“Trong thời đại hiện nay, tư duy không chỉ là một kỹ năng mà là chìa khóa quan trọng dẫn đến thành công trong công việc. Tuy nhiên, trong quá trình học, chúng ta thường không được dạy về tư duy một cách toàn diện; và khi bước vào thực tế, không ai sẽ dành thời gian để dạy bạn cách tư duy một cách hiệu quả.”
Shibamoto Hidenori, tác giả của cuốn sách về Kỹ năng tư duy logic, đã phải tự mình khám phá ra phương pháp tư duy hiệu quả khi còn làm kĩ sư phần mềm. Mặc dù có rất nhiều người chỉ dạy cho ông kiến thức, nhưng không ai dạy cho ông về kỹ năng tư duy một cách có hệ thống và toàn diện như một phương pháp cụ thể. Những người đi trước, dựa vào “kinh nghiệm tiềm ẩn” của họ, thực hiện công việc một cách tự nhiên, nhưng kiến thức này không thể truyền đạt cho người đi sau. Không phải họ không muốn chia sẻ, mà là không thể, bởi vì những kiến thức đó chưa được hệ thống hóa thành tư duy.
Trong cuốn sách Kỹ năng tư duy logic, bạn sẽ thấy sự cẩn thận và chi tiết mà Shibamoto đã đặt vào việc truyền đạt những ý tưởng của mình sau nhiều năm nghiên cứu. Khác biệt với nhiều cuốn sách khác, cuốn sách này không chỉ là lời động viên mà còn là hướng dẫn chi tiết và cụ thể về tư duy. Vì vậy, hãy kiên nhẫn đọc để khám phá những phương pháp và lý luận về tư duy một cách tỉ mỉ của Shibamoto.
Trong cuốn sách này, Shibamoto chia sẻ về quy trình giải quyết vấn đề và 5 kỹ năng tư duy, giúp giải đáp câu hỏi “Làm thế nào để tư duy tốt?” và “Làm thế nào để rèn luyện kỹ năng tư duy?”, giúp bạn hiểu rõ về các nguyên tắc cơ bản có thể áp dụng trong mọi tình huống và lĩnh vực.
Lợi ích của việc sở hữu kỹ năng tư duy logic
Có kỹ năng tư duy tốt sẽ mang lại ba lợi ích quan trọng. Thứ nhất, là khả năng xây dựng ý kiến và thảo luận với đồng nghiệp, khách hàng và cấp trên. Thứ hai, người có tư duy tốt có thể đưa ra chỉ thị rõ ràng cho cấp dưới. Và thứ ba, có khả năng trình bày một cách thuyết phục trong thuyết trình hoặc văn bản.
Trong khi đó, những người không có kỹ năng tư duy tốt thường phản ứng kích thích, không tuân thủ kế hoạch, không hiểu rõ nội dung và không thể trình bày ý kiến của mình một cách rõ ràng.
Mô hình Katz của Robert Katz nêu rõ ba kỹ năng quan trọng: kỹ năng chuyên môn, kỹ năng nhân sự và kỹ năng ý niệm. Kỹ năng ý niệm đặt ra yêu cầu cao ở vị trí quản lý cao cấp, bao gồm khả năng suy nghĩ trừu tượng và hình thành ý tưởng.
Ví dụ, trong kinh doanh nhà hàng, nhân viên có thể tập trung vào cải thiện chất lượng và dịch vụ. Nhưng người điều hành cần phải suy nghĩ xa hơn về giá trị mà nhà hàng mang lại, cách tạo ra sự khác biệt và làm thế nào để thu hút khách hàng.
Những kỹ năng tư duy trong cuốn sách này là nền tảng của kỹ năng ý niệm.
Quy trình giải quyết vấn đề
Có nhiều phương pháp giải quyết vấn đề, nhưng Shibamoto đề xuất một quy trình gồm 8 bước:
Mỗi bước trong quy trình yêu cầu một kỹ năng tư duy khác nhau. Nếu không biết chuyển đổi kỹ năng tư duy từ bước này sang bước khác, bạn sẽ gặp khó khăn và không thể tạo ra chiến lược tư duy hiệu quả.
5 kỹ năng tư duy
1. Kỹ năng diễn đạt bằng ngôn ngữ:
Trong phần này, Shibamoto phân tích chi tiết các tình huống cần sử dụng kỹ năng diễn đạt bằng ngôn ngữ, giải thích ý nghĩa của các khái niệm quan trọng, thảo luận về các sai lầm thường gặp khi sử dụng ngôn ngữ trong kinh doanh và những rủi ro mà các nhà quản lý thường mắc phải.
Không hiểu rõ nhiệm vụ và mục tiêu, không nắm vững dự án sẽ dẫn đến khó khăn trong thực hiện công việc. Vì vậy, việc định rõ và sâu sắc về nhiệm vụ và mục tiêu là cần thiết để xây dựng cơ sở cho việc tư duy.
