'Tôi thật sự yêu sách. Tôi muốn đọc nhiều nhưng thiếu thời gian...'
'Một số cuốn sách tôi phải đọc để làm việc, nhưng tôi đọc chậm...'
'Số lượng sách tôi đọc giảm đi. Dù tôi đã quyết tâm 'hôm nay tôi sẽ đọc', nhưng lại cảm thấy buồn ngủ...'
Có vẻ như có nhiều người gặp phải vấn đề 'đọc sách chậm' và cảm thấy phiền muộn về điều đó. Tác giả cuốn sách cũng từng trải qua cảm giác tương tự. Và sách 'Đọc Nhanh, Hiểu Sâu, Nhớ Lâu Trọn Đời' ra đời nhằm hướng dẫn kỹ thuật đọc sách cho những người 'đã từng trải nghiệm khó khăn như tác giả trước đây'. Cuốn sách sẽ cung cấp các phương pháp hữu ích cho những người đam mê đọc sách nhưng lại lo lắng về việc đọc ít sách hơn và đọc chậm hơn.
Cuốn sách này sẽ giúp bạn:
- Xây dựng thói quen 'đọc sách chuyên nghiệp' giúp bạn không cảm thấy mệt mỏi dù tiếp nhận nhiều thông tin.
- Thay đổi thói quen tích trữ sách mà không đọc.
- Mỗi tháng đọc được 20 cuốn sách.
- Từ việc đọc một trang sách mất 5 phút đến việc đọc trên 700 cuốn mỗi năm.
CHƯƠNG 1: TẠI SAO BẠN ĐỌC SÁCH CHẬM?
Suy nghĩ của người đọc sách chuyên nghiệp
'Niềm tin' chung duy nhất của những người đọc sách chậm
Với những người có khả năng đọc hiểu và ghi nhớ tốt thì chỉ cần đọc kỹ một lần là đủ để nắm vững nội dung cuốn sách. Tuy nhiên, phần lớn người đọc sách lại không thể nhớ được nội dung ngay trong lần đọc đầu tiên.
Thay vì tập trung vào việc nhớ 100%, hãy tập trung vào việc hiểu và ghi nhớ 1%
Do đó, đừng quên rằng
Giá trị thực sự của việc đọc sách không nằm ở việc ghi nhớ 100% nội dung mà chính là khả năng nhận thức được 1% giá trị quan trọng.
Huấn luyện bản thân để có khả năng 'Đọc sách' giống như bạn 'Nghe nhạc'
Thưởng thức âm nhạc không phải là việc ghi nhớ mọi âm điệu, nhịp nhàng mà là sự trải nghiệm thoải mái khi cảm nhận âm nhạc lan tỏa trong cơ thể.
Giá trị cốt lõi nhất của âm nhạc chính là cái được tạo ra bên trong từng người sau khi lắng nghe.
Vì vậy, hãy rèn luyện bản thân để có khả năng 'đọc sách' giống như bạn đang 'nghe nhạc'.
Khái niệm 'đọc lướt' là gì?
Đọc lướt là phương pháp 'đọc mà không có ý định ghi nhớ', được điều chỉnh phù hợp nhất với thời đại hiện nay, chỉ tập trung vào việc chọn lọc những thông tin quan trọng từ dòng chảy thông tin rộng lớn.
Nếu bạn cho rằng 'phải đọc và nhớ kỹ từng chi tiết' nhưng lại không hứng thú, hãy để thông tin từ sách lưu thông tự nhiên trong tâm trí. Điều này rất quan trọng. Hãy bắt đầu ghi nhớ khi bạn đã thấu hiểu hết giá trị từ cuốn sách.
CHƯƠNG 2: TẠI SAO BẠN KHÔNG TÌM THỜI GIAN ĐỂ ĐỌC SÁCH?
