Chúng ta đang phải sống trong thời đại đầy những lo toan, biến cố. Cuộc sống đủ đầy nhưng không thanh thản, ăn ngon mặc đẹp nhưng thiếu quốc pháp, gia phong. Do đâu? Đó là do sự thiếu ý chí, nhiều người không tìm ra lẽ sống cho đời mình, và cứ thế tương lai cứ mãi lênh đênh mãi không thấy bến bờ. Nhưng bạn đừng lo vì đã có “Cách sống” của Inamori Kazuo – Nó là tập hợp của những triết lý mà ông rút ra sau bao nhiêu năm xây dựng và phát triển công ty của mình. Lẽ sống mà ông đề cập trong quyển sách chẳng mấy xa vời mà nó chỉ là những điều gian đơn, gần gũi với cuộc sống hằng ngày.
Quyển sách gồm 5 chương:
Chương 1: Biến suy nghĩ thành hiện thực
Chương 2: Suy nghĩ từ nguyên lý và nguyên tắc
Chương 3: Mài giũa nhân cách và nâng cao tâm hồn
Chương 4: Sống với lòng vị tha
Chưng 5: Hòa hợp với dòng chảy của vũ trụ
Trong cuộc sống, đã có đôi lần bạn thất vọng vì những việc không mong muốn xảy đến với bạn. Bạn thất vọng và dần dần hình thành trong chính bản thân một ý niệm: “cuộc đời chẳng bao giờ được như mình muốn”. Đó cũng chính là nguyên nhân bóp ngạt tương lai của bạn. Bạn biết đấy, nếu ta luôn nghĩ rằng cuộc đời sao lắm trục trặc thì chắc chắn rằng cuộc đời này sẽ trục trặc như đúng suy nghĩ của bạn. Vì vậy hãy không ngừng suy nghĩ, ngay cả trong giấc ngủ. Một tư duy mãnh liệt, khát vọng mãnh liệt, và lao động hết sức mình thì chắc chắn ý định của bạn sẽ thành hiện thực.
Tôi biết rằng lời khuyên này bạn đã nghe ở rất nhiều người nhưng nó không thừa đâu nhé. “Suy nghĩ thấu đáo cho tới khi thấy sự vật hiện ra trước mắt.” Điều này có nghĩa bạn phải duy trì niềm khát vọng mãnh liệt trong suốt quá trình thực hiện. Làm việc với một thái độ tích cực cho đến khi nào ranh giới giữa ý tưởng và hiện thực bị xóa bỏ. Có như vậy kết quả đạt được sẽ như ý nguyện.
Tóm lại, khi ta ước muốn thì phải luôn suy nghĩ về ước muốn đó, suy nghĩ không ngừng, khát vọng mãnh liệt, và “thấy” nó hiện ra trước mắt bạn. Và khi nhắm mắt lại, bạn vẫn thấy rõ hình thù của nó lúc bạn cán đích. Đó là thành công. Mỗi người đều có số mệnh và chắc chắn rằng bạn không thể lựa họn cũng như chống lại được. Nhưng số mệnh có thể thay đổi theo tâm thức và bạn thấy đấy “Cuộc đời chúng ta do chính chúng ta tạo ra”.
Nếu nỗ lực tiếp nối nỗ lực thì điều bình thường sẽ trở thành phi thường
Bắt đầu từ những bước đầu, tích lũy kiên nhẫn để có kết quả mĩ mãn.
Nhìn thấy ngày mai khi sống hết mình hôm nay và tương tự cho tương lai.
Hôm nay cố gắng hơn hôm qua, ngày mai cố gắng hơn ngày mai.
Những bước đi âm thầm, không mỏi mệt, làm nên những nhân vật chủ chốt.
Nỗ lực suy nghĩ để hôm nay tốt hơn hôm qua, dần dần tạo ra bước nhảy vọt.
Muốn cuộc đời phi thường, hãy chăm chỉ, suy nghĩ sáng tạo.
- Ôm ấp hoài bão lớn.
- Có chí lớn.
- Khát vọng mãnh liệt.
Đừng ngần ngại hay lo lắng nếu ước mơ của bạn lớn đến mức người ta cười nhạo. Hãy tiếp tục ước mơ, bởi nếu không, chẳng bao giờ nó thành hiện thực. Ước mơ lớn càng khó khăn, nhưng cũng càng đáng giá. Một ý thức sâu sắc về vấn đề mỗi ngày sẽ giúp bạn tiến xa hơn.
Tác giả giới thiệu “phương trình cuộc đời” cho chúng ta:
Cuộc đời và thành quả công việc = Tư duy + Nhiệt huyết + Năng lực.
