Mỗi thí sinh thi IELTS có thể sẽ gặp rất nhiều khó khăn khác nhau khi làm bài thi. Trong số đó, khả năng đa nhiệm (multitasking) có thể vẫn luôn là vấn đề nhức nhối của nhiều người dù đó có là kỹ năng nghe, nói, đọc hay viết. Tất cả các phần thi IELTS đều yêu cầu khả năng đa nhiệm rất cao, trong đó phần thi IELTS Listening có thể là nỗi ám ảnh của nhiều học viên vì phải thực hiện multitasking rất nhiều. Bài viết này sẽ tìm hiểu chi tiết thế nào là multitasking, những khó khăn của multitasking trong bài thi nghe IELTS và những giải pháp được đề xuất để giúp học viên cải thiện kỹ năng này.
Key takeaways |
---|
|
Multitasking là gì?
Định nghĩa về Multitasking
Multitasking là khi học viên cùng một lúc phải tập trung vào nhiều việc khác nhau hoặc phải thay đổi sự tập trung của bản thân trong một khoảng thời gian rất ngắn từ một tác vụ sang một công việc khác. Một ví dụ điển hình mô tả multitasking là khi một người vừa lái xe trên đường vừa nghe điện thoại. Trong nhiều trường hợp, multitasking có thể khiến người học tốn nhiều thời gian và nỗ lực hơn để thực hiện các nhiệm vụ này và có thể khiến họ mắc nhiều sai phạm hơn so với khi thực hiện từng công việc một.
Tính chất của việc đa nhiệm
Vậy vì sao multitasking có thể gây nhiều khó khăn cho thí sinh như vậy? Có một vài lý do sau đây giải thích về bản chất của vấn đề này.
Multitasking có thể gây ra sự tắc nghẽn tư duy (processing bottleneck). Sự tắc nghẽn này xảy ra vì khả năng xử lý và tập trung của não bộ con người có giới hạn, nên học viên thường sẽ không thể tập trung vào nhiều việc cùng một lúc. Ngoài ra, multitasking còn có thể khiến học viên khó học và tiếp thu được những thông tin và kiến thức mới. Bởi vì thí sinh không thể tập trung hoàn toàn khi đa nhiệm, thí sinh sẽ mất nhiều thời gian hơn để hoàn thành các tác vụ và dễ mắc nhiều lỗi hơn. Nhìn chung, con người thường sẽ mất gấp đôi thời gian để xử lý và đưa ra quyết định, đặc biệt đối với các tác vụ mới lạ và không thể đoán trước được một cách dễ dàng.
Trong trường hợp tệ hơn, multitasking còn có thể khiến học viên không thể tập trung vào bất cứ việc nào, buộc não phải khởi động lại (restart) và bắt đầu tập trung lại vào một trong các hoạt động đang thực hiện (refocus). Vì thế, thí sinh thường phải quyết định tập trung vào hoạt động quan trọng nhất trong khoảng thời gian multitasking.
Tuy nhiên, học viên có thể cải thiện khả năng đa nhiệm của bản thân. Mặc dù não bộ con người vẫn không thể đa nhiệm tốt với nhiều hoạt động cùng một lúc, học viên vẫn có thể tăng cường khả năng tập trung của mình vào một vài tác vụ qua luyện tập lặp đi lặp lại nhiều lần với những mức độ khó phù hợp với bản thân.
Vậy multitasking trong IELTS Listening là gì?
Việc đa nhiệm trong IELTS Listening
Phần thi nghe IELTS bao gồm 4 bài nghe khác nhau được chia thành 4 phần riêng biệt. Thí sinh chỉ được nghe các phần thi IELTS một lần trong một khung thời gian cố định. Thí sinh hoàn toàn không thể tác động hay thay đổi phần thi này, vì thế thí sinh phải multitasking rất nhiều trong phần thi nghe IELTS. Cụ thể hơn, mỗi phần nghe sẽ tập trung vào các ngữ cảnh liên quan đến đời sống xã hội và giáo dục học thuật. Hai phần thi đầu và cuối, thí sinh sẽ nghe những đoạn độc thoại và hai phần còn lại là những đoạn hội thoại giữa 2 hoặc 4 người.
