1. Mụn tự hết không nếu không nặn?
Nặn mụn từ lâu được biết đến là cách loại bỏ mụn hiệu quả và nhanh chóng. Tuy nhiên, liệu mụn có tự hết không nếu không nặn? Có nên chờ mụn tự lành hay không?
Mụn tự hết không nếu không nặn?
Thực tế, mụn vẫn có thể tự lành nhưng không phải loại mụn nào cũng như vậy. Mụn như trứng cá, đầu đen, mụn cám nhỏ và chưa có nhân bên trong có thể tự lành. Nhưng với mụn lớn, có nhân hoặc mụn bọc, mụn mủ, mụn ẩn, thì không thể tự lành được. Trong những trường hợp này, cần nặn mụn đúng cách để loại bỏ hoàn toàn nhân bên trong.
Mụn có thể tự lành trong trường hợp mụn nhỏ, không viêm hay đau và chưa có nhân
Có nên chờ mụn tự lành không?
Trong những trường hợp mụn có thể tự lành, liệu có nên chờ đợi không? Câu trả lời phụ thuộc vào tình trạng của mụn.
- Nếu bạn gặp phải các nốt mụn nhỏ và không gây ra bất kỳ cảm giác không dễ chịu nào, bạn có thể để chúng tự lành. Hãy đảm bảo rằng bạn sẽ làm sạch da hàng ngày và chăm sóc da đúng cách để mụn nhanh chóng biến mất, tránh làm cho tình trạng trở nên nghiêm trọng hơn.
- Nếu bạn gặp phải những trường hợp mụn lớn, có dấu hiệu viêm hoặc đã tồn tại trong thời gian dài mà không thấy cải thiện, bạn nên tham khảo ý kiến từ các chuyên gia để được tư vấn về các biện pháp điều trị phù hợp.
2. Các loại mụn nên và không nên nặn
Ngoài việc khám phá câu hỏi “Không nên nặn mụn liệu có tự lành không?” bạn cũng cần biết rõ về các loại mụn nên và không nên nặn.
Nên nặn mụn loại nào?
Nặn mụn là một trong những phương pháp cơ học giúp loại bỏ mụn ngay lập tức. Tuy nhiên, bạn chỉ nên nặn khi mụn có kích thước nhỏ, không gây viêm, sưng, đau hoặc khi mụn đã chín và có nốt trắng nổi lên trên da. Một số loại mụn bạn có thể nặn bao gồm:
- Mụn trứng cá là những nốt mụn nhỏ phát triển trên bề mặt da, có thể có đầu đen hoặc đầu trắng, thường xuất hiện ở khu vực mặt, ngực, lưng,… mà không gây ra cảm giác đau đớn.
- Mụn đầu đen là kết quả của sự oxy hóa của dầu nhờn trong tuyến lỗ chân lông, thường xuất hiện ở vùng bề mặt của mũi, không gây viêm.
- Mụn cám là những nốt mụn có kích thước nhỏ, thường có đầu trắng, thường xuất hiện ở vùng da có tuyến dầu nhờn tiết ra nhiều.
Không phải tất cả các loại mụn đều thích hợp để nặn
Những loại mụn không nên nặn
Trong trường hợp mụn phát triển nhiều và gây viêm nhiễm trên diện rộng, gây tổn thương cho da, bạn không nên tự ý nặn mà nên tìm đến bác sĩ chuyên khoa da liễu để được khám và điều trị. Những loại mụn mà bạn không nên nặn bao gồm:
- Mụn bọc là những trường hợp mụn nghiêm trọng, không rõ ràng về nguồn gốc, viêm sưng và gây đau.
- Mụn mủ có kích thước lớn, có đầu trắng với lớp mủ phủ bên ngoài.
- Mụn đỏ, viêm sưng, kích thước lớn và có thể xuất hiện ở bất kỳ vị trí nào, thường gây đau.
- Mụn nang đã phát triển nằm sâu bên trong da, sờ thấy cứng.
- Mụn xuất hiện ở những vùng da mỏng như môi, quanh mắt,… có khả năng gây tổn thương da.
Những nốt mụn có biểu hiện viêm đỏ, sưng phình, đau nhức thì không nên nặn
3. Cách nặn mụn đúng cách là gì?
Không ít người khi gặp phải những cục mụn “gây khó chịu” thường có thói quen tự ý nặn. Tuy nhiên, thói quen này cần phải được thay đổi bởi nếu thực hiện không đúng cách, những vết thâm mụn hay thậm chí sẹo có thể xuất hiện.
Để nhanh chóng loại bỏ mụn, bạn có thể tham khảo cách nặn mụn an toàn ngay tại nhà theo các bước sau đây.
- Làm sạch da mặt bằng nước tẩy trang (kể cả khi không trang điểm), sữa rửa mặt để loại bỏ hết các chất bẩn trên da.
- Loại bỏ lớp da chết, tế bào sừng còn sót lại trong lỗ chân lông bằng cách tẩy tế bào chết (nên tẩy tế bào một hoặc hai lần mỗi tuần).
- Xông hơi da mặt với thảo mộc trong khoảng 5 - 10 phút để làm giãn nở lỗ chân lông, giúp đẩy bụi bẩn và dầu nhờn sâu bên trong ra ngoài cũng như làm mềm da, giúp việc lấy nhân mụn dễ dàng hơn.
- Khu trùng các dụng cụ và rửa tay sạch sẽ trước khi nặn mụn.
- Sử dụng 2 que nặn hoặc công cụ nặn mụn chuyên dụng để lấy hết nhân mụn bên trong. Bạn cũng có thể sử dụng 2 ngón tay để ấn nhẹ nhàng lấy nhân mụn nhưng phải chắc chắn là tay đã được rửa sạch và không nên nặn quá 3 lần cho mỗi nốt mụn để tránh tổn thương.
- Dùng bông gòn để lau sạch mủ, dịch chảy ra từ các nốt mụn sau khi lấy nhân.
- Bôi BHA để hỗ trợ điều trị mụn và giảm thiểu tình trạng da bị kích ứng.
- Làm sạch da mặt lại một lần nữa bằng toner sau đó dưỡng ẩm.
- Có thể sử dụng kháng sinh hoặc các loại kem trị mụn để hỗ trợ chống viêm và giúp da mau lành. Tuy nhiên, trước khi sử dụng, nên tham khảo ý kiến của bác sĩ.
Nặn mụn đúng cách có thể giúp tránh được việc để lại vết thâm, sẹo
Trên đây là những chia sẻ liên quan đến thắc mắc liệu không nặn mụn có tự lành không? Ngoài việc đề cập đến việc nặn mụn, bạn cũng cần chú ý thực hiện chăm sóc da hàng ngày bằng các sản phẩm phù hợp, đồng thời nhớ đắp kem chống nắng trước khi ra ngoài và duy trì một chế độ dinh dưỡng cân đối, uống đủ nước, cùng với việc tập thể dục để tăng cường sức đề kháng cho cơ thể, giúp da trở nên sáng khỏe và nhanh chóng cải thiện tình trạng mụn.