“Luôn Tránh Quá Khứ Bởi Sợ “Nỗi Buồn Sẽ Lây Lan Qua Tháng Năm Như Lửa Lan Dần”, Jean Daragane Bất Ngờ Bị Kéo Về Quá Khứ Bởi Một Cái Tên. Cái Tên Ấy Bắt Lấy Ông, Dẫn Ông Quay Về Paris Những Năm 1950, 1960, Theo Dấu Vết Gần Như Đã Bị Xóa Sạch Của Một Người Phụ Nữ Mang Tên Annie Astrand. Cuộc Tìm Kiếm Đó, Một Cách Bất Ngờ, Làm Sáng Tác Ra Một Chuyện Tình.” – NXB Nhã Nam.
Patrick Modiano Sinh Ngày 30 Tháng Bảy Năm 1945 Tại Xã Boulogne-Billancourt, Ngoại Ô Thủ Đô Paris, Pháp. Cha Ông Là Một Doanh Nhân Người Ý Gốc Do Thái, Còn Mẹ Là Diễn Viên Người Bỉ. Người Thân Thiết Và Có Tác Động Mạnh Mẽ Nhất Đến Patrick Modiano Là Người Em Trai Rudy Không May Qua Đời Vì Bệnh Ung Thư Bạch Cầu Vào Năm Lên 10. Theo Trang Web Chính Thức Của Giải Thưởng Nobel, Các Tác Phẩm Của Ông Luôn Quay Quanh Ký Ức, Sự Lãng Quên, Bản Ngã Và Tội Lỗi Của Con Người. Paris Cũng Đóng Một Vai Trò Quan Trọng Trong Văn Của Modiano, Với Bối Cảnh Là Khoảng Thời Gian Đức Chiếm Đóng Pháp Trong Thế Chiến II. Các Tác Phẩm Cũng Được Dựa Trên Trải Nghiệm Cá Nhân Và Ghi Chép Của Tác Giả, Hoặc Được Dựa Trên Các Bài Phỏng Vấn Và Bài Báo Khác.
Patrick Modiano Đã Nhận Được Nhiều Giải Thưởng Văn Học Từ Khi Còn Rất Trẻ: Giải Thưởng Roger Nimier Và Giải Thưởng Fenéon Vào Năm 1968 (Khi Ông Mới 23 Tuổi) Cho Tác Phẩm Đầu Tay Quảng Trường Ngôi Sao; Giải Goncourt Vào Năm 1978 Cho Phố Những Cửa Hiệu U Tối; Giải Thưởng Paul-Morand Ở Hạng Mục “Thành Tựu Trọn Đời” Năm 2000; Và Mới Nhất Là Giải Thưởng Nobel Văn Học Danh Giá Vào Năm 2014. Patrick Modiano Được Trao Tặng Nobel “Vì Bằng Nghệ Thuật Ký Ức, Ông Đã Gợi Lên Số Phận Của Những Con Người Khó Nắm Bắt Nhất Cũng Như Vén Màn Cuộc Sống Trong Thời Kỳ Chiếm Đóng.”
Để Em Không Lạc Trong Khu Phố (Tựa Tiếng Pháp: Pour Que Tu Ne Te Perdes Pas Dans Le Quartier) Là Tác Phẩm Mới Nhất Của Patrick Modiano, Được Xuất Bản Tại Pháp Năm 2014. Mặc Dù Vẫn Lấy Chủ Đề Ký Ức Và Bản Ngã Con Người Làm Chủ Đạo, Nhưng Cốt Truyện Của Cuốn Sách Này Không Giống Với Bất Kì Tác Phẩm Nào Trước Đó Của Tác Giả.
Nếu Phố Những Cửa Hiệu U Tối Kể Về Chuyến Hành Trình Tìm Về Quá Khứ, Đi Tìm Bản Thân Của Một Người Mất Trí Nhớ, Thì Từ Thăm Thẳm Lãng Quên Thuật Lại Quá Trình Chạy Trốn Hiện Tại, Thì Để Em Không Lạc Trong Khu Phố Lại Nói Đến Cuộc Kiếm Tìm Một Phần Quá Khứ, Một Phần Tuổi Trẻ Cố Tình Đánh Mất Của Nhà Văn Già Tên Jean Daragane.