Nhìn chung, trong các phần thi nghe IELTS, học viên phải tập trung vào nhiều tác vụ khác nhau. Học viên phải liên tục đọc câu hỏi, lắng nghe, tìm đáp án và viết đáp án xuống xuyên suốt trong một phần nghe trong khoảng thời gian ngắn từ 5 đến 8 phút.
Tuy nhiên, mỗi phần nghe với mỗi loại câu hỏi khác nhau sẽ yêu cầu kỹ năng đa nhiệm của thí sinh ở nhiều mức độ khác nhau. Phần lớn các bài nghe Part 2 và Part 3 đòi hỏi nhiều khả năng multitasking hơn hai phần còn lại. Số lượng người nói trong đoạn hội thoại cũng có ít nhiều ảnh hưởng đến mức độ multitasking của từng loại bài. Những bài nghe có hai người nói trở lên thường sẽ đòi hỏi đa nhiệm nhiều hơn so với bài độc thoại. Mặt khác, bài nghe cung cấp quá nhiều thông tin mới hoặc những nội dung đánh lạc hướng học viên (distractors) cũng khiến bài thi trở nên khó hơn cho những thí sinh yếu khả năng đa nhiệm.
Các loại câu hỏi thường gặp đòi hỏi kỹ năng multitasking cao
Sau đây là những dạng câu hỏi có tính multitasking cao xuất hiện phổ biến trong phần thi IELTS:
Matching
Trong dạng bài này, học viên phải vừa lắng nghe, vừa đọc các lựa chọn khác nhau và vừa viết xuống đáp án cùng một lúc. Những dạng bài matching này có thể sẽ trở nên khó hơn nhiều nếu có quá nhiều lựa chọn hoặc những lựa chọn được viết thành câu dài. Từ đó, học viên sẽ cần phải multitasking thêm khả năng đọc hiểu các lựa chọn để đưa ra đáp án chính xác.
Multiple choice
Nhìn chung với dạng bài này, học viên cần phải vừa đọc hiểu một hoặc nhiều câu hỏi khác nhau, lắng nghe và hiểu đoạn hội thoại, và đọc hiểu những đáp án cho sẵn. Học viên thường phải chọn một hoặc hai trong số các đáp án cho sẵn. Dạng câu hỏi này thường sẽ yêu cầu đa nhiệm nhiều hơn khi các đáp án và câu hỏi được viết ở dạng câu dài, được viết hơi giống nhau và có thể đề cập đến nhiều chi tiết gây nhiễu trong bài, khiến học viên mất nhiều thời gian hơn để chọn đúng.
Gap Completion
Dạng câu hỏi này còn được chia thành nhiều loại câu hỏi nhỏ khác nhau như Table Completion, Note Completion, Sentence Completion, Form Completion, Short Answer Questions, Diagram Labelling và Flowchart Completion. Điểm chung của các dạng câu hỏi trên đó là thường học viên sẽ bị giới hạn về số từ được viết vào ô trả lời. Trong khi lắng nghe, học viên phải nhận biết đáp án được đề cập ở đâu và hiểu đáp án. Tuy nhiên, do giới hạn số từ và đáp án được đặt vào các cấu trúc ngữ pháp khác nhau, học viên còn phải xác định đúng loại từ, dạng từ và số từ của đáp án để điền vào khoảng trống chính xác.
Challenges of multitasking in IELTS listening
Nhìn chung, đa nhiệm trong IELTS cũng sẽ có những ảnh hưởng đặc trưng sau đây:
Học viên có thể cảm thấy khó khăn hơn để tập trung vào nhiều hoạt động khác nhau khi thi nghe. Từ đó, học viên sẽ tốn nhiều năng lượng và sức lực hơn khi đa nhiệm.
Học viên có thể sẽ khó nắm bắt và hiểu được thông tin được truyền tải từ bài nghe trong khoảng thời gian ngắn.