- Ba bước để tạo ra 'Nhịp điệu đọc sách' để đọc được 20 cuốn sách mỗi tháng
Xây dựng thói quen đọc sách - Bước 1 'ĐỌC SÁCH VÀO THỜI ĐIỂM CỐ ĐỊNH TRONG NGÀY'
- Xây dựng thói quen đọc sách - Bước 1 'Xác định thời gian đọc sách'
Xây dựng thói quen đọc sách - Bước 2 'Ưu tiên chọn những cuốn sách có thể đọc nhanh'
- Chọn nội dung có thể đọc nhanh mà không ảnh hưởng
- 90% những cuốn sách mà những người bình luận đọc là sách có thể đọc nhanh
- Nguyên tắc 9:1 là chìa khóa cho cuộc sống đọc sách nhiều
Xây dựng thói quen đọc sách - Bước 3 'Luôn đọc cuốn sách mới hơn so với ngày hôm qua'
- Tại sao chỉ mang một cuốn sách đi làm mỗi ngày?
- Đọc hết một cuốn trong một ngày giúp hiểu sâu hơn
- Tạo phong cách sống mới bằng thói quen đọc sách
Nếu muốn tuân theo cách mà tác giả đã nói, tức là 'đọc vào một khung thời gian cố định trong ngày', hãy bắt đầu vào buổi sáng. Lúc thức dậy là thời điểm lý tưởng nhất. Hãy đọc sách trong khoảng 10 phút ngay sau khi mở mắt. Đừng vội vã ngồi dậy, chỉ cần nằm yên và đọc sách, đầu óc sẽ tỉnh táo và sảng khoái hơn.
Có một phương pháp hỗ trợ hiệu quả hơn là cài đặt báo thức trên điện thoại. Nếu bạn muốn thức dậy và bắt đầu đọc vào lúc 7 giờ, hãy thực hiện như sau:
- 6:49: Báo thức đầu tiên => Bắt đầu đọc sách
- 6:50: Nghe nhạc yêu thích (nhạc nền khi đọc sách) => Đọc sách cùng nhạc
- 7:00: Báo thức thứ hai => Kết thúc đọc sách và ngồi dậy
10 phút có thể trông thấy ngắn ngủi, nhưng chia nhỏ như vậy sẽ hiệu quả hơn. Nếu bắt đầu mỗi ngày đều đặn với 10 phút, thì thói quen sẽ trở nên tự nhiên hơn.
CHƯƠNG 3: TẠI SAO ĐỌC MÀ VẪN QUÊN
Đọc sách là như hít thở
Lý do chính gây ra việc không thể tập trung vào việc đọc sách
Chúng ta đều cần thở để sống. Nhưng nếu chỉ thở vào hoặc thở ra liên tục, sẽ khiến bạn cảm thấy không thoải mái. Việc đọc sách cũng tương tự như vậy. Chỉ đọc mà không viết lại cũng giống như chỉ thở vào, khiến bạn mệt mỏi.
Vậy làm thế nào để cải thiện? Câu trả lời rất đơn giản. Nếu thở vào quá lâu gây khó chịu, hãy thở ra. Nếu chỉ đọc sách khiến bạn mệt mỏi, hãy thử viết lại những gì bạn đã đọc.
Nếu bạn đọc sách để viết lại, bạn sẽ không còn áp lực nhớ mọi chi tiết, làm cho việc đọc trở nên thú vị hơn.
