“Cuốn sách đáng đọc, hấp dẫn, chi tiết và đầy bất ngờ… Đây không chỉ là một cuốn tiểu sử như nhiều người nghĩ mà còn là một bức tranh chân thực, trong đó những khó khăn về kinh tế, những rào cản chính trị và những vấn đề xã hội làm nền cho tinh thần doanh nhân và khả năng lãnh đạo của Chung Ju Yung bừng sáng.”
__P.Christopher Earley
Ở Triều Tiên trong những năm đầu thế kỉ XX, Chung Ju Yung, một cậu bé từ một gia đình nghèo khổ, quyết định rời quê lên thành phố tìm kiếm cơ hội mới. Sau ba lần thất bại, ông cuối cùng cũng thành công. Nhờ sự kiên trì và nỗ lực, ông trở thành chủ của một cửa hàng buôn gạo, sau đó mở một cửa hàng sửa chữa xe hơi, và cuối cùng là sáng lập Tập đoàn Huyndai. Chung Ju Yung được tôn vinh như một trong những doanh nhân thành công nhất thế giới, người đã tự mình vươn lên từ cảnh nghèo đói để xây dựng một đế chế lớn mạnh - Huyndai.
Made in Korea kể câu chuyện của Chung Ju Yung, người sáng lập Tập đoàn Huyndai, người đã đóng góp lớn cho sự phát triển của Hàn Quốc từ thời kỳ khó khăn của chiến tranh, từ một quốc gia nghèo đói và lạc hậu trở thành một trong những nền kinh tế mạnh mẽ nhất châu Á. Với hình ảnh màu sắc chưa từng được tiết lộ ở phương Tây, bao gồm cả hành trình ông thăm Bắc Triều Tiên vào năm 1998, Made in Korea kể lại cuộc đời và sự nghiệp của Chung Ju Yung, những đóng góp của ông cho xã hội và những bài học mà ông để lại cho những thế hệ doanh nhân trẻ.
Con Đường của Chung Ju Yung và Hàn Quốc
Lịch sử của Hàn Quốc với 5000 năm đầy biến động, xung đột và đổi thay đã được ghi chép. Bắt đầu từ triều đại Tân La (Silla), một giai đoạn phong kiến phát triển mạnh mẽ. Văn hóa Trung Quốc phát triển mạnh mẽ dưới thời kỳ này và Phật giáo trở thành tôn giáo chính thức của đất nước. Vương quốc Cao Ly (Koryo) tiếp tục phát triển với Nho giáo, định hình chuẩn mực xã hội và vẫn ảnh hưởng sâu rộng đến ngày nay. Tương tự như Việt Nam, trẻ em Hàn Quốc ngày nay vẫn được giáo dục theo triết lý của đạo Nho, thậm chí còn nghiêm khắc hơn. Vương quốc Triều Tiên (Choson) đánh dấu giai đoạn phát triển vượt bậc về kinh tế và văn hóa, đặc biệt dưới thời vua Thế Tông (Sejong). Vua Thế Tông hiểu rằng khoa học là chìa khóa giải quyết các vấn đề của đất nước. Trong thời trị vì của ông, nhiều phát minh đã được tạo ra để giúp người dân vượt qua khó khăn, đặc biệt trong nông nghiệp.
Quá trình lịch sử kéo dài 5000 năm của Hàn Quốc được tóm gọn trong 20 trang sách. Hiểu về văn hóa và con người Hàn Quốc là rất quan trọng để hiểu được thành công của Hyundai, vì tinh thần doanh nhân của Chung Ju Yung liên quan mật thiết đến tinh thần dân tộc và sự phát triển của Hyundai cũng là sự phát triển của đất nước.