Những Cuộc Gặp Gỡ
Jean Daragane Không Có Ý Định Quay Trở Lại Quá Khứ, Dù Với Bất Cứ Lý Do Gì. Ông Cũng Không Gặp Gỡ Ai Từ Rất Lâu, Đến Mức “Những Hồi Chuông Đã Lâu Rồi Ông Mất Thói Quen Nghe Thấy”. Nhưng Cuộc Gọi Từ Gã Đàn Ông Gilles Ottolini Đã Thay Đổi Tất Cả. Gã Gọi Đến Vào Khoảng Bốn Giờ Chiều, Khi Daragane Đang Thiu Thiu Ngủ Trên Chiếc Tràng Kỷ Ở Nơi Mà Ông Gọi Là “Văn Phòng”, Để Đặt Một Cuộc Hẹn Với Ông Vì Một Cái Tên Xuất Hiện Trong Cuốn Sổ Địa Chỉ Ông Đã Đánh Mất Từ Tháng Trước.
“Điều Duy Nhất Khiến Ông Bận Lòng Khi Bị Mất Cuốn Sổ, Ấy Là Đã Viết Tên Cùng Địa Chỉ Của Mình Lên Đó.”
Ấn Tượng Đầu Tiên Của Daragane Về Gilles Ottolini Là “Một Giọng Nói Uể Oải Và Đe Dọa”. Giọng Gã Mang Hướng Âm Sắc Miền Nam Chỉ Có Thể Nghe Ra Khi Nói Chuyện Trực Tiếp. Gã Tầm Bốn Mươi, Có Làn Da Trắng Ngà, Cặp Mắt Đen Và Chiếc Mũi Khoằm. Khuôn Mặt Gã Mỏng Quẹt, Dù Nhìn Ở Góc Độ Cũng Thấy Sắc Lẹm Như Nhau. Gã Thường Đến Sòng Bạc Charbonnières Chơi Bài Và “Trở Về Với Số Tiền Nhiều Hơn Thông Lệ”. Và Ông Nghĩ Gã Là Một Tay Tống Tiền.
Gilles Ottolini Cứ Khăng Khăng Muốn Gặp Ông Vì Một Cái Tên Trong Cuốn Sổ Địa Chỉ Mà Đến Ông, Chủ Nhân Của Nó, Còn Chẳng Quan Tâm Đấy, Cũng Không Thể Trách Daragane Vì Đã Có Suy Nghĩ Ấy Được. Hoặc Là Ông Đang Đa Nghi Quá, Bởi Ông Đã Không Nói Chuyện Với Ai Từ Đầu Mùa Hè, Và Cuộc Gọi Điện Thoại Của Ottolini Là “Một Tiếng Chuông Suốt Mấy Tháng Nay Mới Thấy, Hiếm Hoi Tới Nỗi Nó Làm Ông Sợ Và Gây Cho Ông Cảm Giác Đe Dọa Tựa Như Khi Người Ta Gõ Cửa Nhà Ông Lúc Bình Minh.”
Đi Cùng Gã Là Chantal Grippay (Tên Cũ: Joséphine Grippay), Một Cô Gái Với Mái Tóc Nâu Dài Ngang Lưng, Chiếc Áo Sơ Mi Và Quần Dài Màu Đen. Trông Cô Tầm Ba Mươi Tuổi Và Có Vẻ Hơi Rụt Rè. Giọng Nói Cô Khàn Khàn Và Mang Đậm Âm Sắc Paris, Trái Ngược Với Ottolini. Nhưng Cô Cũng Mang Lại Cho Ông Cảm Giác Phiền Toái Như Người Bạn Của Cô Vậy. Ông Chỉ Sợ Họ Sẽ Liên Tục Bấm Chuông Cửa Văn Phòng Của Ông Và Không Để Ông Có Cơ Hội Trốn Thoát.
Ông Không Thích Việc Bị Cuốn Vào Một Sự Mù Mờ Không Rõ Ràng, Nhất Là Khi Chỉ Vì Một Cái Tên. Guy Torstel. Ottolini Muốn Viết Một Bài Báo Về Nó. Còn Daragane Thì Chẳng Muốn Dính Dáng Đến Gã.
