Cựu Tổng thống Hoa Kỳ Calvin Coolidge đã nói: “Không có gì trên thế giới này có thể thay thế được lòng kiên trì. Tài năng không thể, rất nhiều người có tài năng nhưng không thành công. Thiên tài không thể, vì thiên tài mà không được công nhận thì cũng chỉ là truyền thuyết. Giáo dục cũng không, khi mà cả thế giới này có quá nhiều người có học bị bỏ quên. Chỉ có lòng kiên trì và sự quyết tâm là có quyền lực tuyệt đối.” Không còn gì để phủ nhận tầm quan trọng của ngoại ngữ ngay thời điểm hiện tại và tương lai. Chúng ta đang chuẩn bị để trở thành những “Công dân toàn cầu” nên việc thành thạo ngoại ngữ là điều tất yếu trong thời đại toàn cầu hóa này. Bên cạnh đó, thành thạo ngoại ngữ còn giúp bạn mở rộng và nâng cao cơ hội trong học tập, nghề nghiệp, cuộc sống cá nhân, mở rộng các mối quan hệ xã hội và có thêm bạn bè; Tạo điều kiện thuận lợi để bạn bước ra ngoài thế giới,…
Nhưng đâu phải ai cũng may mắn thành công, và dễ dàng tiếp thu một ngôn ngữ mới. “Chìa khóa để trở thành người đa ngôn ngữ” sẽ giúp bạn, trao cho bạn chìa khóa để mở cánh cửa để bước vào thế giới học ngoại ngữ. Hồ Thu Hương – tác giả của quyển sách, đồng sáng lập cộng đồng công dân toàn cầu “Hộ Chiếu Xanh đi quanh thế giới” tin rằng việc cố gắng học thật tốt ngoại ngữ sẽ giúp cho bản thân chúng ta và đất nước Việt Nam ngày càng phát triển, thành công trên con đường hội nhập.
Phần 1: BẮT ĐẦU
Bắt đầu làm quen với một ngôn ngữ mới, trước hết bạn cần phải có niềm đam mê. Ngoại ngữ không phải là một môn có thể thành thạo chỉ trong một sớm một chiều, nó cần một quá trình, cần có niềm đam mê thực sự, khi đó bạn vừa không cảm thấy chán nản và mệt mỏi mà ngược lại niềm hạnh phú sẽ ngập tràn khi đạt được những mốc mà mình đã đặt ra. Học được một từ mới, việt được bài văn, trò chuyện với một người ngoại quốc sẽ tạo động lực để bạn rèn luyện và nâng cao trình độ của mình.
Khó khăn tiếp theo của bạn là gì? Chọn ngôn ngữ? Nếu bạn còn đang loay hoay không biết bắt đầu với ngôn ngữ nào, hãy chọn tiếng Anh vì đây là ngôn ngữ khá thông dụng, hầu như việc nào dù là công ty lớn hay nhỏ đều là yêu cầu đầu tiên khi bạn nộp đơn xin việc. Một điểm trụ lớn hiện nay là nhiều bạn trẻ Việt Nam dù trải qua một thời gian dài phổ thông tiếp xúc với tiếng Anh nhưng vẫn không thể sử dụng thành thạo tiếng Anh. Một gợi ý nhỏ, bạn có thể xem nó là tiêu chí để lựa chọn theo học một ngôn ngữ: (1) sở thích, (2) hoàn cảnh, (3) xu hướng thời đại. Rồi đưa những ngôn ngữ bạn đang cân nhắc lên bàn cân và lựa chọn nhé !
Theo nghiên cứu, bắt đầu học ngoại ngữ từ sớm sẽ giúp bạn tiếp thu và thành thạo nhanh chóng hơn. Khi cuộc sống gánh nặng, khả năng học mới sẽ giảm đi đáng kể. Vì vậy, không có thời điểm nào tốt hơn để bắt đầu học ngoại ngữ hơn là bây giờ.
