo phương pháp PPF như sau:
Past: Triển khai ý gắn liền với trải nghiệm trong quá khứ.
Ở ví dụ này, thành viên gia đình được nói đến là bà ngoại (grandmother)
—> When I was a little child, I spent most of the day with my grandmother, who was really sweet and caring to me. I remembered tossing her colorful wool rolls while she was crocheting new shirts for me with a knitting needle and a hook. Back in those days, I always got mesmerized by her skillful hands tying one string to another and the beautiful crochet flowers she made.
Present: Kể ra câu chuyện ở hiện tại. Ở ví dụ này, câu chuyện được kể là khi dành nhiều thời gian với chị gái (Older sister).
→ Recently, as I am having important exams at school, I usually turn to my older sister for help. She has always been the most outstanding student in her grade so I often ask her to explain and guide me through difficult tasks every evening.
Future: Thể hiện kế hoạch và mong muốn về tương lai.
Trong ví dụ này, thành viên gia đình được đề cập là cha mẹ.
→Trong tương lai gần, tôi muốn dành thêm thời gian với cha mẹ vì họ rất bận rộn trong công việc hàng ngày. Nếu có cơ hội, tôi sẽ mời họ đi dã ngoại cùng vào một buổi sáng Chủ nhật. Chúng tôi sẽ có những khoảnh khắc chất lượng cùng nhau, điều này chắc chắn sẽ củng cố mối quan hệ trong gia đình tôi.
Vì vậy, bằng cách kể lại câu chuyện với 3 thành viên trong gia đình, ở 3 thời điểm khác nhau, người nói có thể xây dựng một câu trả lời đầy đủ, nhanh chóng và vẫn giữ chặt chủ đề được yêu cầu.