“Học Ăn, Học Nói, Học Gói, Học Mở”. Ngoài Việc Học Từ Sách Vở, Con Người Còn Phải Học Những Kỹ Năng Giao Tiếp, Ứng Xử Để Thành Công Trong Cuộc Sống. Ta Không Thể Áp Dụng Tri Thức Dài Dòng Từ Sách Vở Vào Những Tình Huống Giao Tiếp Bất Ngờ Mà Thay Vào Đó Là Cách Ưng Xử Thông Minh, Khéo Léo. Những Người Thành Công Trong Cuộc Sống Đều Đạt Được Điều Họ Muốn Nhờ Khả Năng Giao Tiếp Khôn Ngoan. Một Lời Từ Chối Khéo Léo Dù Là Từ Chối Nhưng Sẽ Làm Vừa Lòng Người Nhờ Vả Hơn Là Một Lời Từ Chối Thẳng Thừng.
Không Ai Sinh Ra Đã Là Thạo Việc Ăn Nói, Đó Là Quá Trình Tập Luyện. “Nói Như Thế Nào Để Được Chào Đón, Làm Thế Nào Để Được Ghi Nhận” Do Trịnh Tiểu Lan Chủ Biên Và Dịch Bởi Thu Trần, Một Cuốn Sách Tích Hợp Những Kinh Nghiệm Từ Những Bậc Thầy Giao Tiếp Sẽ Giúp Bạn Có Cách Nói Khiến Người Ta Tâm Phục khẩu Phục. “Hãy Học Hỏi Từ Các Bậc Thầy Chiến Lược, Nghe Họ Nói, Xem Họ Làm, Rồi Bạn Sẽ Tỏa Sáng”.
Nói Như Thế Nào Để Được Chào Đón
1. Căn Cứ Vào Thân Phận, Địa Vị Của Đối Phương Để Nói Chuyện
Tục Ngữ Có Câu “Liệu Cơm Gắp Mắm”, Chúng Ta Khi Nói Chuyện Cần Căn Cứ Vào Thân Phận, Địa Vị Của Đối Phương Để Phù Hợp Với Lễ Nghi Xã Giao Cơ Bản Và Nhu Cầu Tâm Lý Của Người Nghe. Trong Các Tình Huống Khác Nhau, Trước Những Đối Tượng Khác Nhau, Thì Ta Sẽ Có Những Thân Phận Và Địa Vị Khác Nhau, Vì Vậy Cách Ưng Xử Với Từng Người Cũng Khác. Ví Dụ Ở Nhà, Bạn Có Thể Là Phụ Huynh Nghiêm Khắc, Nhưng Trong Công Việc, Địa Vị Của Bạn Được Quyết Định Bởi Chức Vụ Hoặc Mức Độ Của Sự Cố Trong Cơ Quan.
2. Sử Dụng Biểu Cảm Khuôn Mặt Của Đối Phương Để Nói Chuyện
Nếu Chúng Ta Hiểu Được Tâm Lý Của Người Khác Qua Biểu Cảm Trên Khuôn Mặt Để Nói Những Lời Làm Họ Vui Vẻ Thì Dĩ Nhiên Là Rất Tốt. Nhưng Khi Quan Sát Biểu Cảm Của Đối Phương Không Nên Nhìn Chằm Chằm Vào Đối Phương Khiến Họ Mất Tự Nhiên. Hơn Nữa Nên Sử Dụng Biểu Cảm Của Đối Phương Và Nhanh Chóng Đưa Ra Phản Ứng. Chẳng Hạn, Khi Bạn Đang Nói Đi Nói Lại Một Chuyện Và Trông Đối Phương Có Vẻ Không Chú Ý Thì Bạn Nên Hiểu Ý Và Dừng Chuyện Đó Lại Và Đổi Đề Tài Khác Để Cuộc Nói Chuyện Tốt Đẹp Hơn. Biết Phân Tích Biểu Cảm Khuôn Mặt Sẽ Khiến Bạn Trở Thành Một Người Lịch Sự, Đúng Mực Trong Giao Tiếp.
