Chuyện này xảy ra tại Hàn Quốc. Bài điều tra của tờ JBTC cáo buộc nhà cung cấp mạng nổi tiếng KT, trước đây là Korea Telecom, đã sử dụng biện pháp tiêu cực để ngăn chặn việc tải lậu nội dung vi phạm bản quyền qua các ứng dụng torrent. Để thực hiện điều này, KT đã bí mật cài malware vào máy tính của người đăng ký gói internet, sau đó malware này hoặc sẽ hạn chế băng thông, hoặc chặn lưu lượng mạng dùng để tải torrent.
Theo TorrentFreak, việc chia sẻ file qua giao thức FTP với ứng dụng torrent hiện không chiếm nhiều lưu lượng internet như trước. Tuy nhiên, tại Hàn Quốc, việc tải torrent phim, game hay chương trình truyền hình vẫn rất phổ biến. Một trong những dịch vụ chia sẻ tracker torrent nổi tiếng tại Hàn Quốc là Web Hard Drive, viết tắt là Webhard. Ngoài ra còn có các web seed để đảm bảo các file cần tải qua phần mềm torrent luôn sẵn sàng, không bị xóa.
Webhard hoạt động dựa trên hệ thống lưới của BitTorrent, điều này đã thu hút sự chú ý của các nhà mạng do băng thông lớn mà việc chia sẻ file qua torrent tiêu tốn, dẫn đến chi phí vận hành cơ sở hạ tầng internet tăng cao.
Vào năm 2020, KT đã bị điều tra và đến năm 2021, công ty này bị chính phủ phạt 500 triệu Won, tương đương hơn 360 nghìn USD, vì cố ý bóp băng thông internet của người dùng. Bộ Khoa học đã phân tích các dịch vụ băng thông rộng và hệ thống truyền tải internet của SK Telecom, SK Broadband, KT và LG U+ sau khi một Youtuber phàn nàn rằng tốc độ internet của KT thấp hơn so với cam kết trong Thỏa thuận mức dịch vụ (SLA).
YouTuber này cho biết anh đã phải trả 88.000 won (hơn 1,7 triệu đồng) cho gói 10 gigabit internet của KT, nhưng tốc độ thực tế lại chậm hơn nhiều. Anh đã thử nghiệm và phát hiện ra tốc độ internet chỉ đạt 100 Mbps, chậm hơn rất nhiều so với 3 Gbps như đã thỏa thuận trong SLA giữa KT và khách hàng.
Khoảng 4 năm trước, nhiều người dùng dịch vụ chia sẻ file Webhard phát hiện dịch vụ bị gián đoạn, offline hoặc gặp những lỗi không rõ nguyên nhân. Điểm chung: Tất cả đều sử dụng gói cước internet của nhà mạng KT. Cuộc điều tra của tờ JBTC cho thấy KT đã lén cài malware vào máy tính người dùng để hạn chế băng thông tải torrent, ước tính khoảng 600 nghìn người bị ảnh hưởng.
Theo bài điều tra, một nhóm chuyên trách tại KT bao gồm các bộ phận phát triển, phân phối và vận hành mã độc cùng với bộ phận nghe lén người dùng bị cáo buộc đã cài malware để theo dõi và can thiệp vào quá trình truyền tệp tin riêng tư.
Cảnh sát phía nam quận Gyeonggi đã khám xét và tịch thu bằng chứng tại trung tâm dữ liệu và trụ sở chính của KT, cho rằng nhà mạng này có thể đã vi phạm luật bảo vệ bí mật truyền thông và luật mạng thông tin và truyền thông của Hàn Quốc.
Tháng 11 năm ngoái, cảnh sát đã xác định 13 nghi phạm, bao gồm cả nhân viên của KT và các công ty đối tác của KT vào thời điểm đó. Cuộc điều tra bổ sung đã được tiến hành từ tháng 5 vừa qua.
Nếu bị phát hiện vi phạm pháp luật, giải pháp tiết kiệm chi phí vận hành bằng cách vi phạm quyền riêng tư người dùng có thể khiến KT phải trả giá rất đắt.
Theo TechspotNội dung được phát triển bởi đội ngũ Mytour với mục đích chăm sóc khách hàng và chỉ dành cho khích lệ tinh thần trải nghiệm du lịch, chúng tôi không chịu trách nhiệm và không đưa ra lời khuyên cho mục đích khác.
Nếu bạn thấy bài viết này không phù hợp hoặc sai sót xin vui lòng liên hệ với chúng tôi qua email [email protected]