“Mặc dù tôi cảm thấy buồn vì vẻ ngoại của mình nhưng tôi không thể ngừng ăn.”
“Tại sao kế hoạch giảm cân của tôi luôn thất bại?”
“Dù biết đây là thói quen có hại, nhưng tôi luôn tìm kiếm đồ ăn mỗi khi căng thẳng hoặc tâm trạng không tốt.”
Nếu bạn thường tự đặt ra những câu hỏi như vậy hàng ngày, khi nhìn vào chỉ số trên cân hay khi cảm thấy thiếu kiểm soát khi lấy đồ ăn, bạn cần phải hiểu về cảm giác được gọi là “đói tâm lý”.
Cảm giác đói ban đầu là một phản ứng tự nhiên vì con người cần thức ăn để tồn tại. Nhưng trong thời đại hiện đại, ý nghĩa của việc ăn uống đã thay đổi. Đồ ăn không chỉ đơn thuần để sống, mà còn để thưởng thức, để thể hiện tình cảm hay địa vị xã hội. Theo bác sĩ Yong Woo Park, một chuyên gia hàng đầu về béo phì tại Hàn Quốc, viết trong cuốn sách 'Chứng Nghiện Ăn': chúng ta thường phải trải qua cảm giác đói tâm lý. Đói tâm lý kết hợp với đói vật lý là điều gây ra hành vi ăn uống quá mức hoặc rối loạn ăn uống, dẫn đến hiện tượng chứng nghiện đồ ăn.
Bạn đang gặp phải chứng nghiện đồ ăn không?
Để kiểm tra xem bạn có gặp vấn đề với chứng nghiện đồ ăn hay không, hãy tìm hiểu về các dấu hiệu của căn bệnh này.
Các dấu hiệu cơ bản của chứng nghiện là “mong muốn vô cùng”, “thèm khát”. Đó là khi bạn nghĩ đến và cần một món ăn cụ thể đến mức muốn ra ngoài để mua được nó và làm dịu cơn thèm ăn. Dù không phải là món ăn bạn đang tìm kiếm, thì bất kể ăn bao nhiêu thức ăn khác, bạn vẫn không thể cảm thấy đủ. Một dấu hiệu khác của chứng nghiện là “nghiện”. Ban đầu, chỉ cần một ít sô-cô-la là đủ để làm bạn hạnh phúc. Nhưng dần dần, bạn phải ăn nhiều hơn, đủ sô-cô-la cho một gia đình mới có thể dừng lại.
Giống như các dạng nghiện khác, nếu bạn bất ngờ không tiếp xúc với thức ăn ngọt, chất béo mà bạn thường ăn, bạn có thể chịu được khoảng một đến hai ngày. Nhưng sau đó, bạn sẽ trải qua các triệu chứng như đau đầu, mệt mỏi, cáu kỉnh, buồn chán,... khiến bạn muốn tìm kiếm thức ăn đó.
Nghiện thức ăn, nghiện rượu, nghiện thuốc lá, đều kích thích sự thỏa mãn trong não bộ thông qua việc ăn uống, nhưng đặc điểm của chứng nghiện thức ăn có chút khác biệt. Nghiện thức ăn là hành vi hấp thụ thức ăn cần thiết cho sự sinh tồn. Dù không uống rượu hay sử dụng ma túy, chúng ta vẫn có thể sống, nhưng không thể không ăn. Vì vậy, trong thời đại hiện đại, chứng nghiện đồ ăn có thể trở thành một căn bệnh nguy hiểm. Điều đáng lo ngại nhất là các loại thuốc như ma túy bị pháp luật cấm, trong khi đồ ăn có mặt ở khắp mọi nơi nên dù muốn né tránh cũng không thể.