Thiếu tướng Park Chung Hee đã lãnh đạo cuộc đảo chính trong thời kỳ Hàn Quốc còn nghèo đói sau Chiến tranh Thế giới II. Một nhà quan sát của thời đó nhận định:
“Vào đêm đảo chính, mọi thứ gần như rơi vào hỗn loạn, từ kinh tế, chính trị đến xã hội. Bắc Triều Tiên đã bỏ xa chúng tôi, họ đã có lực lượng mạnh hơn 10 năm rồi. Người dân ở đó làm việc chăm chỉ và đã đạt được kết quả rõ ràng… Tư duy chung lúc đó là ‘chúng ta cần thêm viện trợ, chúng ta cần Mỹ giúp đỡ hơn’. Một nửa ngân sách nhà nước dựa trên viện trợ từ chính phủ [Hoa Kỳ]”
Mặc dù chính phủ của Tổng thống Park Chung Hee bị chỉ trích nặng nề về chuyên quyền độc đoán, mục tiêu của ông là lãnh đạo Hàn Quốc phát triển và thoát khỏi cảnh đói nghèo. Ngay từ những ngày đầu tiên, ông đã kêu gọi người dân làm việc không biết mệt mỏi để phát triển đất nước.
“Thu nhập trên đầu người của Hàn Quốc trong thời kỳ của ông (1960 – 1980) tăng 94 đô la lên 1.589 đô la, kim ngạch xuất khẩu tăng từ 33 triệu đô la lên 17 tỷ đô la; tuổi thọ tăng thêm 10 năm, tỷ lệ tử vong ở trẻ sơ sinh giảm xuống còn một nửa. Rõ ràng người Hàn Quốc đã có những bước tiến dài trong phát triển kinh tế.”
Những ước muốn của Tổng thống này cũng là những ước muốn của Chung Ju Yung, tầm nhìn của họ cũng tương tự. Huyndai và Hàn Quốc đã đi trên cùng một con đường, hai nhà lãnh đạo trở nên thân thiết, tôn trọng và tin tưởng lẫn nhau, đóng góp vào sự phồn thịnh của đất nước.
Tinh thần doanh nhân và tinh thần “làm được” của Huyndai
“Điều kiện ở đây thật khó khăn, nhưng chúng tôi vẫn tồn tại. Tôi biết chúng tôi có thể làm được.”
__Quản lý dự án của Huyndai tại sa mạc ở Iran, 1975
Từ khi còn là một công ty xây dựng, Chung Ju Yung và các nhà lãnh đạo của Huyndai đã có tinh thần dũng cảm. Chung Ju Yung tin rằng Hàn Quốc không đủ lớn để đáp ứng nhu cầu của ông, và ông đã mở rộng hoạt động của Huyndai ra thế giới. Ngoài những dự án tại nước ngoài, các dự án trong nước cũng đóng góp vào danh tiếng của Huyndai và giúp Chung Ju Yung giành được sự tin tưởng của Tổng thống Park.
Huyndai đã trở thành một trong những công ty hàng đầu Hàn Quốc và Chung Ju Yung đã ở tuổi 50. Tuy nhiên, ông không dừng lại ở đó mà tiếp tục mơ ước Huyndai trở thành một trong những đại tập đoàn hàng đầu của Hàn Quốc. Ông luôn sẵn sàng đi đầu trong việc phát triển công nghiệp nặng của đất nước.
Huyndai mở rộng hoạt động sang nhiều lĩnh vực khác như công ty Xi măng Huyndai, công ty Kỹ thuật Huyndai, công ty Đường ống Huyndai,… với mục tiêu trở thành tập đoàn toàn cầu và đồng thời hỗ trợ cho hai ngành chính là xây dựng và sản xuất ô tô. Chung Ju Yung không chỉ mong muốn thu về lợi nhuận cá nhân mà còn vì sự phát triển của quốc gia và niềm tự hào dân tộc, và ông quyết định Huyndai sẽ tham gia vào ngành công nghiệp đóng tàu. Mặc cho những khó khăn và phản đối từ các đối tác, Ju Yung vẫn kiên định với quan điểm của mình:
“Barclay đã trích dẫn từ Hiệp hội Đóng tàu Hàn Quốc rằng quốc gia này chưa có khả năng sản xuất những con tàu có kích thước lớn như vậy. Chung Ju Yung đáp lại:
Mọi người cần nhớ rằng chỉ những người tin vào khả năng của mình mới có thể thành công. Nếu các doanh nghiệp đóng tàu ở Hàn Quốc đều tin rằng những gì tôi đề xuất là có thể, họ đã thực hiện từ lâu rồi. Nhưng vì họ không tin nên họ không dám thử. Vì thế, họ không mất gì khi đánh giá như vậy. Tôi tin rằng dự án này có khả năng thành công, và tôi sẽ làm mọi cách để biến nó thành hiện thực.”