Sau đó, đặt mục tiêu và lập kế hoạch cụ thể cho bản thân. Hàng tuần, hàng tháng, tổng kết những gì đã đạt được và điều chỉnh kế hoạch cần thiết. Nhiều người tự hỏi tại sao họ dành hàng nghìn giờ mà vẫn không thành thạo? Quan trọng không chỉ là thời gian mà còn là tâm trí. Học ngoại ngữ đòi hỏi sự tập trung và cường độ. Hãy luyện tập hàng ngày, mọi lúc. Đừng quên 'túi thần kỳ' - từ điển. Học từ bất kỳ nguồn nào, thậm chí từ giáo viên hoặc người bản xứ, học cách họ đã học và áp dụng vào bản thân nếu thấy phù hợp. Trong sách, tác giả chia sẻ nhiều bí quyết từ những người nổi tiếng, chuyên gia trên thế giới. Hãy khám phá cùng nhau nhé!
Bài học 1: HỌC NGÔN NGỮ MỚI NHƯ THẾ NÀO - Julie Fishman (Giáo viên dạy tiếng Anh cho người nước ngoài.)
... Xem tivi, đặc biệt là các bản tin thời sự nước ngoài, bạn sẽ nghe lại những câu cụ thể nhiều lần. Các bản tin thời tiết với hình ảnh giúp bạn nhận biết từ vựng như nắng, mưa, gió,... Xem phim hoạt hình cũng là một phương pháp hiệu quả, vì chúng dành cho trẻ em nên ngôn ngữ đơn giản, phát âm rõ ràng. Hãy luyện nghe qua podcast, radio hoặc sách nói. Nhưng quan trọng nhất là tương tác tích cực với người bản xứ. Đừng lo lắng
nếu nói không đúng, miễn là đối phương hiểu được bạn, điều đó đã là thành công.
Khi bạn đọc được một bài báo hoặc một cuốn sách bằng ngôn ngữ bạn đang học, bạn sẽ tự tin như một nhà vô địch!
Bài học 2: KHÁM PHÁ VĂN HÓA ĐỊA PHƯƠNG - Adina Laura Achim (Chuyên gia Quan hệ quốc tế và Quan hệ công chúng, nhà văn và nhà báo)
Chìa khóa thành công của cô nằm ở việc hoàn toàn ngấm vào văn hóa địa phương. Ở mỗi nơi, cô tận dụng mọi cơ hội để trải nghiệm, không bỏ lỡ bất kỳ dịp tiệc hoặc sự kiện văn hóa nào, vì đó là cơ hội để làm quen và luyện tập ngôn ngữ. Một trong những cách giúp cô nâng cao khả năng giao tiếp là sống chung với người bản xứ, nơi mà cô học được những bài học mà sách vở không thể đem lại.
...Yêu người địa phương, yêu cuộc sống, bạn bè và văn hóa mới. Hãy để trái tim và tâm trí bạn mở rộng. Như vậy, bạn sẽ hoàn toàn hòa mình vào văn hóa mới và học ngôn ngữ nhanh chóng hơn.
Bài học 3: BÍ QUYẾT HỌC NGOẠI NGỮ CẤP TỐC - Miguel Ángel Guillen Torres (Kỹ sư điện và quang học)
Tận dụng mọi cơ hội học ngoại ngữ ở trường và học tích cực. Bí mật giúp anh học tiếng Pháp cấp tốc là tham gia những khóa học cùng bạn thân tên là Javier. Ngoài giờ học, họ dành thời gian rảnh để luyện tiếng Pháp, chỉ sử dụng tiếng Pháp, chỉ khi nào gặp khó khăn thì mới chuyển sang tiếng Tây Ban Nha. Họ xem phim, nghe nhạc, đọc sách tiếng Pháp và kiểm tra kiến thức của nhau.
Nếu bạn muốn học hai ngoại ngữ cùng lúc, hãy bắt đầu ngoại ngữ thứ hai khoảng hai năm sau khi bắt đầu ngoại ngữ thứ nhất. Hãy chọn một ngôn ngữ không quá tương tự với ngôn ngữ đầu tiên của bạn... để tránh nhầm lẫn từ vựng.