Một trong những hậu quả nguy hiểm nhất của chứng nghiện đồ ăn là béo phì. Đây là một căn bệnh mà chúng ta đề cập và cảnh báo rất nhiều trong cuộc sống hiện đại vì tỷ lệ béo phì ngày càng tăng và nguy cơ mắc các bệnh như tim mạch, tiểu đường, ung thư và các bệnh đe dọa tính mạng khác. Ngoài ra, chứng nghiện đồ ăn còn ảnh hưởng đến tâm lý và cuộc sống của những người mắc căn bệnh này. Một vòng lặp mà những người nghiện đồ ăn thường mắc phải là ăn để giảm căng thẳng, rồi hối tiếc vì đã ăn quá nhiều. Căng thẳng dẫn đến ăn, và ăn lại gây ra cảm giác căng thẳng. Và rồi họ không thể kiểm soát được hành vi ăn uống của mình.
Nếu bạn từng thử nhiều cách giảm cân nhưng vẫn không thành công, quay trở lại chế độ ăn cũ và tiếp tục lo lắng về cân nặng, có lẽ bạn cảm thấy mình thiếu ý chí. Tuy nhiên, bác sĩ Yong Woo Park cho biết: việc không thể kiểm soát cám dỗ của đồ ăn không chỉ là vấn đề ý chí. Chứng nghiện đồ ăn cần sự giúp đỡ của các chuyên gia, không chỉ là ý chí của bản thân.
Bác sĩ Yong Woo Park, tốt nghiệp y tế ở Seoul và có bằng tiến sĩ tại Goryeo. Ông đã có nhiều đóng góp trong điều trị bệnh béo phì và thành lập trung tâm phát triển sức khỏe Medexx. Trong 20 năm chữa bệnh béo phì, ông tập trung vào vấn đề chứng nghiện đồ ăn.
Đối với những người mắc chứng nghiện đồ ăn, việc hiểu rõ bệnh hơn từ góc độ khoa học rất quan trọng. Thay vì nghe theo các bí quyết giảm cân trên mạng, việc hiểu rõ cơ thể và cách hoạt động bên trong sẽ giúp kiểm soát tốt hơn. Bác sĩ Park tổng hợp kiến thức và kinh nghiệm của mình trong cuốn sách Chứng Nghiện Đồ Ăn, giúp người đọc hiểu rõ về căn bệnh này và cách vượt qua nó.
Các Sai Lầm Thường Gặp và Cơ Chế của Chứng Nghiện Đồ Ăn
“Có người ăn mãi vẫn gầy, tôi hít không khí cũng béo”
Bạn đã bao giờ thắc mắc về điều đó chưa? Thực tế, chúng ta thường thấy người gầy không hẳn là ăn ít, người béo cũng không nhất thiết ăn nhiều. Vậy tại sao lại có sự khác biệt về cân nặng như vậy?
Một trong những kết quả nghiên cứu về bệnh béo phì cho thấy, không có nhiều sự khác biệt về lượng calo hấp thụ hoặc tốc độ trao đổi chất giữa người béo và người gầy. Người béo không nhất thiết là người ăn nhiều. Tuy nhiên, cả người béo và người gầy đều tăng cân khi ăn nhiều hơn.
Để giải thích sự khác biệt về thể trọng giữa người béo, người gầy và chứng nghiện đồ ăn, bác sĩ Yong Woo Park đã nghiên cứu về sự thay đổi set point và cơ chế giải phóng các hoocmon phức tạp như leptin, insulin, cortisol,...
Set point trong nghiên cứu về béo phì đề cập đến “điểm điều tiết thể trọng”. Set point là lý do khiến thể trọng của chúng ta khó thay đổi, khiến cơ thể chúng ta kháng cự lại sự thay đổi về thể trọng. Người béo thường có set point cao hơn người gầy.
Căng thẳng và ăn quá nhiều đường bột tinh chế là những nguyên nhân khiến set point tăng lên. Khi set point tăng, cơ thể sẽ cảm thấy mỡ không đủ và bạn sẽ cảm thấy thèm ăn. Bạn sẽ ăn nhiều hơn để đạt được set point mới.
