Đây là một cuốn sách của tác giả Kensuke Kojima, nói về những ảnh hưởng của thương hiệu Uniqlo đối với thị trường Nhật Bản, sự suy thoái trong việc tiêu dùng và các chiến lược cạnh tranh của các thương hiệu tương tự Uniqlo.
Hội chứng Uniqlo là việc chỉ ra rằng bối cảnh cho sự thành công bất ngờ của Uniqlo chính là một nền văn hóa tiêu dùng đang suy thoái do sự sụt giảm của kinh tế và kìm hãm cảm tính của giới trẻ, cùng với việc làm rõ hiện tượng sụt giảm tiêu dùng trong xã hội được gọi là “Hội chứng Uniqlo”, mở rộng chủ đề nghiên cứu từ phong cách tiêu dùng toàn cầu hóa đến cấu trúc nền kinh tế.
“Hội chứng Uniqlo” có ý nghĩa gì?
Tại Nhật Bản, trước sự phát triển kỳ diệu của Uniqlo, có nhiều cửa hàng bán lẻ và bán buôn muốn tìm hiểu về phương pháp phát triển sản phẩm và công nghệ kỹ thuật của hãng này. Bên cạnh đó, các trung tâm mua sắm và cửa hàng bách hóa cũng bắt đầu bán các sản phẩm của Uniqlo. Tuy nhiên, phong trào này gặp khó khăn và mang lại hiệu quả ngược do những công ty đi trước đã thâu tóm thị trường và cuộc cạnh tranh về giá dần khiến doanh thu và lợi nhuận giảm sút; những thương hiệu ra đời sau phải cạnh tranh trong một môi trường đầy biến động, không có hiệu quả và mang nhiều rủi ro. Trong tình hình như vậy, các doanh nghiệp không thể tránh khỏi ảnh hưởng của làn sóng Uniqlo. Hiện tượng này được gọi chính xác là Hội chứng Uniqlo.
Theo quan điểm của tác giả Kensuke Kojima, việc cho rằng Uniqlo là nguyên nhân của khủng hoảng kinh tế là một suy luận vội vàng nhưng không thể phủ nhận rằng đây là thương hiệu mở đầu cho làn sóng hàng may mặc giá rẻ.
Sự phát triển của Uniqlo có thể gây suy thoái cho đất nước?
Sau khi hãng GU thuộc tập đoàn Fast Retailing (công ty mẹ của Uniqlo) tung ra mẫu quần jeans có giá chỉ 990 Yên vào ngày 10 tháng 3 năm 2009, một cuộc cạnh tranh giá cả giữa các thương hiệu thời trang đã diễn ra. Cuộc đua giá trên thị trường quần jeans kéo dài và dần trở thành cuộc chiến giảm giá sản phẩm này, khiến thị trường tiêu dùng Nhật Bản rơi vào hỗn loạn.
Sau cuộc chiến này, nhiều cửa hàng đối mặt với khủng hoảng nặng nề do áp lực doanh thu giảm và tồn kho tăng cao. Các thương hiệu lớn trong ngành như Levis Strauss Japan hay Bobson cũng gặp khó khăn. Tuy nhiên, nguyên nhân sâu xa của cuộc khủng hoảng này có thể được tìm thấy từ những năm cuối thập kỷ 80, khi thương hiệu GAP - phát triển từ các cửa hàng đồ jeans của Levis với “chiến lược SPA” và quyết định chấp nhận lỗ vì mục tiêu tăng trưởng của GU là đạt được sự đa dạng hóa mạnh mẽ vào thị trường quần jeans Nhật Bản, gây ra nhiều biến động trong thị trường: sụt giảm của hệ thống cửa hàng bách hóa, cùng với sự tăng trưởng của thị trường hàng tồn kho.
Hội chứng Uniqlo không ngừng phát triển
Sự thành công của Uniqlo sau 20 năm kinh doanh là một bài học cho mọi doanh nghiệp, dựa trên 2 nguyên nhân chính:
1- Mở rộng kinh doanh và tăng doanh thu thông qua việc phân tích cẩn thận nhu cầu thị trường, cung cấp sản phẩm hiệu quả và chất lượng cao với chi phí thấp, không giới hạn đối tượng khách hàng
2. Tạo ra các chiến lược cụ thể để thúc đẩy doanh số bán hàng và chiến dịch kinh doanh cho từng sản phẩm cụ thể.
Trong lĩnh vực thời trang, quần áo không chỉ là một loại trang phục mà còn là biểu tượng của phong cách, và có nhiều khách hàng sẵn lòng và có khả năng chi trả cho sản phẩm này. Nếu cung cấp sản phẩm chất lượng với giá cả hợp lý để trở thành một phần không thể thiếu trong cuộc sống của khách hàng, thì thị trường của công ty có thể mở rộng không ngừng _ theo lời của Yanai Tadashi.
Tuy nhiên, việc các cửa hàng và nhà bán lẻ chỉ chú trọng vào việc sao chép phương pháp giảm giá của Uniqlo mà không hiểu rõ bản chất sẽ gặp khó khăn trong việc hiểu tâm lý của khách hàng. Một ví dụ điển hình là sụp đổ của AEON.
Các cửa hàng SPA có chú trọng vào dịch vụ khách hàng đều hướng đến mục tiêu thúc đẩy kinh doanh cho các thương hiệu riêng, nhưng lại thiếu một danh mục đa dạng các sản phẩm cũng như tính cạnh tranh về giá cả, dẫn đến việc doanh số bán hàng giảm và không thể bù đắp được chi phí vận chuyển. Trong những năm tiếp theo, các cửa hàng bắt đầu sáp nhập với nhau và tìm kiếm phương pháp tối ưu hóa chi phí này.
