Sau một năm 2021 “bùng nổ”, nhà đầu tư tiền điện tử tại Mỹ lại sắp phải báo cáo thu nhập của mình trước hạn chót tháng 4.

Theo quy định của Cục Thuế Mỹ (IRS), tất cả công dân Mỹ đã có lợi nhuận từ tiền mã hóa trong năm 2021 đều phải báo cáo thu nhập và đóng thuế dựa trên số đó. Thời hạn nộp thuế từ ngày 24/01 đến 18/04, việc nộp muộn sẽ bị phạt theo thời gian trễ.
Từ năm 2014, tiền điện tử, bao gồm cả các đồng tiền hàng đầu như BTC/ETH và kể cả những tài sản mới như NFT, đều được IRS phân loại vào nhóm “tài sản” để đóng thuế. Lợi nhuận từ việc đầu tư tiền điện tử sẽ được thuế dựa trên lợi nhuận vốn, tương tự như việc đầu tư chứng khoán, điều này áp dụng cho nhà đầu tư tiền điện tử. Tuy nhiên, việc nhận được tiền điện tử từ việc cung cấp dịch vụ sẽ được xem như thu nhập và chịu thuế thu nhập, phù hợp với mô hình kinh doanh của các công ty trong lĩnh vực tiền điện tử.
Ngược lại, luật thuế cũng cho phép nhà đầu tư được giảm thuế khi gặp lỗ, với mức tối đa là 3.000 USD.
Cụ thể hơn, nhà đầu tư sẽ phải đóng thuế trên lợi nhuận vốn (capital gains tax) khi có lợi nhuận (giá bán cao hơn giá mua) trong các trường hợp sau:
- Bán tiền mã hóa để đổi lấy tiền pháp định (đô la Mỹ, euro, nhân dân tệ,…)
- Chuyển tiền mã hóa như món quà (với giá trị từ 15.000 USD trở lên)
- Mua sắm hàng hóa và dịch vụ bằng tiền mã hóa, bao gồm cả các giao dịch nhỏ như mua cà phê
- Giao dịch hoặc hoán đổi một loại tiền mã hóa này lấy loại tiền mã hóa khác, bao gồm cả NFT
Trong khi đó, nhà đầu tư sẽ phải đóng thuế thu nhập (income tax) từ tiền mã hóa trong các trường hợp sau:
- Nhận tiền mã hóa từ các sự kiện airdrop
- Nhận lãi suất từ việc tham gia các sản phẩm lending DeFi
- Nhận phần thưởng đào block và phí giao dịch
- Nhận tiền mã hóa từ các pool thanh khoản
- Nhận tiền mã hóa làm phần thưởng cho công việc, bao gồm cả thưởng bug bounty
Thuế thu nhập cá nhân đánh lên nhà đầu tư, biến động từ 10% đến 37%, sẽ phụ thuộc vào các yếu tố sau:
- Giá trị thặng dư vốn/thu nhập tính theo USD
- Tình trạng hôn nhân của người khai thuế: độc thân, kết hôn và khai thuế chung, hoặc khai thuế với tư cách là chủ hộ gia đình
- Thời gian mà họ đã nắm giữ khoản đầu tư đó: dưới 1 năm (ngắn hạn), hoặc trên 1 năm (dài hạn)


Có thể thấy thuế suất dài hạn thấp hơn nhiều so với ngắn hạn, nhưng sẽ không được giảm thuế từ việc gặp lỗ.
Tuy vậy, do quy định đã được ban hành từ năm 2014, không thể bao trọn những khía cạnh mới nổi trong lĩnh vực tiền mã hóa, như lĩnh vực DeFi với giao dịch phi tập trung và phức tạp về thuế. Ví dụ, IRS chưa làm rõ các hoạt động DeFi như phát hành token, NFT, tạo tài sản sinh lãi suất, nạp/rút thanh khoản,… liệu có bị đánh thuế hay không. Vì vậy, nhà đầu tư nên tìm tư vấn từ chuyên gia thuế nếu gặp những trường hợp như vậy.
Mùa nộp thuế ở Mỹ năm nay được coi là quan trọng với thành công của năm 2021, đặc biệt với các nhà đầu tư tiền mã hóa, công ty crypto và đặc biệt là nhà đầu tư NFT – lĩnh vực đã trở thành “cơn sốt” trong năm vừa qua tại nước này.
Nhìn lại lịch sử, giai đoạn trước hạn chót nộp thuế vào tháng 4, đặc biệt là các tháng 3, đã chứng kiến giảm giá của Bitcoin và các đồng altcoin lớn, với nguyên nhân được cho là do nhà đầu tư “chốt lời” để đóng thuế.

Ngoài thuế từ IRS, dư luận Mỹ đang tranh cãi về việc đánh thuế “nhà môi giới crypto” và quy định KYC ví tiền mã hóa để đánh thuế từ Bộ Tài chính Hoa Kỳ.
Tuy nhiên, đã có nhiều dấu hiệu tích cực về pháp lý, khi đề xuất miễn thuế cho các giao dịch crypto nhỏ để khuyến khích thanh toán, cũng như chính quyền bang Colorado đề xuất cho người dân nộp thuế bằng Bitcoin.
Theo thông tin từ CoinDesk