Ngày Xưa, Những Cuộc Gặp Gỡ Mới Diễn Ra Rất Đột Ngột Và Trực Diện – Hai Người Va Phải Nhau Trên Phố Tựa Như Trò Xe Điện Đụng Trong Tuổi Thơ Ông. Đây Thì Mọi Thứ Diễn Ra Thật Êm Ái, Một Cuốn Sổ Địa Chỉ Bị Mất, Những Giọng Nói Qua Điện Thoại, Một Cuộc Hẹn Ở Quán Cà Phê… Phải, Tất Cả Mang Vẻ Nhẹ Nhàng Của Một Giấc Mơ.
Thế Mà Ông Vẫn Để Mình Lao Vào Cuộc Hành Trình Mù Mờ Và Êm Ái Ấy.
Những Cái Tên
Nỗi Ngờ Vực Chantal Grippay Và Gilles Ottolini Cùng Sự Xuất Hiện Của Tập “Hồ Sơ” Thúc Giục Ông Tìm Kiếm Thông Tin Trên Máy Tính. Nhưng Không Hề Có Một Thông Tin Nào Được Tìm Ra.
Từ Vài Năm Nay, Ông Gần Như Không Dùng Đến Cái Máy Tính Này Nữa, Trừ Khi Đột Ngột Cần Tìm Kiếm Gì Đó. Hiếm Hoi Lắm Mới Có Người Mà Ông Muốn Tìm Ra Dấu Vết Nhưng Thảy Đều Thoát Khỏi Sự Cảnh Giác Của Cái Máy Này. Họ Trượt Đi Qua Những Mắt Lưới Bởi Họ Thuộc Về Một Thời Kỳ Khác Và Không Phải Người Lúc Nào Cũng Đúng Luật.
Daragane không nhớ Guy Torstel một chút nào. Cái tên đó không kích thích bất kỳ ký ức nào trong ông. Ngay cả khi Ottolini nói rằng Guy Torstel đã xuất hiện trong cuốn tiểu thuyết Bóng Đen Mùa Hè mà ông bắt đầu viết khi ông còn trẻ, Daragane cũng không cảm thấy quen thuộc.
Chỉ sau khi Chantal Grippay đưa cho ông tập hồ sơ về người Ottolini muốn biết, Daragane mới nhớ Guy Torstel khi dừng lại giữa hành lang Beaujolais. Ông gặp Torstel trong một trong những lần hiếm hoi ông và mẹ ông đi cùng nhau, trong một cửa hàng sách và tranh. Torstel, người làm việc ở cửa hàng, đang đứng chống tay vào bệ lò sưởi làm bằng đá cẩm thạch. Torstel và mẹ ông từng cùng nhau tham gia câu lạc bộ Những Kén Nhộng.
Giờ đây, khi ông dừng chân giữa hành lang Beaujolais, như thể đã đạt được điểm cuối cùng trong cuộc dạo bộ, một ký ức bất ngờ trỗi dậy trong ông. Ký ức đó đã bị chôn sâu, ở một nơi tối tăm và không ánh sáng, đến nỗi giờ đây nó trở nên mới mẻ với ông. Ông tự hỏi liệu đó có thực sự là một ký ức hay chỉ là một khoảnh khắc không còn thuộc về quá khứ nữa sau khi nó đã bị tách rời khỏi quá khứ như một điện tử tự do.
Chantal Grippay đưa ông trở về quãng thời gian ông còn trẻ, thời mà cái tên Chantal rất phổ biến. Ông nhớ rằng mình đã từng quen biết một Chantal và một Paul. Họ là vợ chồng. Ông thường ở qua đêm với Chantal trong căn phòng ở khu quảng trường Graisivaudan, trong khi Paul lại là một tay chơi bài, chỉ quan tâm đến “các cược theo cách tăng dần.”
Colette Laurent là tên của một người mẫu, đã bị ám sát vào năm 1951. “Cái tên vô hại này đã gợi lên trong ông một cảm giác, nhưng cảm giác đó quá sâu để ông có thể nhận ra được.”
Bob Bugnand là một trong ba cái tên mà Daragane nhận được từ Chantal Grippay. Trong ký ức của Daragane, Bugnand có dáng vẻ thể thao, tóc nâu và thường mặc đồ màu be.
