Buổi vũ hội đêm hè là tập sách gồm 20 truyện ngắn được chọn lọc từ các tập truyện ngắn trong các thời kỳ sáng tác khác nhau của Csath Geza. Đây là những truyện ngắn thể hiện rõ nhất phong cách văn chương Csath Geza.
Trong những truyện ngắn chọn lọc này, tư chất thiên tài của Csath Geza được thể hiện rất rõ: cùng lúc ông vừa chịu ảnh hưởng của âm nhạc, thứ nghệ thuật siêu đẳng mà ông am hiểu, vừa ảnh hưởng chất lãng mạn của chủ nghĩa tượng trưng trong văn học mà ông yêu thích, vừa chịu ảnh hưởng của chủ nghĩa Đác – uyn, như một thầy thuốc.
Những hình ảnh thường thấy nhất trong các truyện ngắn của Csath Geza là hình ảnh người mẹ, một người đàn bà mang dáng vẻ xinh đẹp, xanh xao của tuổi trẻ. Người mẹ đã mất từ những ngày Csath Geza.
Trong truyện ngắn Tôi đã gặp mẹ, Csath Geza kể về mẹ bằng một nỗi dịu dàng xa xôi, nhưng đồng thời cũng từ ấy mà gợi nên một bầu không khí của mất mát và bi thương. Tác phẩm êm dịu chảy trôi như một bài thơ, vừa giấu kín, vừa kìm nén lại như phô bày cái u uẩn của đứa con không thể nào nhớ nổi hơi ấm của mẹ. Hình ảnh người mẹ trong giấc mơ là nỗi hoài vọng hay sự tưởng tượng xa xôi trong tiềm thức đầy mất mát và đau buồn.
Phong cách viết mê hoặc của Csath Geza, như hơi thở mềm mại, mang đến cảm giác thực và mơ hồ, như một bức tranh mờ mịt. Âm thanh của câu chuyện tạo nên sự tượng trưng kỳ diệu, lấy cảm hứng từ nghệ thuật siêu thực phương Tây cuối thế kỷ 19 đầu thế kỷ 20.
Truyện ngắn Cái lò sưởi ngay từ khi ra mắt đã thu hút sự quan tâm lớn của độc giả Hungary. Mọi người ngạc nhiên trước tài năng văn học, sử dụng từ ngữ như một họa sĩ vẽ tranh, với những nét vẽ nhanh nhẹn, tuyệt vời về tâm trạng con người.
Cái lò sưởi trở nên sống động như một người, mang theo ta cảm giác gắn bó sâu sắc, trong nỗ lực hiểu biết với người thuê trọ, người nghèo, và chính là chủ nhân của cái lò sưởi.
Kỹ thuật viết có vẻ đơn giản, khi tác giả biến cái lò sưởi thành một nhân vật, truyện ngắn phản ánh văn học phi lý, nhưng khi đọc đến cuối câu chuyện, ta nhận ra Csath Geza thực sự tài ba. Sự kết hợp hài hòa giữa lý thuyết và cảm xúc khiến câu chuyện tưởng chừng bất hợp lý lại trở nên hợp lý, tưởng như hư ảo nhưng lại thật sự.
Truyện ngắn của Csath Geza cũng gợi lên một nỗi ám ảnh về cái chết. Cái chết lạc lõng, hiện hữu giữa không gian, hiện hữu trong số phận của những nhân vật. Từ Tôi gặp mẹ, Cái chết của chàng phù thủy, Cái lò sưởi, đến Thuốc phiện, Cái chết của một người mẹ… tất cả đều mang dấu ấn của sự lặng lẽ.
Sự kết thúc là một nhân vật kiên định, bí ẩn, luôn dõi theo bút tích của Csath Geza, như một dạng chuẩn bị trước cho sự ra đi của chính mình. Csath Geza cũng kết thúc khi còn rất trẻ, ở tuổi 32, giống như nhiều nhân vật trẻ khác mà ông đã tạo ra.
Phong cách viết của Csath Geza trong tập Buổi dạ hội đêm hè luôn ẩn chứa, đa cảm, đầy đau buồn, hòa quyện với văn chương và âm nhạc, điều này làm cho người đọc dễ bị lôi cuốn.
Một tác giả luôn bị dẫn dắt bởi sức tưởng tượng phi thường, một bác sĩ luôn đương đầu với những ca bệnh tâm thần phức tạp, và một tâm hồn nhạy cảm với đam mê âm nhạc đã khiến cho Csath Geza rơi vào những trạng thái u sầu, đau buồn giữa cuộc sống và phải tìm kiếm sự giúp đỡ từ thuốc phiện, sau đó sống trong một thế giới hư ảo đến mức mất trí, tự bắn chết vợ mình, rồi tự sát, nhưng không thành công, bị bắt và rồi qua đời khi sử dụng quá liều lượng thuốc phiện. Ông qua đời ở tuổi 32, mãi mãi trẻ.
Csath Geza là một tác giả nổi bật trong văn học Hungary, tuy nhiên ông chưa được nhiều người biết đến ở Việt Nam. Tập truyện ngắn Buổi dạ hội đêm hè là tác phẩm đầu tiên của ông được dịch sang tiếng Việt, qua bản dịch của Nguyễn Hồng Nhung, người đã từng dịch những tác phẩm nổi tiếng của Hungary sang tiếng Việt như Lời của cây cỏ của Marai Sandor, Tinh thần Minh triết của Hamvas Bela; Nếu tôi là người lớn của Yanikovszky Eva…
Nguồn: https://goo.gl/3SYFDg