Đắc Nhân Tâm
là cuốn sách bán chạy nhất suốt thời gian dài. Vậy những gì đã làm nên giá trị và sức hút của cuốn sách này, khiến nó vẫn được nhiều người săn đón và coi là nguồn cảm hứng quý giá?
Để viết cuốn sách này, Dale Carnegie đã phải tiến hành nhiều cuộc khảo sát, tìm hiểu và nghiên cứu trên các nhóm đối tượng khác nhau. Ban đầu, nó chỉ là một bài học ngắn, nhưng qua nhiều năm tích lũy và phát triển, cuốn sách đã trở thành một bản học toàn diện, chi tiết.
Bạn có thể cảm nhận được tâm huyết mà Dale Carnegie dành cho cuốn sách này qua từng câu văn và những bài học mà ông mang lại. Những nỗ lực mà Dale đã bỏ ra xứng đáng với việc Đắc Nhân Tâm trở thành một trong những cuốn sách có ảnh hưởng nhất trong lịch sử.
Trước khi bắt đầu đọc, Dale đã cung cấp những lời khuyên quý báu về cách sử dụng cuốn sách để đạt hiệu quả tối đa. Đó là những phương pháp giúp bạn nhớ lâu và áp dụng những bài học vào cuộc sống hàng ngày. Và bởi cuốn sách này khuyến khích hành động, bạn sẽ luôn cảm thấy thúc đẩy mình thay đổi, học hỏi như Herbert Spencer đã nói: “Mục đích cao cả nhất của học hành không phải chỉ là kiến thức mà là hành động.”
Cuốn sách được phân thành bốn phần chính:
Phần 1: Nghệ thuật ứng xử căn bản
Nguyên tắc đầu tiên trong cách ứng xử: Không chỉ trích, oán trách hay than phiền!
Chỉ trích là vô bổ, nó chỉ gây ra thái độ chống đối và bào chữa. Chỉ trích có thể trở nên nguy hiểm vì nó chạm vào lòng cố chấp, kiêu hãnh của con người, gây tổn thương về ý thức tầm quan trọng của họ và kết quả chỉ tạo nên sự tức giận, căm thù. Chỉ trích còn gây phản ứng chối bỏ trách nhiệm, đồng thời phát sinh tâm lý chán nản và nhụt chí trong khi lỗi lầm vẫn không được giải quyết.
Nếu bạn tiếp cận người khác bằng cách khuyên bảo hoặc khen ngợi họ thì chắc chắn kết quả bạn nhận được sẽ tích cực hơn. Bởi bản chất con người không ai thích sự chỉ trích cả. Mình thấy điều này cũng giống như một cơ chế “tự bảo vệ” vậy. Nếu con người bị chỉ trích, lên án hay thậm chí bị phê phán, họ sẽ tự tìm cách bào chữa, biện minh cho mình chứ không hề có suy nghĩ sẽ đứng ra nhận lấy lời nhận xét tiêu cực về bản thân đâu.
Dale dẫn ví dụ về tổng thống Lincoln của Hoa Kỳ vào thế kỷ trước. Lincoln đã từng là một người hay chỉ trích người khác cho đến một ngày ông phải chấp nhận đấu kiếm một mất một còn chỉ vì chế giễu người đó trên một trang báo. Đứng trước ranh giới sinh tử, Lincoln nhận ra rằng chỉ trích người khác đôi khi chính là tự đào hố chôn mình. Từ đó trở đi, ông dần trở thành một người biết thấu hiểu và không bao giờ lên tiếng phê phán ai hết bởi: “Đừng chỉ trích họ. Bởi có thể chúng ta cũng sẽ hành xử như thế nếu gặp hoàn cảnh tương tự.”
Chính vì không bao giờ lên tiếng chỉ trích ai, Lincoln luôn giành được lòng người. Các tổng thống Hoa Kỳ sau này luôn học hỏi từ Lincoln và ông trở thành một vị tổng thống vĩ đại được nhân dân ghi nhớ dài lâu.
Cách chúng ta sống và ứng xử trong cuộc sống chắc chắn sẽ thay đổi cách người khác đánh giá về chúng ta. Nếu bạn thường chỉ trích người khác, hãy suy nghĩ lại và hành động như Abraham Lincoln đã làm. Chắc chắn chỉ cần một thay đổi nhỏ như vậy cũng có thể thay đổi cuộc đời của bạn rất nhiều!
Phần 2: Sáu chiến lược để tạo ấn tượng tốt
Thể hiện sự quan tâm thành thật đến người khác
Khi nhìn vào bức ảnh một nhóm người mà bạn cũng có mặt trong đó, bạn sẽ tìm kiếm ai đầu tiên?
Trong một cuộc khảo sát của một công ty điện thoại, từ nhân xưng “tôi” được sử dụng nhiều nhất trong các cuộc điện thoại.
Tại sao lại như vậy? Vì mọi người thường chỉ quan tâm đến bản thân mình trước hết. Tuy nhiên, việc quan tâm đến những người xung quanh có thể là chìa khóa dẫn đến thành công cho bản thân bạn!
Ai không quan tâm đến đồng loại sẽ gặp khó khăn lớn trong cuộc sống và có thể gây ra tổn thương cho người khác, và rồi cũng tự gánh chịu những hậu quả đó. Đây là nguyên nhân của nhiều thất bại và tai họa.
Đây là quan điểm của Alfred Adler mà Dale rất đồng tình. Dale đã trích dẫn câu nói này hai lần bởi vì nó rất đúng với bài học mà ông muốn truyền tải: “Thật lòng quan tâm đến người khác”.