Jacques Perrin de Lara có khuôn mặt to như tượng La Mã, cũng là một trong những người bạn của mẹ ông, cùng với Bob Bugnand và Guy Torstel. Daragane còn gặp lại ông ta một lần cuối cùng trước khi mất tin tức hẳn. Đến tận sau này Daragane vẫn nhớ Perrin de Lara từng khuyên ông nên đọc Fabrizio Lupo – cuốn sách của Carlo Coccioli về mối tình đồng tính giữa họa sĩ trẻ người Ý Fabrizio Lupo và nhà điêu khắc người Pháp Laurent Rigault. [3]
Thế nhưng, người quan trọng nhất, đóng vai trò mấu chốt trong cuộc kiếm tìm mù mờ và êm ái này lại là Annie Astrand. Cái tên này đã khiến Daragane bối rối và thu hút ông ngay từ lúc ông trông thấy nó trong tập “hồ sơ”. Annie Astrand là ai?
Một giọng phát ra xa xôi giữa đêm khuya muộn mà ta tự nhủ hẳn nó hướng đến ta để truyền cho ta một thông điệp nào đấy. Một hôm, ai đó khẳng định với ông rằng giọng những người từng thiết thân với ta trong quá khứ, ta thường quên rất nhanh. Thế nhưng, nếu hôm nay, trên phố, có nghe thấy giọng Annie Astrand cất lên sau lưng mình, chắc chắn ông sẽ nhận ra ngay.
Những kí ức đánh rơi
Jean Daragane là một nhà văn. Ông bắt tay vào viết cuốn tiểu thuyết đầu tiên vào một ngày Chủ Nhật sau khi gặp Guy Torstel. Ông đặt tên cuốn sách là Bóng Đen Mùa Hè.
Ông viết cuốn sách kia chỉ với hi vọng cô sẽ liên hệ lại với ông. Viết ra một cuốn sách, đối với ông, cũng có nghĩa là phát đi những cú nháy đèn hay những tín hiệu morse cho một số người mà ông không biết họ đã ra sao. Chỉ cần gieo tên họ ở các trang ngẫu nhiên rồi chờ tới lúc rốt cuộc họ cũng cho ta hay tin về họ. Nhưng trong trường hợp Annie Astrand, ông đã không nêu tên cô và cố tình làm nhiễu sóng. Cô không thể nhận ra mình ở bất cứ nhân vật nào. Chưa bao giờ ông hiểu được việc người ta đưa vào tiểu thuyết một thực thể quan trọng với mình. Khi đã trượt vào tiểu thuyết như đi xuyên qua một tấm gương rồi thì thực thể ấy sẽ vuột khỏi tầm tay ta mãi mãi. Anh ta chẳng bao giờ tồn tại trong đời thực cả. Người ta đã đẩy anh ta về hư vô… Cần phải tiến hành mọi việc khéo léo hơn.
Ông ta không biết nhiều về cha mẹ của mình, và đã lâu rồi ông không còn nghĩ đến họ nữa. Một điều mà Daragane biết về cha mình là ông đã gây nản lòng cho mười thẩm phán.
Trong thời thơ ấu, Daragane sống ở Trại Phong, một ngôi nhà cổ ở Saint-Leu-la-Forêt, với một nữ vũ công từng ngồi tù - Annie Astrand. Họ luôn ở bên nhau. Phòng của Annie luôn tràn ngập tiếng cười của một người đàn ông mà Daragane chưa bao giờ gặp, mặc dù cô ấy sống cùng với Colette Laurent.
“Hồi ấy, Daragane ngủ rất sâu - giấc ngủ thơ ấu, trừ khi anh ta đợi Annie quay về.”
Thời thơ ấu, Daragane thường đi dạo một mình mỗi khi Annie đi vắng. Cậu bé sẽ “đi thẳng đến phố Laferrière (...) với tờ giấy gấp trong túi. Trên tờ giấy, Annie đã viết địa chỉ của họ và dòng chữ “ĐỂ EM KHÔNG LẠC TRONG KHU PHỐ”.
Annie đã từng muốn đưa cậu bé đến Ý với mình. Nhưng vì lý do nào đó mà kế hoạch đó không thành, cô ấy rời đi, để lại cậu một mình. “Lúc đó, gần như chẳng có gì, chỉ là tiếng lốp xe trên đá, tiếng động cơ xa dần rồi phải mất một lúc nữa ta mới nhận ra trong nhà không còn ai ngoài mình.”
