Humbert có yêu Lo hay không, tôi khó mà biết được. Có những lúc tôi nghĩ rằng Humbert yêu Lo, nhưng cũng có những lúc tôi nghĩ rằng, những gì Humbert yêu chỉ là hình bóng của Lo, là kí ức tuổi thơ dễ thương của Lo mà thôi. Tuy nhiên, điều quan trọng nhất vẫn là tác phẩm nói về tội ác ấu dâm.
Dù chỉ xét một khía cạnh nào đó, “Lolita” có thể chỉ là một cuốn sách khiêu dâm gây tranh cãi. Nhưng văn học cần sự nhìn nhận tổng thể, không có cách nào truyền đạt toàn bộ thông điệp của tác giả trong suốt chiều dài của một tác phẩm. Và tổng thể, “Lolita” là một tác phẩm vĩ đại về tư tưởng và văn chương của tác giả. Đọc cuốn sách này, người đọc cần tích lũy và trải nghiệm, đầu óc và trái tim đều cần đủ kiên nhẫn để suy ngẫm và hiểu sâu.
Đặc điểm nổi bật về tác giả của cuốn sách: Luôn tự nhắc mình là người Nga
Sinh ra trong một gia đình danh gia thế phiệt, Vladimir Nabokov thường tự giới thiệu: 'Tôi là một nhà văn Mỹ gốc Nga, được đào tạo ở Anh, nghiên cứu văn học Pháp và sống ở Đức trong mười lăm năm'.
Dòng dõi của Nabokov có nguồn gốc từ một gia đình giàu có. Ông của nhà văn từng là Bộ trưởng Tư pháp dưới thời Hoàng đế Aleksandr II. Ông ngoại của Nabokov là một tỷ phú khai thác vàng.
Năm 1918, trước những biến cố chính trị tại Nga, Nabokov, lúc 19 tuổi, cùng gia đình di tản đến Krưm. Sau đó, họ quyết định rời bỏ Nga để định cư ở Berlin, Đức.
Ở đây, Nabokov theo học tại Trường Đại học Tổng hợp Kembrizsky. Sau 15 năm lập nghiệp tại Đức, vào năm 1937, số phận một lần nữa thử thách Nabokov và gia đình. Họ chuyển đến Paris, Pháp để sinh sống.
Tuy nhiên, cuộc sống tại Paris chỉ kéo dài chưa đầy 3 năm. Trong năm 1940, trước khi quân Đức xâm lược Paris, Nabokov và gia đình đã di cư sang Mỹ.
Năm 1945, Nabokov chính thức trở thành công dân Mỹ. Trong gần 20 năm sống tại Mỹ, Nabokov làm giáo viên và viết sách.
Một thời gian, ông làm việc tại Bảo tàng Động vật Học của Đại học Harvard, tham gia thiết kế bộ sưu tập bướm (một sở thích suốt đời của ông).
Con trai của Nabokov, Dmitry Nabokov, tiết lộ rằng bố ông thường nhắc đến 'ba bi kịch' của cuộc đời mình: tuổi thơ đầy biến cố; cái chết đau lòng của cha ở Berlin (năm 1922) do tay của những người theo chủ nghĩa quân chủ Nga; và việc không thể viết bằng tiếng Nga khi chuyển đến Mỹ (trong 20 năm sống ở Mỹ, ông không thể viết bằng tiếng Nga vì không có độc giả).
Trong lời mở đầu của tiểu thuyết 'Những bến bờ khác', Nabokov viết: 'Năm 1940, tôi quyết định chuyển sang viết bằng tiếng Anh. Trước đó, trong 15 năm, tôi viết bằng tiếng Nga và đã để lại những dấu ấn đáng kể với ngôn ngữ này. Phải từ bỏ tiếng mẹ đẻ, tiếng của Pushkin, Tolstoy là một điều đau lòng đối với tôi'.
Dù viết sách bằng tiếng Anh, nhưng Nabokov vẫn giữ liên lạc với quê hương bằng cách dạy văn học Nga ở các trường đại học ở Mỹ và dịch tác phẩm của mình sang... tiếng Nga.
Cuối đời, Nabokov sống ở Thụy Sĩ. Trong một cuộc trò chuyện với nữ nhà văn Nga Bella Akhmadulina trước khi qua đời, ông thổ lộ: 'Tôi hối tiếc vì không thể ở lại Nga'.
Nguồn: https://goo.gl/gCKK1s