Cách loại bỏ những phương pháp đọc sách lãng phí để đọc hiệu quả hơn
- Chỉ sau khi tôi chịu trách nhiệm về phần bình luận sách, tôi mới có thể đọc được nhiều sách
- Sự 'điểm khác' giữa cách tôi bình luận sách và cách mà các nhà bình luận khác làm
- Đọc sách nhanh và sâu bắt đầu từ việc tập trung vào 'câu trích dẫn'
Bước 1 trong phương pháp đọc sách hô hấp: LỰA CHỌN DÒNG VĂN BẢN THỂ HIỆN SỰ HẤP DẪN CỦA CUỐN SÁCH, ĐƯỢC GỌI LÀ 'DÒNG MẪU'
Bước 2 trong phương pháp đọc sách hô hấp: CHỌN DÒNG GỌI LÀ 'DÒNG TINH HOA'
Tác giả của cuốn sách chia sẻ:
Tôi thường xuyên chia sẻ một câu trên trang web Wani Bookout của WaniBooks: 'Thần sách sống trong mỗi câu'. Tôi quyết định chọn một câu ấn tượng từ mỗi cuốn sách. Mỗi cuốn sách đều có một câu mà bạn cảm thấy đặc biệt, hãy chọn câu đó.
Việc viết lại câu đó bằng tay giúp bạn cảm nhận sâu sắc hơn về sức hấp dẫn của việc 'tình cờ gặp câu nói đó''. Dù bạn đọc nhiều loại sách khác nhau mỗi ngày và chuyển từ cuốn này sang cuốn khác, việc gặp và thưởng thức một dòng văn bản ấn tượng thực sự rất thú vị.
Bước 3 trong phương pháp hô hấp: ĐỌC LẠI CÁC GHI CHÚ ĐÃ VIẾT VÀ CHỌN RA 'MỘT DÒNG TÓM TẮT'
Không thể nhớ hết mọi thứ trong sách. Dù bôi màu hay gạch chân, hiệu quả không như mong đợi.
Nhưng một dòng tóm tắt có thể giới hạn số từ, và khi đọc lại, chỉ cần một cái nhìn là gợi lại được 'cảm xúc của bản thân'.
Ghi lại 'dòng mẫu' và 'dòng tinh hoa' vào sổ tay, ghi rõ ngày, tên sách, tác giả, và sau đó tóm tắt trong khoảng 30-40 từ.
Bước 4 trong phương pháp hô hấp: ĐÁNH GIÁ BẢN THÂN QUA VIỆC ĐỌC SÁCH
Để xác nhận số sách đã đọc, đọc lại tóm tắt và trích dẫn của 12 cuốn sách và trả lời các câu hỏi sau:
- Thể loại nào bạn ưng ý nhất?
- Bạn thích suy nghĩ như thế nào?
- Từ nay, bạn muốn đọc sách như thế nào?
Nếu bạn xem xét kỹ hơn thói quen đọc sách của mình, bạn sẽ nhận ra 'cuốn tiếp theo mình muốn đọc là gì' và có thể xác nhận lại cách suy nghĩ của mình thông qua những thói quen ấy.
Phép màu của 'viết tay' để tăng hiệu quả trích dẫn
Ghi chú bằng tay giúp bạn hiểu rõ hơn về nội dung vì:
- Lý do 1: Việc viết tay giúp bạn hiểu rõ hơn về nội dung.
- Lý do 2: Việc viết tay sẽ hạn chế ghi chú của bạn trong những điều quan trọng.
- Lý do 3: Việc viết tay giúp bạn nhìn thấy rõ thành tựu.
CHƯƠNG 4: ĐỌC LƯỚT CÓ QUY LUẬT
Những người đọc sách sành điệu họ tập trung vào điều gì
Có nhiều cách để đọc lướt, trong đó việc sử dụng các 'tiêu đề nhỏ' có thể tạo ra sự khác biệt lớn. Hãy nhìn vào các tiêu đề nhỏ để quyết định liệu bạn cần đọc phần đó hay không.
Tóm lại, việc sử dụng 'tiêu đề nhỏ' để xác định phần nào quan trọng sẽ giúp bạn nhanh chóng nhận biết điểm chính trong thời gian ngắn. Điều này giúp loại bỏ những phần không quan trọng và tập trung vào những nội dung quan trọng.
