Và vào lúc này, bất ngờ đã trở thành cơ hội cho những kẻ lạm dụng nổi lên. Họ thường xuyên trao đổi thông tin trên các diễn đàn về lịch thi của các nữ sinh, rồi chờ đợi tại các ga tàu để thực hiện hành vi lạm dụng.
Một điều đáng lưu ý là có ít báo cáo lạm dụng từ phía các nữ sinh vào ngày thi, một phần là do họ không muốn bỏ thời gian để báo cáo việc bị quấy rối. Vấn đề quấy rối nữ sinh thường được gọi là 'Chikan',
Nhằm chống lại những kẻ quấy rối trên các phương tiện công cộng, một người có tên là Yui trên Twitter đã quyết định mặc đồ giống như một nữ sinh trung học, tham gia các phương tiện công cộng. Nhưng không ngờ rằng anh lại trở thành nạn nhân của chúng.
Theo như Yui chia sẻ trên trang Twitter của mình rằng:
“Họ không tiếp xúc trực tiếp với tôi, nhưng lại ôm tôi từ phía sau và áp sát thân vào tôi càng nhiều càng tốt, thậm chí khi tàu đông đúc, họ còn đẩy tôi vào góc không cho tôi ra ngoài. Hơi thở của những kẻ kia phả vào cổ tôi thật khó chịu, nhưng tôi không làm gì được, vì tôi nghĩ nếu tôi phản kháng, chúng có thể làm tổn thương tôi. Đó là lần đầu tiên tôi đi tàu buổi sáng trong bộ đồng phục nữ sinh, tôi còn quá ngây thơ”.”
Yui nhanh chóng quyết định không bước chân trở lại tàu điện vào ngày hôm sau và khuyên mọi người cẩn thận khi đi tàu. Câu chuyện này đã gây ra không ít chỉ trích cho Yui vì đã đặt mình vào tình thế nguy hiểm. Một số bình luận đáng chú ý bao gồm:
- “Nếu bạn không có kỹ năng, đừng cố làm anh hùng”
- “Rất nguy hiểm nếu những người đó có ý định xấu. Bạn không cần phải hóa trang như vậy để đối phó với lạm dụng”
- “Dù sao thì câu chuyện cũng khiến tôi nghĩ đến anime, ước gì trên thế giới này không có kẻ biến thái”
- “Dù bạn làm gì đi nữa, không ai được cứu và những kẻ lạm dụng sẽ cảm thấy thoải mái hơn”
- “Ăn mặc như phụ nữ và lên tàu chỉ tạo điều kiện cho kẻ lạm dụng, không giải quyết được vấn đề gì”
Hiện vẫn chưa có bằng chứng nào cho thấy câu chuyện của Yui là sự thật hay không, nhưng nó đã lan truyền nhanh chóng và thu hút sự quan tâm của cộng đồng mạng.
Vấn đề quấy rối các nữ sinh ở Nhật Bản đã cho thấy dấu hiệu giảm trong vài năm gần đây, nhưng vẫn còn tồn tại do các quy định tại Nhật Bản vẫn chưa đủ nghiêm ngặt để khắc phục tình trạng này.