Và một lần nữa, Chung Ju Yung và Huyndai đã chứng minh khả năng của mình.
Cuối những năm 70, Chung Ju Yung nhận thấy hai ngành chủ chốt của Huyndai là xây dựng và công nghiệp nặng vẫn chưa đủ mạnh, và Huyndai bắt đầu mở rộng hoạt động sang lĩnh vực điện tử. Thị trường thiết bị điện tử hứa hẹn là một cơ hội lớn cho Huyndai và Ju Yung quyết tâm chiếm lĩnh thị trường này. Sau nhiều trải nghiệm và thất bại, Chung Ju Yung và Huyndai đã đạt được mục tiêu của mình, từ đó củng cố thêm lòng 'có thể làm được'.
Tác động đến xã hội và chính trị
Sự phát triển của các tập đoàn lớn như Huyndai cùng với sự phát triển của Hàn Quốc nói chung đã có ảnh hưởng sâu rộng tới xã hội. Ngày càng có nhiều người trẻ từ các vùng nông thôn chuyển đến các thành phố để thoát khỏi nghèo đói, từ bỏ nghề nông và tham gia vào ngành công nghiệp. Như nhiều công ty khác, Huyndai coi nhân viên là tâm điểm, đóng vai trò quan trọng trong sự thành công của công ty và tổ chức nhiều hoạt động để phát triển nhân viên.
“Tại sao nên làm việc cho Huyndai? Một nhân viên đã làm việc tại Công ty Huyndai Motor trong suốt 14 năm kể lại trong một cuộc phỏng vấn: “Cha tôi là nông dân, và tôi tốt nghiệp trường trung học ở vùng quê. Lúc đó tôi nghĩ rằng Huyndai Motor là nơi tuyệt vời. Tôi được sếp tin tưởng. Huyndai quan tâm đến những người lao động chăm chỉ. Tinh thần của Huyndai chính là trụ cột của công ty.””
Tinh thần chăm chỉ cùng với tinh thần học hỏi đã được công ty liên tục đào tạo ngay tại nơi làm việc, các công nhân Hàn Quốc nhanh chóng được công nhận là những người lao động chăm chỉ nhất:
“Năm 1986, một công nhân Hàn Quốc trung bình làm việc 54 giờ mỗi tuần, cao hơn so với bất kỳ quốc gia nào khác… Tại nhiều nhà máy, việc làm thêm là bắt buộc, dẫn đến con số này thậm chí lên đến 70 giờ hoặc cao hơn. Thống kê cho thấy trong thời gian đó, một công nhân nam Hàn Quốc làm việc trung bình 2.833 giờ mỗi năm, so với 2.168 giờ ở Nhật Bản, 1.898 giờ ở Mỹ và 1.625 giờ ở Đức. Tương tự, mặc dù được hưởng lợi nhiều, nhưng công nhân Hàn Quốc chỉ nghỉ thực sự 4,5 ngày mỗi năm, so với 9,6 ngày ở Nhật Bản, 19,5 ngày ở Mỹ và 30,2 ngày ở Tây Đức. Nhiều công nhân Hàn Quốc còn gánh chịu công nhân Nhật Bản là “lười biếng””.