Thí sinh có thể mắc nhiều lỗi sai hơn khi vừa nghe vừa phải viết đáp án. Ví dụ, người học có thể viết nhầm hoặc viết đáp án không đúng yêu cầu của đề.
Trong những trường hợp tệ hơn, người học có thể không thể tập trung vào bất cứ tác vụ nào, hoặc chỉ có thể tập trung vào hoàn toàn một công việc nhất định. Ví dụ, khi học viên đang viết đáp án câu 1, rất có thể học viên không thể tiếp tục vừa lắng nghe, tìm đáp án cho câu 2 vừa ghi đáp án cho câu hiện tại. Từ đó, multitasking khiến người thi dễ mất nhịp của bài thi và không thể tiếp tục lắng nghe hiệu quả.
Học viên có thể sẽ tốn nhiều năng lượng và kiệt sức do cố gắng điều hướng sự tập trung của bản thân (directed attention fatigue). Vì học viên phải làm quá nhiều việc cùng lúc, hoặc tiếp thu nhiều thông tin mới cùng lúc mà trong đó có nhiều thông tin gây nhiễu, não bộ có xu hướng tiết chế và điều hướng sự tập trung của bản thân vào một số ít tác vụ duy nhất. Và khi cố gắng cưỡng ép tập trung quá nhiều khi nghe IELTS, người học sẽ mau chóng bị quá tải, kiệt sức và dễ dàng mất đi sự tập trung của mình.
Ở mặt khác, học viên có thể nghe hiểu đoạn hội thoại, tuy nhiên do sự ảnh hưởng của nhiều yếu tố khác nhau của multitasking đã được nêu ở phần 3, học viên trong khoảng thời gian ngắn có thể sẽ không thể áp dụng để chọn đáp án đúng. Điển hình cho trường hợp này là học viên dù nghe hiểu rất tốt và xác định được vị trí của đáp án, người học vẫn không thể chọn đúng kết quả trả lời câu hỏi. Do có quá nhiều hoạt động phải tập trung và xử lý, trong khoảng thời gian ngắn học viên không thể xác định chọn đúng câu trả lời dù đã hiểu được ý của bài thi.
Ngoài ra, multitasking có thể đồng thời ảnh hưởng xấu đến sự tự tin của học viên. Học viên khi phải đa nhiệm cùng lúc nhiều hoạt động có thể sẽ cảm thấy lo lắng nhiều hơn và mất bình tĩnh khi nghe và chọn đáp án.
Some suggestions to improve multitasking skills in IELTS Listening
Enhance vocabulary and grammar knowledge
Đây là phương pháp cải thiện toàn diện và lâu dài giúp học viên không những cải thiện khả năng đa nhiệm mà còn giúp phát triển những kỹ năng khác, góp phần nâng cao năng lực nghe tiếng Anh của học viên.
Vốn kiến thức về từ vựng và ngữ pháp giúp người học có thể dễ dàng nghe hiểu thông tin được cung cấp từ bài nghe IELTS. Người học với vốn kiến thức rộng có thể dễ dàng nhận dạng và nắm bắt thông tin tiếng Anh từ bài nghe, từ đó không cần phải nỗ lực quá nhiều khi nghe tiếng Anh. Vì thế, khi nghe IELTS, học viên có thể dễ dàng giành nhiều thời gian cho những tác vụ khác và multitasking dễ dàng hơn. Với kiến thức rộng về từ vựng và ngữ pháp, người học còn dễ dàng đọc hiểu câu hỏi, đáp án và các thông tin khác có sẵn trong đề thi.