Chi tiết về kỹ thuật đọc lướt
- Điểm 1: Các tác giả thường sử dụng câu chuyện của họ để làm nổi bật cuốn sách
- Điểm 2: 'Ví dụ' và 'trải nghiệm' minh họa cho các chủ đề và lập luận
- Điểm 3: Sử dụng các lời diễn đạt quyết liệt để kích thích mong đợi và lo sợ
Bốn bước tăng tốc độ
- Bước 1: Đọc kỹ 'Lời nói đầu - Mục lục'
- Bước 2: Đọc năm dòng đầu và năm dòng cuối của mỗi chương
- Bước 3: Chọn từ khóa và tiến hành đọc
- Bước 4: Đọc với nhiều nhịp điệu khác nhau
CHƯƠNG 5: GẶP SÁCH NHƯ THẾ NÀO? CHIA TAY RA SAO?
Phương pháp tiếp cận sách nhiều - Bước 1: Lựa chọn sách
- Đặt mục tiêu đọc sáu cuốn mỗi tuần
- Hãy tạo ra lịch đọc hàng ngày cho bản thân
- Từ việc 'khi nào cũng được đọc' hãy chuyển sang 'không biết khi nào mới đọc'
Phương pháp tiếp cận sách nhiều - Bước 2: Lựa chọn sách
- 'Chỉ đọc những cuốn mình thích' sẽ làm cho việc đọc sách trở thành phong cách sống
- Một trong những trải nghiệm tuyệt vời nhất của việc đọc là khi bạn bắt đầu quan tâm đến một chủ đề
- Bình luận sách có thể được coi là 'DJ của thế giới sách'
- Đừng bỏ lỡ cơ hội với những cuốn sách được đề xuất bởi người khác
Phương pháp tiếp cận sách nhiều - Bước 3: Sở hữu sách
- Khó khăn của người đam mê đọc sách nhiều
- Không nhất thiết phải luôn đọc sách mới
- Thăm thư viện và áp dụng kỹ thuật lựa chọn sách để mở rộng tầm hiểu biết
- Trải nghiệm niềm vui tìm kiếm kho báu tại cửa hàng sách cũ
- Tìm thấy sự thực về giá trị của việc đọc sách bằng cách tới cửa hàng sách uy tín. Sức hút của những cuốn sách bán chạy
Phương pháp tiếp cận sách nhiều - Bước 3: Quản lí sách
- Vấn đề áp đặt áp đặt cho những người đam mê sách là: Làm sao để xử lý với giá sách?
- Việc loại bỏ những cuốn không cần thiết sẽ giúp bạn trân trọng sách hơn
CHƯƠNG CUỐI: NHỮNG ĐIỀU TÔI HỌC ĐƯỢC TỪ KHI TRỞ THÀNH NGƯỜI ĐỌC SÁCH NHIỀU
Những câu chuyện đó là những câu chuyện mà liên quan đến sách đã đồng hành với tác giả trong suốt cuộc đời của mình, và qua đó, ông đã nhận ra rằng:
'Đọc sách với mục đích nhất định' quả thực là một ý tưởng nhàm chán!
Dù bạn dùng sách như một công cụ để 'sống hết mình cho hiện tại', nhưng những gì bạn thu được cũng không nhiều. Thay vào đó, tôi muốn bạn thưởng thức mỗi khoảnh khắc khi đọc sách và tận hưởng niềm vui đó.
Thông tin về tác giả: INNAMI ATSUSHI
- Sinh năm 1962 tại Tokyo
- Là nhà bình luận sách, người viết tự do và biên tập viên.
- Là chủ tịch của công ty TNHH Ambience.
- Sau khi trở thành nhà bình luận sách cho trang web LifeHacker, ông đã phát triển phương pháp đọc nhanh cho hầu hết các loại sách.
- Ông chịu trách nhiệm về phần bình luận sách cho các trang Newsweek, Suzie, WANI BOOKOUT. Số lượng sách ông đọc mỗi năm là 700 cuốn.
Tác giả: Thái Hà - MyBook