Set point không ổn định trong suốt cuộc đời. Khi set point tăng, rất khó để giảm xuống. Thậm chí, nó có thể ngày càng tăng lên.
Do đó, ăn quá nhiều không phải là nguyên nhân gây béo phì. Đó chỉ là một triệu chứng của béo phì. Nguyên nhân chính là các yếu tố làm tăng set point.
Cơ chế của sự nghiện đồ ăn
Cơ chế của sự nghiện đồ ăn kết hợp giữa cơ chế thỏa mãn và quá trình mã hóa, phản xạ có điều kiện trong tâm trí con người. Chúng ảnh hưởng đến thói quen ăn uống, gây ra rối loạn hành vi ăn uống, chứng ăn đêm,... dẫn đến béo phì. Nhiều yếu tố gây ra nghiện đồ ăn như căng thẳng mạn tính, khó ngủ, đường, chất béo, bột mì. Nếu bạn gặp vấn đề với những yếu tố này, hãy tìm hiểu cách chúng ảnh hưởng đến sức khỏe, hành vi ăn uống và hậu quả của chúng qua phân tích của bác sĩ Yong Woo Park.
Nghiện đồ ăn tồn tại dưới nhiều dạng như ám ảnh, kích động, kết hợp ám ảnh và kích động, cảm xúc. Nắm bắt triệu chứng của các dạng này giúp bạn kiểm tra xem bạn có mắc nghiện đồ ăn không và mắc dạng nào, từ đó tìm ra cách điều trị phù hợp và hiệu quả nhất.
Thoát khỏi nghiện đồ ăn
Để giúp mọi người thoát khỏi nghiện đồ ăn đầy nguy hiểm này, bác sĩ Yong Woo Park đã đưa ra chỉ dẫn cụ thể, bao gồm ba điều cần tập trung và lưu ý.
Bắt đầu từ những yếu tố gây ra nghiện đồ ăn: Khi đã nhận ra những yếu tố gây ra nghiện đồ ăn của bạn là gì, hãy tránh xa chúng để loại bỏ tác động xấu. Bạn sẽ học cách kiểm soát căng thẳng, cải thiện giấc ngủ và điều chỉnh set point.
Nâng cao đề kháng: Sức khỏe cả về thể chất lẫn tinh thần hiện tại của bạn sẽ ảnh hưởng đến việc có dễ mắc chứng nghiện đồ ăn hay không và có thể thoát khỏi nó hay không. Do đó, việc sử dụng thuốc dinh dưỡng, cân bằng lại hệ thần kinh tự chủ, và điều chỉnh cơ chế thỏa mãn chính là những biện pháp mà bác sĩ Yong đề xuất.
Thay đổi bản thân: Đây là phần mà bạn cần sự ý chí của chính mình để thoát khỏi chứng nghiện này. Đừng để cảm giác đói bụng giả đánh lừa bạn, hãy suy nghĩ trước khi với tay lấy đồ ăn và cuối cùng, hãy yêu thương và tha thứ cho bản thân.
Có lẽ việc tìm hiểu một tài liệu cung cấp kiến thức một cách đầy đủ, chuyên môn nhưng vẫn dễ hiểu, dễ tiếp cận về chứng nghiện đồ ăn như cuốn sách của bác sĩ Yong Woo Park là rất quý giá với những ai đang phải trải qua chứng bệnh này. Chứng nghiện đồ ăn là một cuốn sách bạn không nên bỏ qua nếu bạn gặp vấn đề về cân nặng, béo phì, hoặc rối loạn hành vi ăn uống, gây ra những vấn đề về sức khỏe về cả thể chất và tinh thần. Ngoài ra, với những ai quan tâm đến bệnh béo phì, chứng nghiện đồ ăn hay các kiến thức sinh học, y học, cuốn sách này cũng sẽ mang lại kiến thức thú vị và bổ ích cho mục đích nghiên cứu của bạn.
Đánh giá chi tiết từ Khánh Huyền - MyBook