3. Sử Dụng Tính Cách Của Đối Phương Để Nói Chuyện
Người Có Tính Cách Nhiệt Tình, Hào Sảng, Ghét Người Khác Vòng Vo Tam Quốc, Thì Tốt Nhất Bạn Nên Nói Thẳng, Nếu Không Sẽ Để Lại Ấn Tượng Xấu, Dễ Bị Hiểu Lầm Thành Người “Cố Làm Ra Vẻ” Với Đối Phương; Người Tính Cách Hướng Nội, Bạn Cần Dẫn Dắt Một Cách Thích Hợp, Để Đối Phương Nói Nhiều Hơn Bạn, Như Thế Bạn Mới Hiểu Thêm Thông Tin Về Đối Phương, Đối Phương Cũng Sẽ Cảm Thấy Bạn Là Người Thú Vị; Đối Với Người Có Tính Cách Cứng Nhắc, Ngoan Cố, Bạn Không Được Lấy Đá Chọi Đá Mà Cần Phải Khéo Léo Từng Bước. Tóm Lại, Chúng Ta Phải Sử Dụng Tính Cách Khác Nhau Của Mọi Người Để Điều Chỉnh Phương Thức Nói Chuyện Của Mình Cho Phù Hợp.
Rèn Luyện Kỹ Năng Ăn Nói Để Không Đắc Tội Với Người Khác
1. Không Cần Tranh Chấp Để Giải Quyết Vấn Đề
Tranh Chấp Chỉ Tăng Thêm Sự Hiềm Khích, Không Giải Quyết Vấn Đề. Hãy Thử Đồng Ý Với Sự Phê Bình Của Đối Phương, Nhận Lỗi Với Thái Độ Tích Cực.
2. Có Lý Nhưng Vẫn Nhường Nhịn Mới Là Người Độ Lượng
Không Ai Hoàn Hảo, Cần Học Cách Nhượng Bộ Dù Có Thể Đúng. Nhìn Vào Ưu Điểm Của Đối Phương, Khoan Dung Và Họ Sẽ Khoan Dung Với Ta.
3. Đứng Trên Lập Trường Của Đối Phương Để Nói Chuyện
Nói Chuyện, Nếu Đứng Trên Lập Trường Của Đối Phương, Sẽ Tạo Cảm Giác Thân Thiết Hơn Cho Họ.
4. Chú Ý Giữ Thể Diện Cho Đối Phương
Mỗi Người Đều Có Cái “Tôi” Cá Nhân, Mong Muốn Được Tôn Trọng và Thể Diện Được Bảo Vệ. Hãy Biết Cư Xử Tế Nhị Trước Nỗi Khó Xử Của Người Khác.
Khéo Ăn Nói Sẽ Có Được Thiên Hạ
1. Sử Dụng Ngôn Ngữ Cơ Thể Rút Ngắn Khoảng Cách Tâm Lý
Trong Trò Chuyện, Ngôn Ngữ Cơ Thể Thường Được Dùng Để Biểu Đạt Tình Cảm, Trạng Thái. Mỉm Cười và Dang Rộng Đôi Tay Là Những Hành Động Có Thể Nhanh Chóng Chiếm Được Cảm Tình Của Đối Phương.
(1) Mỉm Cười: Tạo Ra Cảm Giác Thân Thiện, Giúp Dễ Làm Thân Với Nhiều Người.
(2) Dang Rộng Đôi Tay: Đón Nhận Đối Phương và Tạo Cảm Giác Thân Thiết.
2. Bắt Đầu Bằng Một Câu Đầu Tiên Tốt
Trong Giao Tiếp, Câu Đầu Tiên Quan Trọng. Gây Ấn Tượng Tốt Bằng Cách Chủ Động Hỏi Thăm và Gợi Lên Sự Cộng Hưởng Của Đối Phương.
(1) Chủ Động Hỏi Thăm: Làm Đối Phương Cảm Thấy Chân Thành và Nhiệt Tình.
(2) Gợi Lên Sự Đồng Tình Của Đối Phương: Khiến Đối Phương Dễ Dàng Tiếp Cận Về Mặt Tình Cảm.
3. Người Biết Tìm Chuyện Để Nói Mới Là Người Bản Lĩnh
Trò Chuyện Thoải Mái Khi Biết Tìm Chuyện Phù Hợp Và Thú Vị Cho Cả Hai Bên.
Biết Ưng Xử, Việc Giao Tiếp Không Còn Là Khó Khăn
1. Quan Hệ Thân Thiết Cũng Cần Phải Lễ Phép
“Giao Tiếp Là Một Môn Nghệ Thuật, Yếu Tố Quan Trọng Đầu Tiên Là Hiểu Lễ Nghi.'