Bài học 4: HẤP DẪN TÔI VÀ TÔI SẼ HỌC - Daniela Dragomir (Chuyên gia tư vấn kinh doanh)
Học ngoại ngữ qua video hoặc phim có phụ đề rất hiệu quả vì não hoạt động tích cực để tìm liên kết giữa từ, âm thanh và ý nghĩa. Đối với tôi, sự thư giãn giúp tôi giữ trí nhớ tốt hơn. 'Hãy nói cho tôi và tôi sẽ quên. Hãy dạy cho tôi và tôi sẽ nhớ. Hãy hấp dẫn tôi và tôi sẽ học.'
Nhờ cách này, khoảng cách giữa con người trên toàn cầu thu hẹp lại và chúng ta thậm chí có thể hiểu được những câu chuyện hài hước của nhau.
Phần 2: NÂNG CAO
Bắt đầu với 100 từ thông dụng: Để có một nền tảng vững chắc, nhà cần có nền móng vững chắc. Để sử dụng ngôn ngữ mới một cách thành thạo, bạn cần xây dựng một bộ từ vựng cơ bản vững chắc. Thành thạo là khi bạn có thể giải thích những từ bạn không biết bằng những gì bạn đã học. Bạn cũng biết rằng không bao giờ có thể học hết tất cả từ vựng và ngữ pháp, vì vậy việc sử dụng từ vựng hiện tại để mô tả điều mới mẻ là bước tiến lớn.
Một số 'công cụ' hỗ trợ bạn học ngoại ngữ hiệu quả:
- Kỹ thuật nhớ:
Đây là phương pháp giúp cải thiện khả năng ghi nhớ dựa trên 3 nguyên tắc: liên kết, tưởng tượng và vị trí. Ví dụ: Bonjour (tiếng Pháp) - Chào buổi sáng, Kettle (tiếng Anh) - Ấm đun nước…
Nhưng không nên sử dụng quá mức vì có thể ảnh hưởng đến phát âm chính xác nếu không kiểm soát kỹ lưỡng.
- Thẻ ghi nhớ (Flashcard):
Chắc hẳn mọi người không xa lạ gì với thẻ ghi nhớ phải không? Mỗi khi học từ mới, hãy viết từ đó lên một mảnh giấy: mặt ngoài là tiếng Việt, mặt trong là ngôn ngữ bạn đang học và mang theo bên mình. Mỗi khi có thời gian rảnh rỗi, hãy lấy ra luyện tập.
- Google:
Không còn nghi ngờ gì nữa, Google – người bạn thân thiết của mọi người, mọi nhà, là nơi bạn có thể tìm kiếm hàng nghìn kết quả chỉ trong vài giây bằng một cú click chuột. Đây cũng là một trợ thủ đắc lực trong việc học ngoại ngữ nếu bạn biết cách sử dụng.
Luyện tập bốn kỹ năng (Nghe – Nói – Đọc – Viết)
- Nghe:
Trong quá trình học ngoại ngữ, tôi nhận thấy rằng kỹ năng nghe là một trong những khía cạnh khó nhất, vì nó phụ thuộc vào nhiều yếu tố như giọng điệu, cách phát âm và vốn từ vựng của người nói. Khi gặp khó khăn trong việc hiểu nội dung, hãy dũng cảm hỏi thêm để tránh hiểu lầm.
- Nói:
Không cần đi xa, chỉ cần giao tiếp với người Việt, bạn sẽ nhận ra sự đa dạng âm điệu, ngữ điệu phụ thuộc vào khu vực họ đến từ. Tương tự, mỗi quốc gia cũng có cách phát âm khác nhau, vì vậy khi học ngôn ngữ mới, hãy chọn cách phát âm phổ biến nhất của ngôn ngữ đó.
- Đọc:
Bắt đầu từ những tài liệu đơn giản và dễ hiểu trước khi đối mặt với những cuốn sách dày đặc. Đừng tạo áp lực quá nhiều cho bản thân và tránh tình trạng chán nản, hãy tiến từng bước một, “Chậm mà chắc”.