Cải thiện lượng từ vựng và kiến thức về ngữ pháp là giải pháp lâu dài vô cùng quan trọng vì khi học viên không có đủ kiến thức, học viên khó nhận dạng được từ vựng tiếng Anh, thường phải tập trung nhiều hơn vào việc đoán nghĩa và hiểu nội dung bài và phải vừa nghe tiếng Anh vừa dịch nghĩa tiếng Việt cùng lúc nếu học viên không hiểu được ý tưởng bài nghe. Việc nghe dịch Anh-Việt sẽ có ảnh hưởng rất xấu với khả năng nghe hiểu IELTS vì học viên không những tốn thời gian, mà còn có thể dịch sai hoặc không hiểu đại ý của bài, và từ đó không thể chọn được đáp án chính xác. Không những thế, lượng kiến thức ít ỏi khiến học viên có xu hướng điều hướng cưỡng ép sự tập trung của bản thân nhiều hơn (directed attention), từ đó khiến học viên không thể nào multitasking tốt. Vì thế, cải thiện vốn kiến thức từ vựng và ngữ pháp là giải pháp vô cùng thiết yếu, giúp cho học viên nghe hiểu tiếng Anh hiệu quả.
Học viên có thể cải thiện vốn từ vựng và ngữ pháp của mình qua các bài viết của Mytour về từ vựng IELTS Listening. Việc trau dồi kiến thức về từ vựng và ngữ pháp trong IELTS Listening có thể giúp thí sinh cải thiện khả năng đa nhiệm và từ đó nghe IELTS hiệu quả hơn.
Chủ đề từ vựng thường xuất hiện trong IELTS Listening - Mini series 1: Section 1
Sự khác biệt ngữ pháp tiếng Việt và tiếng Anh và những lỗi sai ngữ pháp hay gặp ở người Việt (P.1)
Sự khác biệt cơ bản về ngữ pháp trong văn nói và văn viết
Trong series bài viết về từ vựng thường xuất hiện trong IELTS Listening, người đọc sẽ học được nhiều từ vựng bổ ích thường xuất hiện trong các bài thi và luyện tập IELTS Listening. Ngoài ra, về mặt ngữ pháp học viên có thể tham khảo nhiều bài viết khác nhau trên website Mytour để trao dồi kiến thức cơ bản về ngữ pháp.
Hơn nữa, mỗi học viên cần có phương pháp học từ vựng hiệu quả. Một trong những phương pháp mà học viên có thể tham khảo là phương pháp học từ vựng theo ngữ cảnh, bằng cách tạo sự liên hệ giữa từ mới và các dấu hiệu quen thuộc, gần gũi với bản thân trong đời sống. Nhìn chung, mỗi khi nghĩ đến hay bắt gặp dấu hiệu này, học viên có thể dễ dàng nhớ lại từ vựng mà mình đã học. Học viên có thể tham khảo chi tiết bài viết: Phương pháp học từ vựng theo ngữ cảnh là gì và cách ứng dụng.
Học viên có thể tham khảo để có thể tự đặt ra mục tiêu bao nhiêu từ vựng mới một ngày và cần bao lâu để ghi nhớ kiến thức. Học viên nên linh hoạt thay đổi các phương pháp để có thể áp dụng hiệu quả. Nhìn chung, để có thể ghi nhớ kiến thức, học viên cần gợi nhớ lại kiến thức đó nhiều lần trong nhiều ngày khác nhau. Ví dụ, thứ 2 tuần 1 học viên học 10 từ mới. Vào thứ 3 hôm sau, học viên tiếp tục gợi nhớ 10 từ vựng đã học. Vào khoảng thứ 5 hoặc thứ 6, học viên tiếp tục gợi nhớ và luyện tập kiến thức mới. Thứ 2 tuần 2 học viên tiếp tục gợi nhớ. Nhìn chung, học viên cần giúp bộ não hiểu được những kiến thức này vô cùng quan trọng qua nhiều lần gợi nhớ và sử dụng khác nhau, từ đó giúp người học ghi nhớ từ vựng lâu dài hơn.
