
Robbie Kellman Baxter - tác giả của cuốn sách Kinh tế thành viên là một nhà tiếp thị sản phẩm làm việc tại Thung lũng Silicon phía Bắc California Mỹ. Sau đó, bà trở thành chuyên gia tư vấn cho nhiều công ty khác nhau như Survey Monekry, Netflix, Yahoo. Khoảng 10 năm trước, bà bắt đầu hợp tác với Netflix và thấy mô hình đăng kí thành viên của họ rất thú vị. Từ đó, bà tiếp tục tư vấn cho hàng chục công ty khác về các mô hình kinh doanh cộng đồng và tin rằng nền kinh tế thành viên này sẽ là một cuộc cách mạng công nghệ hiện đại. Cuốn sách này sẽ giúp bạn hiểu cách xây dựng lòng trung thành của khách hàng và tạo ra mô hình doanh thu định kỳ hiệu quả.
Tác giả đã bắt đầu cuốn sách một cách dễ hiểu bằng cách giải thích về kinh tế thành viên, vì sao nên quan tâm đến nó. Sau đó, sách nói về chiến lược và chiến thuật, và làm rõ quá trình chuyển đổi từ nền kinh tế sở hữu sang nền kinh tế thành viên, cũng như cách chúng ta kiểm tra quá trình này. Trước tiên, phải hiểu về tư cách thành viên trong nền kinh tế này: Thành viên liên tục gắn kết với tổ chức hoặc nhóm, mặc dù họ không luôn đóng góp cho các thành viên khác. Mặc dù có vẻ khó hiểu, nhưng chúng ta sẽ hiểu rõ hơn ở các chương sau.

Nhu cầu con người luôn ảnh hưởng đến kinh tế. Khi nhu cầu thay đổi, cách kinh tế hoạt động cũng sẽ thay đổi theo. Trong nền kinh tế thành viên, giao dịch không chỉ đơn thuần là mua và bán, mà còn là mối quan hệ lâu dài. Sự chuyển đổi này bắt nguồn từ sự phát triển của công nghệ, khi các doanh nghiệp sẵn lòng chi tiền để tương tác với khách hàng thông qua công nghệ. Sự chuyển đổi này cũng phản ánh nhu cầu cá nhân, khi con người không bị giới hạn bởi vị trí địa lý và có thể kết nối trực tuyến thông qua mạng xã hội.
Xuất phát từ sự chuyển đổi công nghệ và tập trung vào các mối quan hệ lâu dài hơn là giao dịch cá nhân, kinh tế thành viên có thể mang lại lợi ích cho các tổ chức. Tổ chức nào có khả năng xây dựng mối quan hệ với các thành viên sẽ có lợi thế cạnh tranh. Vì vậy, tại sao cần quan tâm đến kinh tế thành viên? Theo tác giả, có ba lợi ích quan trọng:
1. Tạo ra giá trị định kỳ và dòng tiền có thể đoán trước
2. Xây dựng mối quan hệ trực tiếp: Doanh nghiệp tạo mối liên kết trực tiếp với khách hàng và tự động chuyển đổi khách hàng theo quy trình tuyến tính, tạo điều kiện cho sự tăng trưởng trong tương lai thông qua việc khách hàng giới thiệu cho khách hàng khác...
3. Tạo ra dữ liệu liên tục - công cụ giúp tổ chức điều chỉnh chiến lược và liên tục nắm bắt thông tin về khách hàng của mình.
Không thể không nhắc đến Netflix khi nói về nền kinh tế thành viên. Mô hình này đã tạo ra nhiều thách thức cho các cửa hàng cho thuê phim truyền thống. Netflix đầu tư vào nhiều phim và thiết lập tư cách thành viên, tạo ra các gói thuê bao phù hợp để giảm chi phí hàng tháng cho khách hàng. Nhờ tư cách thành viên, khách hàng có quyền truy cập không giới hạn vào nội dung, đồng thời tương tác giữa khách hàng và công ty cũng tăng lên, tạo ra một môi trường win-win cho cả hai bên. Mô hình này không chỉ mang lại doanh thu mà còn cung cấp dữ liệu người dùng quan trọng, giúp doanh nghiệp điều chỉnh gợi ý và định hình chiến lược kinh doanh.

Vai trò và lợi ích của mô hình kinh tế thành viên là quan trọng, và may mắn là hầu hết các công ty có thể chuyển đổi sang mô hình này. Tuy nhiên, cần có chiến lược rõ ràng. Robbie Kellman Baxter đề xuất bảy bước để chuyển đổi từ kinh tế sở hữu sang kinh tế thành viên.
Một chiến lược thú vị là áp dụng chương trình “miễn phí”. Dựa trên tính đa nhiệm của mô hình kinh tế thành viên, chiến lược này mang lại hiệu quả nhưng cũng đầy thách thức. Việc áp dụng “miễn phí” đòi hỏi tính toán cẩn thận, nhưng trong nhiều trường hợp, nó tạo ra lợi ích lâu dài cho cả khách hàng và doanh nghiệp.
Tác giả cung cấp nhiều số liệu nghiên cứu và lý lẽ để thể hiện sự quan trọng của phản ảnh từ khách hàng trong việc xây dựng chiến lược. Ông cũng giới thiệu các mô hình kinh tế thành viên từ các công ty lớn đến nhỏ, giúp độc giả hiểu rõ hơn về mô hình này.

Cuốn sách kết thúc bằng sự chuyển đổi của nền kinh tế thành viên. Robbie Kellman Baxter nhấn mạnh vai trò của công nghệ, nhu cầu của khách hàng, đặc biệt là khách hàng trung thành và chiến lược của doanh nghiệp trong quá trình này. Mỗi doanh nghiệp phải luôn đổi mới để bắt kịp xu hướng kinh tế này. Việc xây dựng một đội ngũ thành viên mang lại giá trị cho cả hai bên không dễ dàng và doanh nghiệp cần phải chủ động xây dựng giá trị đó với khách hàng là trung tâm, không ngừng khát khao sáng tạo và xây dựng một cộng đồng tiềm năng là bài học quý báu từ cuốn sách này.
Mô hình kinh tế thành viên như một chiếc chén thánh, ẩn chứa nhiều tiềm năng. Robbie Kellman Baxter thực sự là một chiến lược gia tài năng, dành rất nhiều tâm huyết và nghiên cứu cho cuốn sách này, nơi mà không chỉ kế hoạch kinh doanh được đề cập mà còn tâm lý tiêu dùng của khách hàng. Mối liên kết giữa tổ chức và khách hàng không chỉ kết thúc sau giao dịch mà còn phát triển thành một cộng đồng thành viên, phát triển từng ngày và trở thành một phần của cuộc sống hàng ngày. Càng nhiều khách hàng trung thành, chiến lược sẽ càng rõ ràng và doanh nghiệp càng có lợi thế cạnh tranh trên thị trường ngày càng khốc liệt hiện nay.
Khái niệm kinh tế thành viên có thể còn xa lạ với nhiều người, đặc biệt là những người không chuyên về kinh tế hoặc quan tâm ít đến nó. Tuy nhiên, việc đọc cuốn sách này sẽ giúp hiểu rõ hơn về mô hình này, ngay cả đối với những người không chuyên về kinh tế. Robbie Kellman Baxter đã viết cuốn sách này một cách hấp dẫn và hy vọng rằng nó sẽ mang lại kiến thức quý báu cho mọi độc giả như đã mang lại cho tôi.