- Viết:
Có nhiều cách để cải thiện kỹ năng viết ngoại ngữ của bạn: có thể viết thư, viết nhật ký, hoặc để lại những dòng bình luận để thảo luận về ngôn ngữ.
Bên cạnh đó, tác giả chia sẻ 10 quy tắc vàng để chuẩn bị cho kỳ thi:
- Đọc và ghi nhớ hết tất cả chi tiết và yêu cầu của kỳ thi.
- Tự đánh giá trình độ và năng lực của bản thân.
- Tránh trì hoãn việc chuẩn bị cho kỳ thi ngoại ngữ đến phút chót.
- Kiểm tra thời gian còn lại và lên kế hoạch học cụ thể cho từng ngày sau khi đã có đủ tài liệu.
- Hãy học một chút mỗi ngày thay vì chờ đợi và dồn hết vào một ngày trong tuần.
- Phân chia cuốn sổ ghi chú thành các phần khác nhau: từ vựng, ngữ pháp, phát âm, nói, đọc, nghe, viết,…
- Xây dựng chiến lược cho kỳ thi.
- Giữ động lực trong quá trình ôn thi.
- Thử làm bài thi trong môi trường giống với kỳ thi thật ít nhất một lần.
- Đảm bảo có đủ giấc ngủ và đi ngủ sớm trước hôm thi để duy trì sự tập trung trong nhiều giờ liên tục.
Hãy đảm bảo mang theo đồng hồ vào ngày thi, việc phân chia thời gian một cách hợp lý là chìa khóa để đạt điểm cao trong kỳ thi. Nếu có thể, hãy đến sớm và tạo sự gần gũi bằng cách trò chuyện và làm quen với các bạn cùng thi. Khi bắt đầu làm bài, hãy chọn những câu dễ làm trước, sau đó là những câu khó hơn, và nhớ đọc đề cẩn thận để không hiểu nhầm ý. Sau khi thi xong, hãy về nhà nghỉ ngơi và đừng lo lắng quá nhiều về kết quả trước khi nó được công bố.
Phần 3: DÙY TRÌ
Ở phần này, tôi xin phép nói ngắn gọn vì hầu hết đã được đề cập trong các phần trước.
Bạn học ngoại ngữ vì lý do gì? Nếu chỉ để lấy bằng cấp hoặc chứng chỉ rồi bỏ nó vào một góc, thì thực sự là phí thời gian, công sức và tiền bạc. Hãy đưa ngôn ngữ đến gần hơn với bạn và cộng đồng xung quanh bạn thông qua các hoạt động như:
- Xem phim và nghe nhạc quốc tế.
- Đọc tin tức bằng ngoại ngữ.
- Cài đặt ngôn ngữ bạn đang học trên máy tính, điện thoại và trang web của bạn.
- Tham gia các khóa học trực tuyến.
- Tải bàn phím ngôn ngữ bạn đang học để làm quen với việc đánh máy bằng ngôn ngữ đó.
- Tiếp tục tìm hiểu văn hóa của đất nước, và tương tác với người bản xứ.
- Học tục ngữ và thành ngữ.
- Học qua ẩm thực.
- Tìm một bạn đồng hành.
- Tham gia các hoạt động tình nguyện bằng ngoại ngữ.
...
Cảm nhận của bạn về quyển sách này thế nào? Tôi đã học được rất nhiều từ nó. Một bí mật nhỏ là trong quyển sách này, tác giả chia sẻ rất nhiều trang web hữu ích để hỗ trợ việc học ngoại ngữ của bạn! Hãy tự tin bước vào 'biển lớn' với kiến thức ngoại ngữ của bạn.
Mỗi ngôn ngữ tôi học đều đòi hỏi sự miệt mài với sách và luyện tập. Bí quyết quan trọng nhất tôi muốn chia sẻ với bạn qua quyển sách này là:
Luôn liên kết việc học tập với thực hành.
(Hồ Thu Hương)
Tác giả: Anh Thi - MyBook