Improve concentration ability
Vì multitasking yêu cầu sự tập trung rất nhiều vào các tác vụ khác nhau, học viên cần phải thật tập trung vào những hoạt động chính trong khi làm bài. Vì chỉ được nghe bài thi một lần duy nhất, học viên có thể dễ dàng bỏ lỡ thông tin quan trọng dù chỉ mất tập trung một vài giây và từ đó lỡ nhịp nghe cho các câu hỏi sau đó. Tuy nhiên, học viên có thể cảm thấy vô cùng khó khăn khi phải liên tục tập trung trong 40 phút bài thi nghe IELTS, và nếu gắng sức ép bản thân tập trung, học viên có thể sẽ mau chóng kiệt sức và không thể tập trung vào bất kì hoạt động nào (directed attention fatigue). Vì thế, thí sinh cần phải cải thiện khả năng tập trung của mình hoặc có thể cho bản thân nghỉ ngơi một vài lần trong suốt 40 phút bài thi. Người thi có thể thả lỏng không cần phải quá tập trung khi không phải thực hiện hành động hay lắng nghe bất kì thông tin quan trọng nào để chọn đáp án. Việc lựa chọn khoảng thời gian nào là hợp lý còn tùy thuộc vào cá nhân và loại bài nghe cụ thể, học viên nên linh hoạt hơn khi áp dụng giải pháp này.
Ví dụ, trong khoảng thời gian chuẩn bị trước khi nghe các bài IELTS Listening, học viên có thể tận dụng để thư giãn sau khi đã đọc và chuẩn bị kỹ cho phần nghe sắp tới. Trong trường hợp khác, phần mở đầu của một số bài nghe có thể quá dài và học viên không cần thiết phải lắng nghe nếu đã nắm bắt chủ đề của bài nghe. Học viên có thể thư giãn vào lúc này và chuẩn bị lắng nghe nội dung quan trọng cho những câu hỏi về sau. Học viên còn có thể thư giãn trong vài giây mỗi khi người học đã xác định được đáp án để trả lời câu hỏi hoặc mỗi khi không cần phải lắng nghe chi tiết cho bất kỳ câu hỏi nào. Tuy nhiên, việc áp dụng những giải pháp trên thường phù thuộc nhiều vào mức độ khó dễ của từng bài nghe, khả năng nghe IELTS của học viên và những nhiệm vụ khác mà học viên cần quan tâm trong quá trình multitasking.
Practice with tapescript
Tapescript là một công cụ hữu ích để giúp học viên luyện tập multitasking tốt hơn khi nghe. Có rất nhiều cách luyện tập và lợi ích từ tapescript, học viên có thể tùy ý thay đổi và linh hoạt sử dụng tapescript để cải thiện nhiều kĩ năng nghe khác nhau. Người học có thể học từ vựng và các cụm từ mới, cùng với cách sử dụng từ tiếng Anh từ bài nghe, giúp tăng vốn từ vựng và ngữ pháp của bản thân một cách nhanh chóng, hiệu quả và chính xác. Học viên còn có thể đọc và hiểu nội dung trước từ tapescript trước khi luyện tập nghe IELTS. Ví dụ, học viên có thể đọc trước tapescript để tìm hiểu nội dung bài nghe. Học viên nên đọc hiểu ý nghĩa và tìm hiểu trước các từ mới quan trọng có trong bài. Học viên nên đọc trước tapescript trước khi nghe khoảng một vài tiếng hoặc một ngày tùy theo khả năng nghe IELTS Listening của học viên. Lập tức nghe sau khi đọc tapescript có thể khiến bài nghe quá dễ vì người học đã nhớ phần lớn nội dung bài hội thoại. Một đề xuất khác đó là sau khi luyện tập nghe xong, học viên có thể đọc tapescript để học những từ mới khó hiểu hoặc tìm hiểu lý do vì sao người học trước đó không thể nghe hiểu được hoặc chọn sai đáp án. Học viên còn có thể vừa nghe lại vừa xem tapescript để có thể làm quen với tốc độ nói, phát âm, và giọng nói của người bản địa, từ đó cải thiện chung khả năng nghe của học viên.
Với phương pháp này, học viên còn yếu về khả năng đa nhiệm hoặc thiếu từ vựng có thể hiểu bài nghe một cách bao quát trước khi luyện tập, từ đó giúp giảm bớt gánh nặng cho não khi không cần phải cố gắng nghe, hiểu nội dung hay đoán nghĩa từ mới. Phương pháp này còn giúp học viên giảm độ khó của bài nghe IELTS, phù hợp với trình độ nghe của bản thân và giúp người thi cải thiện khả năng đa nhiệm hơn khi có thể tập trung vào nhiều hoạt động khác thay vì cố gắng hiểu đoạn hội thoại. Đọc tapescript còn là giải pháp hiệu quả giúp học viên học từ những lỗi sai trong những bài nghe trước, rút kinh nghiệm, cải thiện khả năng nghe tiếng Anh và sự tự tin của học viên khi luyện tập nghe IELTS Listening.