Những Lễ Nghi Phép Tắc Cần Thiết Trong Giao Tiếp:
(1) Nói Chuyện Phải Sử Dụng Kính Ngữ: “Xin Mời”, “Cảm Ơn”, “Xin Lỗi”.
(2) Căn Cứ Vào Hoàn Cảnh Trước Khi Nói: Nói Năng Phải Có Tôn Trọng và Đúng Chừng Mực.
(3) Từ Chối Người Khác Phải Khéo Léo: Bày Tỏ Lời Cảm Ơn và Khéo Léo Từ Chối Để Duy Trì Mối Quan Hệ Giao Tiếp Tốt Đẹp.
2. Đặt Câu Hỏi Kích Thích Đối Phương Trả Lời Khẳng Định
Tránh Đặt Câu Hỏi Khó Trả Lời Trực Tiếp, Mà Bắt Đầu Từ Những Câu Hỏi Liên Quan Đến Chủ Đề.
(1) Đưa Ra Câu Hỏi Khó Trả Lời Cuối Cùng
(2) Chú Ý Quan Sát Vẻ Mặt Của Đối Phương Sau Khi Nêu Vấn Đề, Để Phản Ánh Tâm Lý và Thay Đổi Cách Đặt Câu Hỏi Nếu Cần.
3. Bày Tỏ Ý Kiến Hay Kiến Nghị Cần Rõ Ràng và Chuẩn Xác
(1) Phân Tích Cụ Thể Vấn Đề: Xem Xét Mặt Mạng Vấn Đề Khi Đề Xuất Ý Kiến Cụ Thể, Tránh Phán Đoán Một Cách Theo Ý Chủ Quan.
(2) Không Nên Nói Quá Vội Vàng: Hãy Lắng Nghe Ý Kiến Của Người Khác, Sau Khi Tổng Hợp, Mới Đưa Ra Suy Nghĩ Hoặc Kiến Nghị Có Ý Nghĩa.
Những Lời Chúng Ta Không Nên Nói
1. Cần Thận Trọng Trước Những Lời Gây Tổn Thương Tới Lòng Tự Trọng và Nhân Cách Của Người Khác.
Mạnh Tử Khẳng Định: “Trong Lời Nói, Chúng Ta Cần Tôn Trọng, Bảo Vệ Tôn Nghiêm Của Người Khác, Những Lời Nói Cần Mang Lại Niềm Vui Cho Đối Phương”.
Để Tránh Gây Tổn Thương Bằng Lời Nói, Hãy Suy Xét Những Điều Sau:
(1) Tôn Trọng Nhân Cách Người Khác: Mỗi Người Đều Có Giá Trị Nhân Cách Bình Đẳng, Do Đó Chúng Ta Cần Phải Đối Xử Công Bằng Với Họ. Mỗi Con Người Đều Có Tôn Nghiêm Riêng, Trong Giao Tiếp, Chúng Ta Cần Phải Công Bằng, Chính Trực, Bình Đẳng.
(2) Tôn Trọng Ưu Điểm, Bỏ Qua Khuyết Điểm Của Người Khác: Không Ai Là Hoàn Hảo, Mỗi Người Đều Có Ưu Và Nhược Điểm Của Mình. Chúng Ta Không Được Coi Thường, Chế Nhạo Khuyết Điểm Của Người Khác, Phải Đối Xử Công Bằng Với Mọi Người.
Thay Đổi Câu Cửa Miệng Thiếu Lịch Sự
(1) Phải Nhận Thức Được Sự Nguy Hại Của Những Câu Cửa Miệng Không Hay, Để Bản Thân Tạo Ra Cảm Giác Ghê Tởm. Chúng Ta Cần Loại Bỏ “Rác Thải Ngôn Ngữ” Và Thay Đổi Thói Quen Này Ngay Trong Tư Duy. Phải Có Động Cơ Mạnh Mẽ Thì Hiệu Quả Sẽ Càng Cao.
(2) Phải Trung Thành Với Lời Hứa, Thay Đổi Câu Cửa Miệng Không Hay, Không Tìm Cách Để Bỏ Lỡ. Nếu Bỏ Qua Một Hành Động Không Tốt Thì Sau Này Có Thể Sẽ Bỏ Qua Nhiều Lần. Do Đó, Trước Mỗi Lời Nói, Chúng Ta Phải Tự Nhắc Nhở Mình, Thay Đổi Phản Xạ Cũ.