Có nhiều cách để rèn luyện kỹ năng diễn đạt bằng ngôn ngữ để tư duy hiệu quả hơn. Kỹ năng này giúp chúng ta biểu đạt suy nghĩ, ý tưởng một cách rõ ràng thông qua lời nói, tạo nền tảng cho tư duy.
2. Kỹ năng xây dựng mối quan hệ:
Logic là việc xây dựng mối quan hệ; ngược lại, không có logic là không tạo ra mối quan hệ. Shibamoto sẽ hướng dẫn cách nâng cao kỹ năng xây dựng mối quan hệ và 6 loại logic cơ bản. Đó là kỹ năng liên kết giữa các câu chuyện, giữa ý kiến và ý kiến của đối phương. Trong công việc, mối quan hệ không chỉ đơn giản như trong từ điển, Shibamoto giải thích rằng mối quan hệ trong công việc bao gồm: Nguyên nhân - Kết quả, Mục đích - Phương pháp, Đầu vào - Đầu ra, Khuếch đại - Cân bằng, Trừu tượng - Cụ thể, Tổng thể - Bộ phận.
3. Kỹ năng cấu trúc hóa:
“Cấu trúc” là việc kết nối các mối quan hệ. Để giải quyết vấn đề, cần phải ảnh hưởng đến cấu trúc của nó.
Có nhiều phương pháp để hình dung cấu trúc của vấn đề, nhưng Shibamoto ưa chuộng phương pháp phân tích tại sao - tại sao, lặp lại câu hỏi tại sao để tư duy sâu hơn. Tuy nhiên, nếu không biết cách đặt câu hỏi hoặc nhận định sai hiện tượng, phương pháp này có thể dẫn đến kết quả không chính xác.
4. Kỹ năng tóm tắt những điểm cốt lõi:
Tóm tắt những điểm cốt lõi là việc trừu tượng hóa, tức là “nhìn nhận điểm chung của những thứ khác nhau”. Khi loại bỏ những chi tiết cụ thể, chúng ta sẽ nhận ra điểm chung của chúng và gom chúng vào một nhóm. Ví dụ, một chú chó Shiba và một chú chó Alaska, sau khi trừu tượng hóa, ta loại bỏ những khác biệt để nhận ra điểm giống nhau và xếp chúng vào loài chó. Kỹ năng này giúp bạn nhìn thấy bản chất của vấn đề, vì có những hiện tượng giống nhau nhưng chứa đựng vấn đề khác nhau, nếu định rõ sẽ dẫn đến quyết định đúng.
Thường thì vấn đề không phản ánh bản chất, vấn đề ẩn sâu bên trong. Sử dụng mối quan hệ nguyên nhân - kết quả để làm sáng tỏ cấu trúc, thu thập thông tin, và áp dụng khả năng tóm tắt những điểm cốt lõi để hiểu rõ bản chất của vấn đề.
5. Kỹ năng tăng giảm độ trừu tượng
Trong công việc, những gì mà nhà quản lý muốn truyền đạt thường là trừu tượng, nhưng lời nói lại mang tính cụ thể, dẫn đến hiểu nhầm. Ví dụ, cấp trên có thể chỉ thị: “Hãy chuẩn bị tài liệu đi”, nhưng cấp dưới có thể hiểu khác nhau về ý nghĩa của “chuẩn bị”. Ngược lại, nếu chỉ thị quá cụ thể, sẽ làm mất đi sự linh hoạt và gây hiểu lầm cho cấp dưới. Tư duy trừu tượng hơn mang lại sự linh hoạt và khuyến khích sáng tạo.
Ngược lại, nếu chỉ thị quá cụ thể, sẽ làm mất đi sự linh hoạt và gây hiểu lầm cho cấp dưới. Tư duy trừu tượng hơn mang lại sự linh hoạt và khuyến khích sáng tạo.
Do đó, kỹ năng tăng giảm mức độ trừu tượng này giúp tăng tính linh hoạt, khả năng sáng tạo và xử lý vấn đề ý niệm một cách dễ dàng hơn.
Hiểu biết về 5 kỹ năng tư duy của Shibamoto sẽ nâng cao khả năng tư duy của bạn, giúp bạn giải quyết vấn đề hiệu quả hơn bằng cách tiếp cận bản chất của vấn đề. Kỹ năng tư duy logic là một cuốn sách hữu ích cho những ai muốn cải thiện khả năng tư duy logic và đạt được thành công trong công việc, bởi vì kỹ năng ý niệm đã trở nên cần thiết trong thời đại hiện nay.
Đánh giá chi tiết bởi Khánh Huyền - MyBook
Ưu đãi mua sách giá tốt hiện có: https://goo.gl/uJXb5F