Smartly practice multitasking
Chúng ta đều biết “practice makes perfect”. Việc luyện tập khả năng multitasking một cách đúng trọng tâm và đúng phương pháp có thể giúp học viên cải thiện khả năng đa nhiệm một cách nhanh chóng. Để cải thiện khả năng đa nhiệm, học viên cần luyện tập thường xuyên với các mức độ khó khác nhau tùy thuộc vào kĩ năng nghe của bản thân. Người học nên luyện tập từ dễ đến khó để có thể làm quen với các hoạt động thường có trong bài thi nghe IELTS. Như đã giới thiệu trước đó, con người thường chỉ có thể đa nhiệm hiệu quả nhất cùng lúc 2 tác vụ, học viên khi luyện tập nên tập trung cùng lúc 2 hoạt động chính để có kết quả luyện tập tốt. Sau đây, bài viết sẽ đề xuất những bước làm chung cho hầu hết các dạng đề thi nghe IELTS, đặc biệt tập trung vào những loại yêu cầu multitasking cao.
Step 1: Prepare within 30 seconds before listening
Đọc hiểu đề và câu hỏi và xác định từ khóa
Trước mỗi phần nghe, thí sinh đều có một khoảng thời gian khoảng 30 giây hoặc hơn để có thể chuẩn bị trước khi thi. Người thi cố gắng tận dụng hết tất cả các khoảng thời gian trống này để đọc trước các câu hỏi, yêu cầu và thông tin có trong đề. Đầu tiên, học viên cần đọc kỹ hướng dẫn làm bài thi và câu hỏi trong đề. Học viên cần phải đọc hết câu, đặc biệt là những câu hỏi trong đề, vì nếu đọc lướt quá nhanh, học viên có thể hiểu sai ý. Cùng lúc đó, học viên hiểu và tìm từ khóa từ những câu hỏi. Khi đọc hết câu và đã hiểu câu hỏi hoặc hướng dẫn, học viên nên gạch dưới các từ khóa để có thể giúp bản thân dễ dàng đọc lại nếu cần thiết về sau. Những từ khóa thường là danh từ, tính từ hoặc động từ bao hàm ý chính của một câu.
Chú ý: đối với những câu Multiple Choices, học viên nên ưu tiên đọc câu hỏi trước hết, sau đó hãy đọc đáp án nếu còn thời gian. Vì nếu không đọc hiểu và xác định câu hỏi, học viên không thể nào xác định chính xác bản thân cần nghe gì và tìm đáp án ở đâu khi nghe bài thi.
Đoán từ đồng nghĩa và xác định loại đáp án
Ở bước này, học viên có thể đoán trước những từ đồng nghĩa của từ khóa sẽ được sử dụng trong bài nghe. Khả năng này yêu cầu người học cần có vốn từ vựng khá tốt. Đặc biệt, không nên quá phụ thuộc vào các từ đồng nghĩa vừa đoán vì người thi không thể nào dự đoán chính xác cách sử dụng từ của người nói trong bài thi. Cùng lúc này, học viên nên xác định loại đáp án cần chọn đối với những câu hỏi điền chữ. Có thể xác định đó là dạng điền tên, địa chỉ, con số, hay điền danh từ, tính từ … để phù hợp với đề.