Mặc dù điều kiện đã cải thiện đáng kể nhưng công nhân Hàn Quốc vẫn mong muốn được hưởng nhiều hơn từ sự thịnh vượng của quốc gia. Có nhiều cuộc biểu tình, cuộc đình công thậm chí cả những vụ biểu tình bạo lực và phá hoại đã xảy ra, gây thiệt hại nặng nề về mặt tài chính và ảnh hưởng đến mối quan hệ xã hội. Các tập đoàn lớn như Huyndai với số lượng công nhân lớn phải chịu nhiều tổn thất. Sau những cuộc đình công và biểu tình, công nhân của Huyndai đã được tăng lương, giảm giờ làm và có điều kiện làm việc tốt hơn rất nhiều so với những công nhân khác trong thời gian đó nhưng vẫn tiếp tục đòi hỏi nhiều hơn. Tổng thống mới đắc cử theo hướng dân chủ Kim Young Sam cũng đã lên tiếng chỉ trích những người tổ chức cuộc đình công, nói rằng họ “cần nhận ra rằng nếu hành động của họ quá ích kỷ và cả gan, chúng sẽ gây tổn thất không chỉ cho doanh nghiệp mà còn cho cả nền kinh tế quốc gia, cuối cùng cũng ảnh hưởng đến lợi ích của chính họ” và đặt ra câu hỏi “liệu công nhân Huyndai có quá đánh giá cao cái tôi của họ hay không?”
Do sự phản đối của công chúng, những người tổ chức cuộc đình công đã phải rút lui và chấp nhận trách nhiệm. Tuy nhiên, mối quan hệ này vẫn còn nhiều biến động theo diễn biến của kinh tế Hàn Quốc và thế giới.
“Nơi có nhu cầu kinh tế, chính trị sẽ theo sau”.
__Chung Ju Yung
Vào giữa thập kỷ 1980, Chung Ju Yung và tập đoàn của ông đã đạt được nhiều thành công, nhưng ông vẫn đặt sứ mệnh của mình là phát triển công ty và xây dựng quốc gia, và ông không hề có ý định dừng lại. Mặc dù Huyndai và Hàn Quốc đã đạt được nhiều thành tựu trong những năm 1980, nhưng quốc gia vẫn bị cô lập chính trị. Nhiều quốc gia, bao gồm Nhật Bản và các quốc gia Tây Âu, tránh xa để không bị liên kết với Liên Xô hoặc Trung Quốc, nhằm tránh bị áp đặt cộng sản.
Chung Ju Yung thấy rằng đã đến lúc thế giới công nhận sự phát triển công nghiệp hóa của Hàn Quốc và tái thiết quan hệ với các nước láng giềng. Ông đặt ra bốn thử thách mà ai cũng nghĩ là không thể: đăng cai Thế vận hội Olympic 1988 cho Seoul, mở rộng quan hệ thương mại và chính trị với Liên Xô, một kẻ thù cũ của Hàn Quốc, thăm CHDCND Trung Quốc, kẻ thù khác vào thời điểm đó và cuối cùng, ông sẽ là doanh nhân đầu tiên của Hàn Quốc thăm Bắc Triều Tiên với mục tiêu hòa giải hai phần của bán đảo. Trong cuốn sách, quá trình vượt qua những thách thức không thể của Chung Ju Yung được miêu tả rất cụ thể, bao gồm cách Hàn Quốc đăng cai trước đối thủ Nhật Bản dù bị chơi xấu, thiết lập mối quan hệ với Liên Xô và Trung Quốc trong vai trò đại sứ thương mại tự phong, chuyến thăm lịch sử Bắc Triều Tiên làm thay đổi quan hệ giữa hai bên.