Suy nghĩ sâu sắc như triết gia
Tấm lòng trong trắng như võ sĩ đạo
Tài năng khiêm tốn như người bình thường
Sức khỏe mạnh mẽ như nông dân
Fukazawa Yukichi đã nói:
Đây chính là bốn yếu tố để trở thành người có ích cho xã hội.Sáng tạo kịch bản cuộc đời
Cuộc đời chúng ta là một màn kịch, chúng ta vừa là tác giả, vừa là đạo diễn cũng vừa là diễn viên chính cho màn kịch này. Vì thế cách duy nhất để sống trong cuộc đời là tự sáng tác và tự diễn. Để vở kịch cuộc đời của bạn có nội dung sâu xa bạn phải: (1) thái độ sống nghiêm túc, (2) mang tinh thần “Nỗ lực để thành công trong mọi điều kiện” và cách nhìn nhận sự vật trung thực, khách quan.
Vũ trụ bao la, rộng lớn và sự tồn tại của con người là hoàn toàn nhỏ bé. Nhưng dù nhỏ bé đến đâu thì sự tồn tại của chúng ta đều thực sự cần thiết. Vũ trụ thừa nhận giá trị của chúng ta vậy tại sao chúng ta lại uổng phí, chỉ biết an8kho6ng ngồi rồi, không cịu làm gì cả. Loài người chúng ta cần phải biết trân trọng cuộc sống mỗi ngày, đó vừa là lời cảm tạ vũ trụ đã tạo ra và ban tặng chúng ta cuộc sống, vừa là điều kiện cần để ta trình diễn vở kịch cuộc đời đúng như ước nguyện.
Mài giũa nhân cách và nâng cao tâm hồn
Mỗi người chúng ta cần biết rằng: Mài giũa nhân cách và nâng cao tâm hồn chính là mục đích sống, là ý nghĩa cuộc đời. Bởi vì cuộc sống nhân loại là quá trình xây dựng nhân tính và bản chất con người.
Đời người ngắn lắm bạn ạ! Giống như một tia chớp chợt lóe lên rồi tắt ngấm nên đừng lãng phí từng giây, từng phút nào. Những “Hỉ, nộ, ái, ố..”, bạn hãy cố gắng giành lấy và trải nghiệm nó dù chỉ một lần. Những trải nghiệm quý giá này sẽ mài giũa và làm cho tâm hồn bạn sáng lên mãi cho đến khi kết thức cuộc hành trình.
Vậy làm thế nào để mài giũa và nâng cao tâm hồn? Từ kinh nghiệm bản thân, tác giả đã giới thiệu với chúng ta sáu phép tịnh tiến để nâng cao tâm hồn:
1. Nỗ lực để không thuc kém người khác.
2. Khiêm tốn, không tự mãn.
3. Nhìn lại bản thân mỗi ngày.
4. Cảm ơn đời vì đã cho mình được sống.
5. Nhân hậu, vị tha.
6. Không để cảm tính chi phối, không quá dằn vặt trăn trở.
Trong thời buổi mà người người, nhà nhà đều gián mắt vào smartphone, cuộc sống đã không còn quá khó khăn thì tâm hồn con người đang dần trở nên nghèo nàn, trống rỗng. Mọi người trở nên cách xa, tình người dần dần bị thoái hóa. Nhất là đại bộ phận giới trẻ hiện nay, đã từ lúc nào, các bạn trẻ trở nên vị kỉ, chỉ sống cho bản thân và dần quên mất hai tiếng “Cảm ơn” và “Xin lỗi”. Sẽ có hàng nghìn lý do được đưa ra nhưng cơ bản nhất mà tôi muốn nói với các bạn đó chính là ở tâm mình. Dù điều kiện vật chất khiến cuộc sống bạn thay đổi nhưng tâm bạn vẫn có tấm lòng biết ơn cuộc đời thì bạn sẽ luôn mãn nguyện mà thôi.
Hành động được tạo ra dựa trên ý thức của con người, nếu tâm bạn hướng về cái thiện, hướng về cộng đồng, xã hội thì hành động được thực hiện sẽ cho kết quả tốt nhất, và ngược lại bạn chỉ có được thành công nhỏ bé và nhất thời. Vì thế, để có được thành công và duy trì thành công vững bền thì những ước nguyện và hành động phải trong sáng. Với các suy nghĩ này, mọi việc làm của bạn sẽ thành công, cuộc đời bạn sẽ trở nên phong phú và đẹp hơn.
Khắc sâu trong tâm sáu phép sửa mình mà Đức Phật thuyết giảng
1. - Bố thí
Nó là tấm lòng vị tha, nhân hậu muốn giúp đời, giúp người. Đó là sự “ban phát” niềm vui, hay nói đúng hơn là hi sinh bản thân,dốc lòng vì người khác.
2 - Tuân thủ nguyên tắc
Đó là việc tuân thủ quy tắc, kiềm chế ham muốn và tự kiểm soát; đồng thời điều chỉnh đúng đắn hành động và lời nói của bản thân.
3 - Tinh thần cầu tiến
Là sự chăm chỉ, kiên trì trong mọi công việc.