Step 2: Understand the conversation and summarize the content
Nghe hiểu hội thoại và đúc kết thông tin là bước quan trọng nhất trong phần luyện tập multitasking khi nghe IELTS. Học viên cần tập trung tối đa vào giai đoạn nghe, hiểu và đúc kết nội dung vừa hiểu được. Vì học viên không thể nghe lại lần 2 và nội dung quan trọng thường chỉ gói gọn trong khoảng 1 đến 2 câu trong bài nghe, thí sinh cần tập trung tuyệt đối vào bước nghe hiểu này. Học viên cố gắng nghe đủ và trọn vẹn nội dung vì nếu bỏ lỡ bất kì thông tin nào khi đa nhiệm cũng có thể khiến người học hiểu và chọn sai đáp án. Sau khi hiểu thông tin được đề cập, học viên nên mã hóa theo cách hiểu ngắn gọn, súc tích và khách quan. Vì khi multitasking, bộ nhớ ngắn hạn (short-term memory) không thể ghi nhớ quá nhiều thông tin trong thời gian ngắn cùng lúc với các tác vụ khác. Hãy rút gọn nội dung người học hiểu được thành các cụm từ ngắn khoảng 3 đến 7 chữ để có thể dễ dàng chọn đáp án sau đó.
Ví dụ, phần được gạch dưới trong tapescript bên trên là câu trả lời của câu hỏi 21. Tuy nhiên, để dễ dàng nắm rõ ý nghĩa, học viên cần nghe hiểu luôn ngữ cảnh trong câu trước đó, sau đó học viên nên đúc kết nội dung thành những cụm ngắn gọn. Học viên có thể linh hoạt đúc kết thành các cụm từ tiếng Việt hoặc tiếng Anh phù hợp với bản thân. Trong ví dụ trên, sau khi nghe hiểu, học viên có thể đúc kết thành “Jack chỉ đọc và tìm peanut”, hoặc “read labels for peanuts”, từ đó người nghe có thể chọn đáp án chính xác là câu A. Phương pháp này phụ thuộc rất nhiều vào từng cá nhân học viên vì cách nghe, hiểu và đúc kết của mỗi người khác nhau. Tuy nhiên, cần chú ý không suy diễn, cố gắng phân tích hay áp dụng cảm xúc cá nhân và suy nghĩ chủ quan vào phần đúc kết. Học viên sẽ dễ chọn sai đáp án khi đúc kết nội dung dựa trên quan điểm cá nhân. Một ví dụ điển hình đó là nếu học viên chỉ tập trung nghe hiểu câu được gạch dưới, không liên kết ý với câu trên và đúc kết nội dung dựa trên quan điểm cá nhân, học viên sẽ dễ hiểu sai và chọn đáp án khác, điển hình là câu B. Học viên có thể suy diễn rằng vì Jack chưa bao giờ quan tâm đủ nhiều để đọc thành phần dinh dưỡng trên sản phẩm, học viên sẽ hiểu Jack nghĩ việc đọc đó không quan trọng và từ đó chọn sai đáp án. Mức độ khó dễ và cách diễn đạt nội dung của bài nghe cũng có thể ảnh hưởng quá trình đúc kết nội dung, học viên nên linh hoạt luyện tập và rút ra kinh nghiệm phù hợp với bản thân.
Step 3: Read and select the answers
Sau khi hoàn tất bước 2, hãy đọc và tìm đáp án thật nhanh để trả lời câu hỏi. Ở giai đoạn này, nhiều thí sinh vẫn gặp nhiều khó khăn do khả năng đa nhiệm chưa tốt. Thí sinh có xu hướng tập trung và tốn nhiều thời gian để tìm đáp án trong khi không thể thực hiện các hoạt động khác.