Jean Daragane, trong những năm đầu hai mươi, tức là mười lăm năm sau lần cuối cùng gặp Annie Astrand, đã từng tìm kiếm cô và tìm kiếm bản thân mình. Anh hỏi về Jacques Perrin de Lara, quay lại Saint-Leu-la-Forêt và trò chuyện với bác sĩ Voustraat. Thậm chí, anh đã gặp lại Annie Astrand sau khi cuốn sách Bóng Đen Mùa Hè được xuất bản. Nhưng chỉ là vậy thôi. Anh quá sợ hãi “nỗi buồn sẽ lan tỏa qua thời gian như lửa lan truyền” và đánh mất một phần kí ức của mình. Đến lúc này, Daragane ở tuổi xế, lại từng bước tìm kiếm, như thể anh quay về với bản thân đã chôn vùi ở đáy lòng.
Tối hôm đó, trong văn phòng của ông, mọi thứ dường như rất xa xôi... Đã bước sang thế kỷ mới được mười năm rồi... Nhưng ở khúc ngoặt của một con phố, khi bắt gặp một gương mặt - thậm chí chỉ cần một từ bất ngờ nghe được trong một cuộc trò chuyện hoặc một nốt nhạc thôi - cái tên Annie Astrand vẫn hiện về trong kí ức của ông. Nhưng mỗi lần lại càng ngày càng ít ỏi và thoáng qua, như một tín hiệu ánh sáng nhạt nhòa.
Để em không lạc trong phố
Văn của Patrick Modiano không bao giờ thuộc loại dễ đọc và hiểu ngay lập tức. Để Em Khỏi Lạc Trong Khu Phố, so với Từ Thăm Thẳm Lãng Quên và Ở Quán Cà Phê Của Tuổi Trẻ Lạc Lối, dễ hiểu hơn một chút nhưng vẫn cần phải đọc chậm rãi, từ tốn và tập trung để thấu hiểu nội dung tác giả muốn truyền đạt, hoặc ít nhất là để hiểu vì sao Jean Daragane được gọi là “ông” ở một chỗ và sau đó lại là “anh” ở chỗ khác.
Văn của Patrick Modiano nhẹ nhàng, êm đềm nhưng cũng buồn bã, giống như những câu chuyện ông viết ra luôn dẫn tới kết thúc không ngạc nhiên. Bên trong đó, có những triết lý và quan điểm sống của tác giả. Với phong cách này, cùng với việc tác phẩm thường nói về ký ức, bản ngã con người và sự quên lãng, có người có thể cảm thấy nhàm chán. Nhưng khi bạn bắt đầu đắm chìm vào giọng văn này, bạn sẽ muốn đào sâu hơn, để hiểu rõ hơn về cảm xúc và suy tư của từng nhân vật.
Là một người hâm mộ văn của Patrick Modiano, tôi luôn cảm thấy những nhân vật chính trong tác phẩm của ông đều bị bất lực. Như Jean Daragane, cố gắng quay về quá khứ, tìm lại bản thân sau một thời gian dài bị lãng quên, điều đó không phải là dễ dàng. Thông tin, ký ức vẫn hiện về nhưng ngày càng mờ dần. Đó chính là sự bất lực trước thời gian. Dù Daragane muốn tìm lại Annie Astrand, điều đó dường như là không thể. Ông không biết Annie đang ở đâu, sống như thế nào, liên lạc thế nào để tìm lại, trong khi thời gian đã sẵn lòng xóa nhòa đi ký ức.
Tôi luôn khuyên mọi người nên đọc các tác phẩm của Patrick Modiano như những giai điệu êm đềm giữa cuộc sống hối hả. Để Em Khỏi Lạc Trong Khu Phố được đánh giá là “một trong những tác phẩm mạnh mẽ nhất, một cuốn tiểu thuyết đẹp và cuốn hút”. (L’ Express)
Một vết côn trùng chích ban đầu có vẻ nhẹ nhàng, nhưng sau đó nó gây ra cảm giác đau đớn và khó chịu, và không lâu sau đó làm cho cảm giác rỉa toạc. Hiện tại và quá khứ hòa quyện vào nhau, và điều đó dường như tự nhiên, vì chúng chỉ cách nhau bởi một tấm vách nhựa mỏng. Chỉ cần một vết côn trùng chích là đủ để làm rách vụn tấm vách ấy.
[1] + [2]:
https://www.nobelprize.org/nobel_prizes/literature/laureates/2014/modiano-facts.html
[3]: https://www.goodreads.com/book/show/12228997-fabrizio-lupo
Tác giả: Thu Trang – MyBook.