4 - Kiên nhẫn và kiên trì
Là việc kiên nhẫn không đầu hàng trước khó khăn. Dù khó khăn đến đâu thì cũng phải cố gắng vượt qua, không bỏ cuộc. Ngoài ra, chúng ta cần kiên nhẫn chịu đựng gian khổ và nỗ lực hơn nữa.
5. - Meditation
The outside world is chaotic, leading to relentless competition, fast-paced living, and almost no time for peaceful contemplation of events. Therefore, you should allocate a certain amount of time for tranquility, reflection, and self-examination.
6. - Wisdom
Understanding the general laws of nature and the essence of life means you have grasped the wisdom that Buddha preached.Living with compassion
Seeking benefits is the driving force of human activity. Therefore, it is normal for anyone to pursue benefits. However, what matters is not only receiving benefits but also knowing how to bring those benefits to others and society as a whole. This will broaden your perspective, enabling you to make sound, objective decisions and avoid mistakes. Compassion will help you overcome difficulties and guide you to success.
Suốt quãng đời của tôi cho đến nay, tôi chỉ biết làm việc. Tôi đã sáng lập hai công ty Kyocera và KDDI. Thật may mắn, cả hai công ty đều phát triển hơn những gì tôi dự đoán và tôi đã có được tài sản lớn đến không ngờ. Tuy vậy, tôi đồng cảm sâu sắc với lời di chúc của ông Andrew Carnegie: “Tài sản cá nhân phải được sử dụng vì lợi ích xã hội”. Bản thân tôi cũng suy nghĩ như vậy từ trước: “Của cải trời ban phải được sử dụng vì sự phát triển của cộng đồng, vì sự phát triển của con người.” Và tự tay tôi thực hiện các hoạt động từ thiện vì mục tiêu xã hội.
Tôi đã từng nói rằng: “Phải có “đạo tâm” khi tạo ra tài sản thì cũng phải có “đạo tâm” khi phân phát tài sản”. Và tôi cho rằng, việc sử dụng đồng tiền còn khó khăn hơn việc kiếm ra tiền. Đồng tiền có được nhờ những nỗ lực cùng với lòng vị tha thì cũng phải sử dụng nó trên tinh thần vị tha.
Theo phương châm đó, tôi đã và đang cống hiến cho xã hội, dù ít ỏi, bằng việc phân phát đúng đắn tài sản riêng cho mình.”
(Trích từ bài phát biểu của Inamori Kazuo tại buổi trao giải “Giải thưởng lòng bác ái Andrew Carnegie”)
Cuộc đời bạn luôn bị chi phối bởi hai sức mạnh: một là số mệnh, hai là luật nhân quả báo ứng. Nếu số mệnh là sợi chỉ dọc, luật nhân quả báo ứng là sợi chỉ ngang thì tấm vải cuộc đời của bạn đang từng ngày được dệt nên. Và nếu số mệnh là thứ đã an bài, thì luật nhân quả có vai trò điều chỉnh cân bằng. Vì vậy dù mọi chuyện đã an bài thì bạn vẫn có khả năng biến đổi nó bằng cách sử dụng luật nhân quả báo ứng. Theo lẽ đó, hãy luôn nghĩ điều thiện, làm điều thiện, vận mệnh của bạn cũng sẽ thay đổi theo hướng tích cực.
Kết
Trong một xã hội mà mọi người đang dò dẫm đường đi trong bóng tối, bạn sẽ là người mang ánh sáng đến, thắp sáng con đường ấy và những tâm hồn kia. Khi đó, mọi người đều có thể hạnh phúc, hiểu cách sống đúng đắn, và nhận ra sứ mệnh cao cả mà chúng ta được giao. Tôi tin vào một tương lai tươi sáng và mong điều đó sẽ xảy ra.
Thông tin về tác giả
Inamori Kazuo sinh năm 1932 tại tỉnh Kagoshima, Nhật Bản. Ông tốt nghiệp Khoa Kỹ thuật Công nghiệp Đại học Kagoshima. Năm 1959, ông thành lập Công ty Cổ phần Kyoto Ceramic (hiện là Kyocera). Năm 1984, ông thành lập công ty DDI (nay là KDDI) và giữ cương vị chủ tịch. Từ năm 2001, ông trở thành cố vấn tối cao. Năm 1984, ông trích 200 tỷ Yên từ tài sản cá nhân để thành lập Quỹ Inamori và Giải thưởng Quốc tế Kyoto. Giải thưởng này được đánh giá không kém cạnh Giải Nobel, hàng năm tôn vinh những người có đóng góp cho sự tiến bộ xã hội. Năm 1989, ông thành lập trường Seiwa để đào tạo nhà quản lý doanh nghiệp vừa và nhỏ và giữ chức hiệu trưởng.
Năm 2003, ông là người Nhật Bản đầu tiên được trao Giải thưởng Lòng bác ái của Quỹ Carnegie (Mỹ).
Tác giả: Anh Thi - MyBook