Ví dụ, khi đọc và tìm đáp án cho câu 21, thí sinh vẫn tiếp tục phải chú ý lắng nghe để không lỡ nhịp bài nói và bỏ lỡ thông tin quan trọng cho câu 22. Vì thế, cần phải đọc và chọn đáp án chính xác thật nhanh để không mất tập trung vào bài nghe. Tuy nhiên nếu không kịp chọn hay còn lưỡng lự, người thi có thể viết ngắn gọn ý chính câu 21 và tiếp tục tập trung nghe hiểu và đúc kết nội dung cho câu hỏi kế tiếp. Học viên có thể viết ngắn gọn “read for peanuts only” hay ghi nhớ thông tin cho câu 21 hoặc có thể đánh dấu nhỏ vào câu đáp án đang lưỡng lự để có thể dễ dàng nhớ lại thông tin nếu có cơ hội quay lại chọn đáp án. Học viên vẫn có thể linh hoạt quay lại những câu hỏi chưa chọn được đáp án sau khi đoạn hội thoại kết thúc, tuy nhiên người học nên hạn chế gặp vấn đề lưỡng lự khi chọn đáp án vì việc viết xuống nội dung hoặc cố ghi nhớ thông tin đều khiến não bộ phải đa nhiệm nhiều hơn, và mất thời gian nhiều hơn khi làm bài. Trong trường hợp học viên bỏ lỡ mất nội dung ngữ cảnh hoặc thậm chí phần ý chính được gạch đen trả lời cho câu 22 trong khi cố gắng tìm đáp án câu trước, học viên rất có thể sẽ không hiểu được ý tưởng và chọn đúng đáp án cho câu này. Việc bỏ lỡ bất kỳ thông tin ngữ cảnh hoặc nội dung chính nào của câu hỏi đều có thể ảnh hưởng đến khả năng nghe hiểu của học viên.
3 bước trên là những tác vụ người thi cần thực hiện và luyện tập nhuần nhuyễn để có thể bắt kịp với tốc độ nói của bài nghe. Mặc dù có rất nhiều tác vụ phải tập trung, học viên nên thực hiện theo từng bước như trên có trình từ. Mặc khác, học viên có thể linh hoạt thay đổi một số giai đoạn để phù hợp với khả năng đa nhiệm của bản thân để có thể đạt hiệu quả tốt nhất.
Summary
Cải thiện lượng kiến thức về tự vựng và ngữ pháp
Cải thiện khả năng tập trung
Luyện tập với tapescript
3 bước Luyện tập multitasking một cách thông minh.
References
“The 10 Types of IELTS Listening Questions.” IELTS Jacky, https://www.ieltsjacky.com/types-of-ielts-listening-questions.html.
Aryadoust, Vahid. “Fitting a Mixture Rasch Model to English as a Foreign Language Listening Tests: The Role of Cognitive and Background Variables in Explaining Latent Differential Item Functioning.” International Journal of Testing, vol. 15, no. 3, 2015, pp. 216–238., https://doi.org/10.1080/15305058.2015.1004409.
Cambridge English IELTS 13 Academic: With Answers: Authentic Examination Papers. Cambridge University Press, 2018.
Czmoga. “6 Magic Tips to Score 9 in IELTS Listening " Career Zone Moga.” Career Zone Moga, 6 Apr. 2021, https://www.ieltscareerzone.in/score-9-in-ielts-listening-2/.
“Directed Attention Fatigue.” Wikipedia, Wikimedia Foundation, 17 Dec. 2021, https://en.wikipedia.org/wiki/Directed_attention_fatigue.
“Human Multitasking.” Wikipedia, Wikimedia Foundation, 22 Jan. 2022, https://en.wikipedia.org/wiki/Human_multitasking.
“IELTS Listening Test: Tips to Avoid Common Mistakes.” IDP IELTS, https://ielts.idp.com/prepare/article-common-mistakes-ielts-listening.
Islam, Mirajul. “Why Ielts Listening Is so Hard? - 9 Reasons and Solutions Revealed.” Ieltscraft, 23 Mar. 2021, https://ieltscraft.com/why-ielts-listening-is-hard/.
“Listening: We Love Ielts.” Listening | We Love IELTS, Cambridge, http://weloveielts.cambridge.org/PrepareForIELTS/listening.
Mcmahon, Lindsay. “AEE 1242: Can You Walk and Chew Gum at the Same Time?” AEE 1242: Discuss Multitasking in English | All Ears English, 3 Dec. 2021, https://www.allearsenglish.com/aee-1242-conversation-english-multitasking/.
Multi-Tasking in IELTS, https://www.ipassielts.com/index.php/main/comments/1287.
Roy, Kishore. “IELTS Listening: Achieving the Impossible.” IELTS Blog, British Council, 21 Oct. 2021,https://blog.ieltspractice.com/ielts-listening-making-the-impossible-possible/.