Sau mười hai năm vất vả với sách vở, không ai không mơ ước được bước vào cổng trường đại học. Được nhập học vào trường đại học ưa thích là mong ước hợp lý của mỗi thanh niên, học sinh chúng ta, vì đó là môi trường học tập lý tưởng, nơi trang bị cho chúng ta kiến thức cơ bản, hiện đại để sau này có thể thích nghi với môi trường làm việc khác nhau. Không ai phủ nhận vai trò của trường đại học trong việc xây dựng tương lai cho mỗi con người. Tuy nhiên, nếu cho rằng: 'Chỉ có vào đại học thì cuộc đời mới có tương lai' lại không đúng. Sai lầm của quan điểm này là đã tuyệt đối hóa việc học ở đại học, xem nó như lối thoát duy nhất cho cuộc đời của mỗi con người. Ai không thể vào đại học thì cuộc đời sẽ chấm dứt, tương lai sẽ mờ mịt. Nhưng điều đó có đúng không? Hoàn toàn không phải. Học đại học quan trọng, nhưng đó không phải là con đường duy nhất cho việc học của mỗi người. Thời đại ngày nay đã mở ra nhiều cơ hội học tập khác nhau, nhiều phương pháp học tập sáng tạo, có hiệu quả và thực tế đã được chứng minh. Để thành công, việc học tập sáng tạo, có hiệu quả và thực tế đã chứng minh điều đó. Để thành công, cần học vấn nhưng đó không phải là yếu tố duy nhất mà còn có nhiều yếu tố quan trọng khác, như ý chí, nghị lực, sự năng động sáng tạo, dám nghĩ dám làm... Thực tế của cuộc cách mạng đất nước đã có không ít người không qua trường đại học mà vẫn có những phát minh sáng chế đáng ngưỡng mộ. Do đó, 'vào đại học' chỉ là một yếu tố, chính xác hơn là một điều kiện để giúp con người xây dựng bản thân. Không nên coi việc vào đại học như một 'phép màu' để có được tương lai. Học đại học mà không có những yếu tố khác như trên, cuộc đời liệu có tốt đẹp không? Vì vậy, yếu tố quyết định nhất để tạo ra tương lai không phải là trường đại học mà là con người. Ngược lại, quan điểm rằng 'vào đại học' là yếu tố quyết định, chỉ là thể hiện một quan điểm học và lập thân theo kiểu cũ không phù hợp với thời đại ngày nay.
Đọc Thêm
ĐẠI HỌC KHÔNG PHẢI LÀ CON ĐƯỜNG DUY NHẤT
Trong thời đại này, xã hội cần nhiều người được đào tạo tại các trường đại học để phát triển đất nước, nhưng cũng cần nhiều người có tay nghề chuyên môn từ các trường nghề để trở thành lao động có trình độ. Áp lực phải có bằng đại học có thể khiến nhiều người trẻ căng thẳng và thất vọng. Hãy tôn trọng những người thành công không phải do đại học, và tôn vinh công nhân lành nghề đang đóng góp vào sự phát triển của đất nước.
Trong gia đình, nhiều cha mẹ áp đặt mong muốn con phải vào đại học mặc cho sức học và khả năng của con. Điều này có thể tạo ra áp lực không cần thiết và làm cho các bạn trẻ mất tự tin. Đừng để giấc mơ đại học trở thành gánh nặng cho các bạn trẻ.
Mọi người đều có ước mơ thành công, nhưng đại học không phải là con đường duy nhất. Xã hội cần thay đổi nhận thức và giảm bớt áp lực về việc phải có bằng đại học.
TS. Đinh Phương Duy.
(Bài viết từ Tuổi trẻ ngày 30-8-2009)