Hãy tìm một công việc mà bạn không bao giờ thấy chán, trong khi người khác lại cảm thấy như bị tra tấn, bạn đã biết kiến thức đặc biệt của mình là gì chưa?
'Nỗi sợ bị thay thế' là nỗi lo chung trên thị trường lao động cạnh tranh. Ngay cả ngành IT, từng được coi là 'vua của mọi nghề', cũng đang mất dần lợi thế tại Mỹ. Theo thống kê từ The Wall Street Journal, tỉ lệ thất nghiệp trong ngành IT đã tăng lên 4,3% so với mức trung bình 3,8% của cả nước trong nửa cuối năm 2023.
Giữa cuộc cạnh tranh khốc liệt đó, liệu chỉ cần có chuyên môn cao là bạn đã đảm bảo được công việc?
Hơn cả chuyên môn, có một khái niệm mới mang tên 'specific knowledge' (tạm dịch: kiến thức đặc biệt), giúp bạn vững vàng trên thị trường lao động.
Trích từ quyển sách nổi tiếng The Almanack of Naval Ravikant, đạt top 1 Amazon Best Seller, khái niệm 'kiến thức đặc biệt' được doanh nhân Naval Ravikant nghiên cứu sau thời gian gây dựng sự nghiệp đỉnh cao của ông. Vậy kiến thức đặc biệt là gì, và làm sao để bạn tìm thấy nó?
Kiến thức đặc biệt là gì?
Kiến thức đặc biệt (specific knowledge) là những công việc bạn say mê làm suốt ngày đêm mà không thấy chán, trong khi người khác lại cảm thấy như bị tra tấn. Bạn luôn tò mò và khao khát làm công việc này, dù phần lớn người khác không hề hứng thú.
Ví dụ một kỹ sư say mê khám phá hộp số của xe Wave để hiểu cách xe hoạt động, trong khi bạn thấy nó chán ngắt và... không thể làm việc này. Người kỹ sư ấy đã sở hữu 'kiến thức đặc dụng' về cơ chế vận hành máy móc - thứ mà họ càng làm càng yêu thích, giúp họ vững vàng trên thị trường lao động.
Kiến thức đặc dụng không thể học được từ trường lớp, nơi mọi đứa trẻ đều tiếp cận cùng một nguồn kiến thức giống nhau. Thay vào đó, đây là những công việc thuộc về kỹ năng bẩm sinh và mang tính cá nhân cao.
Một số ví dụ về kiến thức đặc dụng:
- Kỹ năng bán hàng, đàm phán và nắm bắt tâm lý con người nhanh chóng.
- Khả năng nghiên cứu miệt mài hàng giờ mà không mệt mỏi.
- Khả năng đọc lướt nhưng nắm bắt ý nhanh hơn mọi người.
Đọc đến đây, bạn có nghĩ đến công việc nào phù hợp với mình không?
Làm thế nào để khám phá kiến thức đặc biệt dành riêng cho bản thân? 3 Dấu hiệu nhận biết
Bạn không coi điều đó là công việc, trong khi người khác lại làm
Hiểu đơn giản, đây là một việc mà bạn thích như đang chơi, dù người khác phải cố gắng để làm tốt nó. Dù “chơi” nhưng bạn vẫn tạo ra giá trị và kiếm về thu nhập cho bản thân. Điều này tạo ra một lợi thế cạnh tranh lớn khi bạn đi đường dài với công việc này.
Ngay cả khi công việc mang tính áp lực cao, như gặp gỡ và đàm phán với khách hàng, bạn vẫn cảm thấy thoải mái như một “ván game” vì kỹ năng giao tiếp bẩm sinh giúp bạn tự tin hơn trong việc làm này so với người khác.
Càng làm, bạn càng tạo ra năng lượng… và tiếp tục làm
Nếu bạn tự hỏi vì sao có những người dành tới 30 tiếng xem Oppenheimer và tìm hiểu về cơ học lượng tử, họ có kiến thức đặc biệt và một mức độ tò mò nhất định để làm việc này mãi không chán. Thời gian dường như trôi rất nhanh khi bạn làm những công việc này.