Ngoài ra, Chung Ju Yung đã đối đầu với chính phủ của Tổng thống Roh Tae Woo vì những chính sách làm hạn chế sự phát triển của doanh nghiệp và kinh tế Hàn Quốc, trải qua nhiều khó khăn chính trị như cáo buộc trốn thuế, tài chính không minh bạch từ phía vị Tổng thống trong thời gian này. Năm 1992, Chung Ju Yung tuyên bố tranh cử tổng thống khi đã 76 tuổi.
Tinh thần của Huyndai
Cuối những năm 1980, Chung Ju Yung có ý định xây dựng một trong những trung tâm y tế lớn nhất và hiện đại nhất ở Hàn Quốc, nơi sẽ trở thành trung tâm tiên phong trong lĩnh vực nghiên cứu và chăm sóc sức khỏe, nhưng giữa chừng ông phát hiện một đối thủ đang xây dựng một bệnh viện tương tự tại Seoul, thậm chí tiến độ còn nhanh hơn bệnh viện của ông. Chung Ju Yung không chấp nhận để đối thủ vượt mặt. Ông tổ chức một cuộc họp và tuyên bố rằng thời gian thi công của Huyndai sẽ được đẩy nhanh lên 6 tháng. Mọi người trong cuộc họp đều nhận thức rằng điều này là không thể, nhưng không ai dám phản đối, trừ một kỹ sư trẻ tuổi.
“Chàng trai trẻ hít một hơi dài, quyết định bày tỏ quan điểm và cho rằng anh đã nghiên cứu kỹ lưỡng các bản vẽ, và tin chắc rằng việc đẩy nhanh tiến độ lên ngần đấy thời gian là điều không thể, và bị Ju Yung sa thải ngay lập tức. Anh ta hỏi mọi người có ai phản đối ý kiến này của anh không. Một lần nữa, im lặng tràn ngập. Mọi người quay trở lại công việc, làm việc gấp đôi. Cuối cùng, dự án hoàn thành sớm 6 tháng, và lễ khánh thành được tổ chức trước đối thủ chỉ vài tuần, đúng như dự đoán của Ju Yung. Huyndai lại một lần nữa chiến thắng.”
Trong suốt cuốn sách này là những câu chuyện như vậy, những ví dụ về sự thành công hoàn toàn phi lý trong lịch sử của Huyndai. Quyết tâm vượt qua mọi khó khăn, không chấp nhận thất bại là bản chất của tinh thần Huyndai. Làm nhân viên của Huyndai gần như là một thách thức tối cao trên thế giới, nhưng dù phải rời xa gia đình, làm việc căng thẳng liên tục, nhân viên Huyndai vẫn say mê công việc của mình và luôn thể hiện tinh thần cống hiến cho công ty, khiến nhiều nhà lãnh đạo ở phương Tây phải ghen tỵ. Để đạt được điều đó, Huyndai luôn đầu tư mạnh mẽ vào nguồn nhân lực, đồng thời đặt ra yêu cầu cao về hiệu suất làm việc. Các nguyên tắc quản lý nhân sự của Huyndai đã tạo ra sự khác biệt đó.
Trong một cuộc phỏng vấn trên báo vào năm 1996, Chung Ju Yung nói: “Tôi làm việc vì tôi không thể nghỉ ngơi. Làm việc chính là niềm đam mê của tôi.” Cách làm việc và cả phong cách sống của Chung Ju Yung đều đem lại nhiều bài học cho các doanh nhân khác trên thế giới và cho những nhân viên của Huyndai, tạo nên tinh thần Huyndai mà mọi doanh nghiệp đều muốn học hỏi.
“…Tổng Giám đốc của Chứng khoán Huyndai, đồng thời là cộng sự lâu năm của Ju Yung, Lee Ik Chi đã nói: “Đối với tôi, Ju Yung quan trọng hơn tất cả các nhà lãnh đạo trên thế giới. Ông đã giúp đất nước vượt qua cảnh nghèo đói. Thực sự, tôi tự hào khi được làm việc cho một người như ông, được cùng ông viết nên lịch sử.””
Tác Giả: Khánh Huyền - MyBook