Bất kỳ ai làm việc trong bất kỳ ngành nghề nào đều cần phải quan tâm đến những người xung quanh để có thể thành công. Điều này cũng đúng khi chúng ta xử lý với mọi người trong cuộc sống hàng ngày.
Cách đơn giản để tạo ấn tượng tích cực
“Hầu hết mọi người đều hạnh phúc nếu họ có những suy nghĩ hạnh phúc” - Abraham Lincoln
Nếu bạn thường mỉm cười và thể hiện tình yêu với vợ mỗi ngày, hôn nhân của bạn sẽ tràn đầy hạnh phúc.
Khi bạn mỉm cười nhiều với mọi người xung quanh, cuộc sống sẽ trở nên rạng rỡ và ý nghĩa hơn.
Để hạnh phúc và để để lại ấn tượng tốt với mọi người xung quanh, hãy luôn mỉm cười!
Để mọi việc suôn sẻ
Đối với nhiều người, tên gọi không chỉ là một cái tên. Khi chúng ta nhớ và gọi tên người khác một cách chính xác, đó là một cách thể hiện sự quan tâm chân thành đến họ.
Trong chiến lược thành công của nhiều nhân vật vĩ đại như Tổng thống Roosevelt hay Napoleon III, việc nhớ tên của nhiều người đã gặp là một phần quan trọng.
Nguyên lý: Hãy nhớ rằng tên của một người là điều quan trọng nhất với họ, là âm thanh đáng quý và được yêu thích.
Phần 3: 12 cách thúc đẩy người khác theo suy nghĩ của bạn
Tránh tranh cãi
Nếu bạn đang tranh cãi với ai đó, đừng cố ép họ chấp nhận sự sai lầm của họ. Điều này có thể làm tổn thương lòng tự tôn của họ và làm tổn hại mối quan hệ.
Nguyên lý: Cách tốt nhất để giải quyết tranh cãi là không để nó xảy ra.
Tôn trọng và đánh giá cao ý kiến của người khác
Nếu muốn chứng minh điều gì đúng, hãy làm điều đó một cách tế nhị và khéo léo, tránh việc giảng giải quá nhiều. Vì thực tế, ai cũng không thích bị 'dạy bảo' quá nhiều, kể cả bản thân chúng ta. Sự tinh tế trong giao tiếp giúp chinh phục lòng người dễ dàng hơn nhiều!
Dạy người một cách khéo léo như không hề dạy, chỉ cần nhắc nhở nhẹ nhàng những điều họ đã quên. Đối với những người hiểu biết, nửa lời cũng đủ để họ hiểu điều chúng ta muốn nói.
Nguyên lý: Tôn trọng ý kiến của người khác. Tránh nói: 'Bạn sai rồi.'
Thẳng thắn thừa nhận sai lầm
Nếu bạn dám thẳng thắn nhận lỗi của mình trước người khác, bạn sẽ dễ dàng kiểm soát tình huống và làm người khác theo ý mình.
Nguyên tắc: Nếu sai, hãy thừa nhận một cách nhanh chóng và thẳng thắn.
Ngọt ngào trong giao tiếp
“Nếu ai đó đưa ra hai quả đấm với tôi, tôi sẽ đáp trả bằng hai quả đấm. Nhưng nếu họ đến và đề nghị: ‘Hãy ngồi lại và thảo luận. Nếu ta có quan điểm khác nhau, hãy cùng tìm hiểu lẽ ra những điểm khác biệt và nguyên nhân của chúng.’ Khi đó, chúng ta sẽ nhận thấy khoảng cách không xa như chúng ta nghĩ. Chúng ta có rất ít sự khác biệt, nhưng có rất nhiều điểm chung. Chỉ cần kiên nhẫn và lòng chân thành một chút, chúng ta sẽ dễ dàng hòa hợp.”
Nguyên lý: Luôn khởi đầu với thái độ thân thiện.
Phần 4: Biến đổi người khác mà không gây sự phản đối hay tức giận
Trước khi chỉ trích, hãy khen ngợi
Khen ngợi trước khi đưa ra ý kiến cũng giống như nha sĩ bắt đầu phương pháp điều trị bằng thuốc tê. Nó sẽ giúp bệnh nhân ít đau đớn hơn khi phải làm những việc khó khăn như nhổ răng.
Nếu bạn bắt đầu bằng lời khen ngợi chân thành, những người xung quanh sẽ dễ dàng chấp nhận những lời phê bình của bạn hơn và họ sẽ cảm thấy vui vẻ hơn khi sửa chữa những thiếu sót của mình. Đây là một nguyên tắc quan trọng trong việc đưa ra đánh giá với người khác mà bạn nên áp dụng vào cuộc sống.
Kết luận
Nếu áp dụng những bài học mà Dale đã truyền đạt vào cuộc sống, bạn sẽ thấy cuộc sống thay đổi rất nhiều. Cách chúng ta đối xử với người khác sẽ ảnh hưởng đến cuộc sống của chúng ta.
Để áp dụng những gì bạn đã học, có thể sẽ mất rất nhiều thời gian nhưng hãy kiên trì!
Cuốn sách Đắc nhân tâm thực sự là một tài liệu không thể thiếu với ba mươi nguyên tắc ứng xử mà Dale Carnegie đã tổng hợp suốt cuộc đời.
Đánh giá chi tiết bởi Lệ Duyên - MyBook