
1/ MQA là gì?

2/ Cần những gì để giải mã MQA?


Full Decoder là các DAC/Streamer tích hợp cả giải mã bằng phần mềm Core Decoder cùng với phần cứng Render. Với Full Decoder, bạn có thể giải mã hoàn toàn chỉ bằng cách sử dụng file MQA mà không cần phải dùng phần mềm trên máy tính/điện thoại.
Lưu ý:
- Nếu có phần mềm giải mã mà DAC không hỗ trợ MQA, bạn chỉ có thể dừng lại ở chất lượng 24bit/96kHz.
- Nếu có DAC giải mã MQA mà không có phần mềm hỗ trợ, bạn chỉ có thể dừng lại ở chất lượng 16bit/44.1kHz.
- Khi lựa chọn DAC/Streamer, cần chú ý xem liệu nó có tích hợp chức năng Renderer hay Full Decoder. Ví dụ như DAC của iFi, Dragonfly chỉ hỗ trợ Renderer, trong khi Lumin, Mytek hỗ trợ cả hai.
- Nếu bản gốc có chất lượng thấp hơn 96kHz, thì dù có giải mã hoàn toàn cũng sẽ thấp hơn 96kHz.
3/ So sánh MQA và Lossless Hi-Res

Về MQA, một số cho rằng nó cũng là âm thanh Hi-Res với khả năng giải mã lên đến 352 kHz, nhưng lại bị phản đối do tính lossy của nó so với Hi-Res Lossless. Trong khi đó, MQA cũng sẽ lược bỏ thông tin ở các tần số siêu cao của bản thu gốc và sau đó nén lại. Điều này đã khiến cho cộng đồng âm thanh chia thành nhiều ý kiến trái chiều về MQA.
Theo tôi, tranh cãi về MQA chưa bao giờ có hồi kết, vì MQA và Hi-Res Lossless, DSD không quan trọng bằng chất lượng của bản thu gốc.
Ưu điểm của MQA là tốc độ truyền tải khi sử dụng dịch vụ stream nhạc trực tuyến nhanh hơn nhiều so với setup Hi-Res. Tuy nhiên, nhược điểm lớn nhất của MQA là buộc người dùng phải sử dụng các phần mềm và phần cứng được cấp phép và licensed bởi MQA để giải mã codec của nó. Trong khi các tiêu chuẩn trước đây như DSD, FLAC hoàn toàn mở và miễn phí.
Nếu có thắc mắc về MQA, hãy đặt câu hỏi bên dưới nhé.