Trong quá trình phỏng vấn cho một công việc mới, việc đàm phán về mức lương là rất quan trọng. Tuy nhiên, điều này thường không dễ dàng, đặc biệt khi bạn mới bắt đầu và chưa hiểu biết về mức lương trong lĩnh vực bạn muốn làm việc.
Nhà tuyển dụng thường sử dụng nhiều chiến lược để thuyết phục ứng viên chấp nhận mức lương thấp hơn giá trị thực. Dưới đây là ba kịch bản phổ biến mà họ thường áp dụng để 'bẫy' ứng viên, và cách bạn có thể tránh chúng.
Đây là một chiến thuật phổ biến mà người phỏng vấn sử dụng để thuyết phục bạn đưa ra mức lương thấp hơn. Cách tốt nhất để tránh bối rối trong tình huống này là nắm vững thông tin trước khi đi phỏng vấn. Tìm hiểu về mức lương trung bình cho vị trí và ngành của bạn, sau đó sử dụng nó như một điểm khởi đầu.
Kịch bản có thể như sau:
- Nhà tuyển dụng: Bạn mong muốn nhận bao nhiêu tiền lương?
- Ứng viên: Tôi muốn có mức lương phù hợp với mức trung bình trên thị trường cho vị trí này. Theo nghiên cứu của tôi, mức lương trung bình là X triệu.
- Nhà tuyển dụng: Mức lương này cao hơn mức chúng tôi đề xuất
- Ứng viên: Tôi hiểu, nhưng tôi tin rằng tôi xứng đáng với mức lương đó. Tôi tin rằng kỹ năng và kinh nghiệm của tôi sẽ đóng góp lớn cho công việc này
Trong trường hợp này, nếu nhà tuyển dụng không đáp ứng được mức lương mong muốn của bạn, bạn có thể đề xuất các lợi ích khác như thời gian xem xét lương, làm việc linh hoạt hoặc nghỉ phép.
Nếu nhà tuyển dụng đề xuất mức lương thấp hơn so với yêu cầu của bạn, đừng ngần ngại đàm phán để đạt được mức lương phù hợp cho cả hai bên.
Kịch bản có thể như sau:
- Nhà tuyển dụng: Chúng tôi đề xuất mức lương cho vị trí của bạn là X triệu
- Ứng viên: Cám ơn, nhưng tôi muốn mức lương Y triệu
- Nhà tuyển dụng: Không thể đáp ứng mức lương đó
- Ứng viên: Tôi hiểu, nhưng tôi hy vọng vẫn có thể thương lượng, ít nhất là mức lương Z triệu
Tương tự như kịch bản 1, nếu không đạt được mức lương mong muốn, bạn có thể xem xét về các khoản phúc lợi khác như bảo hiểm xã hội, thưởng doanh số để xem liệu chúng có phù hợp với mong muốn của bạn không.
Nếu nhà tuyển dụng nói rằng sẽ thông báo về mức lương của bạn sau, đừng lo sợ vì điều đó có thể không phải là điều xấu. Sau vài ngày, bạn có thể gửi email theo dõi quá trình ứng tuyển.
Dưới đây là một mẫu email bạn có thể sử dụng:
Kính gửi [nhà tuyển dụng] hoặc quý công ty (trong trường hợp bạn không biết tên nhà tuyển dụng)
Tên của tôi là Nguyễn Thị A. Ngày 26/05/2023, tôi đã tham gia buổi phỏng vấn cho vị trí nhân viên Kinh doanh của quý công ty.
Sau khi trải qua buổi phỏng vấn, tôi cảm thấy hòa mình vào không khí làm việc và bản chất công việc tuyệt vời, đúng như những gì bạn thân mong đợi. Tôi tự tin rằng bạn thân có đủ tài năng, kinh nghiệm cùng tinh thần cầu tiến để trở thành một sự lựa chọn xuất sắc cho công ty. Tôi mong muốn trở thành một phần của đội ngũ và hy vọng sẽ sớm nhận được tin vui từ buổi phỏng vấn này.
Nếu có bất kỳ thông tin hoặc tài liệu nào cần thiết thêm, tôi sẽ cung cấp mà không ngần ngại. Tôi mong muốn được hợp tác cùng quý công ty. Xin chân thành cảm ơn.
Kính chào quý công ty!
Nếu sau một thời gian dài mà vẫn không nhận được phản hồi từ nhà tuyển dụng, hãy chuẩn bị cho bước tiếp theo và tìm kiếm cơ hội mới. Chắc chắn rằng có nhiều cánh cửa mở đón chào bạn.
Dưới đây là một số mẹo giúp bạn tự tin hơn trong quá trình đàm phán về mức lương:
- Hãy tự tin khi đàm phán về mức lương. Bạn xứng đáng nhận được mức lương phản ánh giá trị và kinh nghiệm của mình.
Đàm phán mức lương không đơn giản, nhưng đừng quên rằng bạn có quyền yêu cầu mức lương xứng đáng. Việc nghiên cứu cẩn thận và tự tin sẽ giúp bạn có cơ hội tốt hơn trong việc đạt được mức lương mà bạn xứng đáng.