Không thể phủ nhận rằng việc thu hẹp danh mục sản phẩm đáng kể do ảnh hưởng của các cửa hàng thương hiệu riêng đã làm cho sự lựa chọn của người tiêu dùng giảm đi rõ rệt. Nhiều người chỉ trích việc số lượng sản phẩm hạn chế tại các cửa hàng thương hiệu riêng. Do đó, các cửa hàng mang phong cách 'Aeon' dần dần mất đi một lượng khách hàng đáng kể.
Sự tăng trưởng của Uniqlo
Bắt đầu từ 2 cửa hàng địa phương có doanh thu thấp ban đầu, sau đó trong vòng 2 năm đầu nhờ vào việc thay đổi chiến lược, tập trung vào chất lượng thay vì cạnh tranh giá rẻ, Uniqlo đã phát triển mạnh mẽ và đạt được nhiều thành công như hiện nay. Việc chú trọng vào chất lượng và sự đa dạng về mẫu mã mới đã trở thành điểm mạnh của công ty, Uniqlo đã thành lập một ban quản lý chất lượng nghiêm ngặt tại các quốc gia gia công. Uniqlo cũng đã thành lập một cơ quan nghiên cứu và phát triển ngay tại New York từ những ngày đầu tiên để tập trung vào nghiên cứu và phát triển. Cùng với đó, chiến dịch marketing thành công, nhấn mạnh vào sự đa dạng của Uniqlo cũng là một trong những yếu tố giúp thương hiệu này thống trị thị trường.
Vai trò và tài năng lãnh đạo của Tadashi Yanai đã đặt nền móng và đưa thương hiệu Uniqlo phát triển. Tuy nhiên, sách không chỉ khen ngợi ông mà còn phân tích chiến lược đúng đắn của ông trong từng giai đoạn, khả năng lãnh đạo của ông đã được người Nhật Bản ngưỡng mộ, không chỉ giúp Uniqlo phát triển mà ông còn được mời làm lãnh đạo ở những công ty khác. Bên cạnh Tadashi Yanai, sách cũng đề cập đến nhóm 4 lãnh đạo cấp cao từ những năm đầu có vai trò quan trọng không kém.
Ngoài ra, tác giả cũng đề cập đến vấn đề nhân sự, tuyển dụng và giữ chân nhân viên khắc nghiệt của Uniqlo, so sánh với các tập đoàn lớn như Samsung, những yếu tố quan trọng trong nhân sự để biến Uniqlo thành một tập đoàn toàn cầu. Số lượng cửa hàng, chiến dịch tiếp cận thị trường nước ngoài bằng cách kết hợp với các nhà thiết kế nổi tiếng, thay đổi phong cách và kích cỡ để phù hợp với thị trường.Uniqlo là một ví dụ điển hình của doanh nghiệp cổ điển
Có thể nói rằng ngay từ đầu, Uniqlo đã chọn phát triển một cách sáng tạo theo mô hình doanh nghiệp kiểu SPA. Như Yanai Tadashi gọi cửa hàng của mình là một mô hình kinh doanh tiên tiến nhất, là 'SPA thế hệ III'. Tuy nhiên, nếu nhìn vào lịch sử phát triển của mô hình SPA, có người cho rằng công ty thuộc thế hệ cổ điển đầu tiên.
Mô hình SPA là gì? SPA - Specialty store retailer of Private label Apparel ban đầu là những cửa hàng bán lẻ độc quyền của các thương hiệu may mặc quốc gia, nhưng sau đó mô hình này đã được mở rộng với các công ty sản xuất và bán lẻ các sản phẩm may mặc.
Việc áp dụng phong cách sử dụng các công ty thiết kế theo yêu cầu trong việc lập kế hoạch và phát triển đã từng bị coi thường như là 'SPA theo phong cách Nhật', nhưng đến những năm 1990, phong cách này lại đạt đến đỉnh cao nhờ tính linh hoạt của nó.
Văn hóa tiêu dùng và thị trường Nhật đang trải qua sự suy thoái.
Trong hai phần cuối của cuốn sách, tác giả tập trung vào việc thảo luận về vấn đề nhân sự, không phải để nhìn nhận mức độ cạnh tranh gay gắt ở các tập đoàn toàn cầu như thế nào mà là cách nhìn của tác giả về thị trường lao động và thế hệ trẻ tại Nhật Bản. Theo tác giả, thế hệ trẻ Nhật Bản đang ngày càng trở nên yếu đuối, sống mềm yếu và dễ thỏa hiệp. Tác giả đã đưa ra số liệu về tỷ lệ du học của Nhật sụt giảm so với Trung Quốc, cũng như về thái độ quyết liệt và ý chí cầu tiến trong công việc đang thua kém so với Hàn Quốc. Tỷ lệ có văn bằng ở Hàn Quốc đang dần vượt xa so với Nhật Bản. Samsung đang xây dựng một môi trường làm việc toàn cầu với tiếng Anh là ngôn ngữ bắt buộc. Uniqlo cũng theo đuổi hướng này nhưng vẫn còn phụ thuộc nhiều vào kế hoạch tuyển dụng và đào tạo nhân sự của mình.
Kết luận:
Cuốn sách này mang lại cái nhìn tổng quan về thương hiệu lớn Uniqlo, chiến lược phát triển theo từng giai đoạn và bí quyết giúp Uniqlo thống trị thị trường may mặc đầy cạnh tranh.Đánh giá chi tiết bởi: Đặng Phương - MyBook