Cụ thể, họ chọn làm gì?
Thực ra, không cần phải mò mẫm từng chi tiết, thực tế hàng ngày đã nói lên tất cả.
Ỷ lại là thói quen của kẻ lười biếng, thể hiện sự thiếu trách nhiệm đối với bản thân và xã hội.
Không ai sống một cuộc đời hoàn hảo, nhưng có nhiều người sống một cuộc đời đầy nỗ lực.
Không ai có thể nói rằng mình sống tốt, sống đẹp cả một cuộc đời nhưng rất nhiều người có thể khẳng định rằng đã mình sống một cuộc đời trong sự cố gắng. Bởi sống là không ngừng hành động, không ngừng thay đổi, nhưng sự ỷ lại đã khiến cho quá trình ấy bị chững lại, bị đi xuống và tạo nên ảnh hưởng tiêu cực tới những người xung quanh. Đặc biệt, khi sự ỷ lại đó rơi vào người trẻ thì nó còn để lại hậu quả nghiêm trọng hơn, vì người trẻ trong thời đại mới sẽ là những người kiến tạo tương lai.
Điều lo ngại nhất không phải là bị bắt buộc dừng lại khi còn trí, còn sức, mà là việc chọn dừng lại ngay khi còn trí, còn sức. Trong một cộng đồng, ý thức và tự giác của mỗi người đều quan trọng trong việc bảo tồn và phát triển cộng đồng. Chúng ta tập trung để cùng nhau phát triển, hỗ trợ nhau, và tiến lên, không phải để dựa vào người khác.
Để cố gắng, chúng ta cần động lực, đó có thể là sở thích, khích lệ, hoặc một mục tiêu trong tương lai. Nhưng những người ỷ lại thường không có hoặc khó có động lực, vì họ quá hài lòng với hiện tại. Thường thì họ có thể rơi vào hai loại. Một là kiểu sống thoải mái, tiêu tiền không kiểm soát, hành động không suy nghĩ. Loại thứ hai ngược lại, họ trở nên kín đáo, tránh xa xã hội, tự lập một mình. Nhưng điểm chung là họ thích thoải mái, tự cao, và tin rằng mình luôn đúng, từ đó bỏ qua lời khuyên của người khác.
Ỷ lại đồng nghĩa với việc sống dựa vào người khác, khi ta phụ thuộc vào ai đó, ta không thể đóng góp vào sự phát triển xã hội. Khi sự hỗ trợ đó mất đi, nhưng tâm lý ỷ lại vẫn còn, chúng ta trở thành gánh nặng của xã hội.
Nói một cách ngắn gọn, sự ỷ lại không chỉ gây hậu quả xấu ngay bây giờ mà còn tạo ra những vấn đề lớn trong tương lai.
Những người ỷ lại có thể thấy hài lòng với cuộc sống hiện tại, nhưng họ không nhận ra rằng lối sống đó đang tạo ra hậu quả tiêu cực trong tương lai của họ. Họ thường suy nghĩ lười biếng, không muốn suy nghĩ, chỉ muốn dựa vào những gì có sẵn. Tuy nhiên, lâu dần, điều này khiến họ mất khả năng suy nghĩ, không có ý kiến của riêng mình, và không thể đối mặt với khó khăn.
Trong thời đại công nghệ số, những người ỷ lại trở thành mục tiêu của kẻ gian. Vì thiếu chính kiến và không muốn tìm hiểu, họ dễ tin vào mọi thứ mà không kiểm tra. Điều này là một trong những lý do khiến lừa đảo trên mạng gia tăng, khi thông tin trở nên quá phổ biến, và một vài từ chỉ đã đủ lừa họ.
Tiêu cực không chỉ ảnh hưởng đến bản thân mà còn lan ra ảnh hưởng đến những người xung quanh, đặc biệt là gia đình.
Để ngừng ỷ lại, chúng ta cần tìm ra nguyên nhân và giải pháp.
Một câu chuyện về một người bạn thân của tôi, người từng sống trong sự ỷ lại và nhận kết cục đắng ngắt.
Cha mẹ giàu có, cuộc sống dễ dàng, nhưng cuối cùng, cô ấy trở thành nạn nhân của sự ỷ lại.
Mặc dù được khuyến khích nhiều lần nhưng cô ấy vẫn chọn ỷ lại và phải trả giá đắt.
Một số tiền lớn bị lừa trong chứng khoán ảo, đó là kết cục của việc sống trong sự ỷ lại.
Vậy nguyên nhân nằm ở đâu?
Cha mẹ quá bảo bọc con cái khiến chúng không biết sống độc lập, dẫn đến sự ỷ lại và suy nghĩ tự cao.
Sự ỷ lại có thể mang lại sự thoải mái nhưng dần ăn mòn đi sự tự lập của bạn.
Dù có thất bại, quan trọng là hành động và học hỏi từ sai lầm.
Tác Giả: Oriana Lin