(3) Để Người Thân Xung Quanh Giám Sát Bản Thân: Khi Câu Cửa Miệng Không Hay Sắp Đến, Có Người Kịp Thời Nhắc Nhở, Chúng Ta Sẽ Từ Bỏ; Dần Dần Sẽ Trở Thành Thói Quen, Khi Có Ý Định Nói Ra, Chúng Ta Sẽ Ngăn Chặn Kịp Thời.
Hạn Chế Bàn Tán Về Bất Cứ Người Nào
Nói Xấu Sau Lưng Sẽ Gây Ra Hậu Quả Không Tốt. Hoặc Bị Người Khác Coi Thường, Hoặc Bị Nhục Mạ. Trước Khi Chuyện Phiếm, Nếu Có Thể Nghĩ Tới Hậu Quả Như Vậy Thì Sẽ Rất Thận Trọng.
Nói Chuyện Không Nên Nói Quá Nhiều
(1) Không Nói Lời Xung Khắc: Khi Người Khác Nói Lời Xung Khắc, Chúng Ta Không Nên Tiếp Lời Mà Phải Khéo Léo Thuyết Phục Đối Phương. Không Nên Làm Căng Sự Việc Và Cuộc Nói Chuyện, Nếu Không Cả Hai Sau Này Gặp Mặt Đều Rất Khó Xử.
(2) Chú Ý Ngữ Khí Của Bản Thân: Khi Đề Cập Tới Vấn Đề Mang Tính Nguyên Tắc, Chúng Ta Nên Dùng Ngữ Khí Nhẹ Nhàng Để Bày Tỏ Yêu Cầu Hoặc Nguyện Vọng. Nhất Định Phải Dùng Ngữ Khí Ôn Hòa Để Thương Lượng, Bàn Bạc Hoặc Trưng Cầu Ý Kiến.
(3) Tránh Nói Khoác: Nói Nhiều Nhưng Không Làm Được Sẽ Gây Ra Ấn Tượng Tiêu Cực, Người Khác Sẽ Nghĩ Rằng Chúng Ta Đang Nói Khoác, Không Có Bản Lĩnh Thật Sự.
Tìm Hiểu Người Khác Trong Một Phút
1. Học Cách Thăm Dò Ý Tưởng Qua Lời Nói Và Biểu Cảm Sắc Mặt Của Đối Phương
(1) Quan Sát Và Thỏa Mãn Nhu Cầu Của Đối Phương: Trong Cuộc Sống Hằng Ngày, Chúng Ta Cần Quan Sát Biểu Cảm Của Đối Phương. Chúng Ta Cần Nhạy Cảm Ngay Cả Với Chi Tiết Nhỏ, Nhìn Rõ Nhu Cầu Của Đối Phương, Đồng Thời Thỏa Mãn Nhu Cầu Này Của Đối Phương.
(2) Nghe Chủ Đề Nói Chuyện Mà Đối Phương Đề Cập: Qua Chủ Đề Mà Đối Phương Nói Chúng Ta Có Thể Nhìn Ra Con Người Họ Như Thế Nào. Trong Lúc Nói Chuyện Con Người Sẽ Vô Tình Thể Hiện Tính Cách Của Mình, Chúng Ta Có Thể Căn Cứ Vào Đó Để Nhìn Ra Suy Nghĩ Của Đối Phương.
2. Thông Qua Trò Chuyện Đơn Giản, Nhìn Thấu Tâm Lý Đối Phương
- Thông Qua Tốc Độ Và Ngữ Khí Khi Nói Chuyện, Thông Qua Âm Điệu Của Đối Phương, Thông Qua Cách Nói Chuyện
Giao tiếp
Trong thế giới hiện đại ngày nay, không ai có thể tồn tại một mình, mọi người đều phải tiếp xúc với nhau dù là công việc trí óc hay lao động tay chân. Nhưng đôi khi trong quá trình giao tiếp, chúng ta phải đối mặt với những người khó tính, và việc quan trọng là chúng ta cần biết cách mở đầu cuộc trò chuyện, tạo ra một không gian giao tiếp thoải mái để họ có thể thả lỏng bản thân. Cuốn sách “Nắm bắt cách giao tiếp hiệu quả, thu hút sự chú ý” sẽ hướng dẫn bạn những kỹ năng giao tiếp tinh tế và thông minh với cách giải thích dễ hiểu, ngắn gọn dựa trên hiểu biết về tâm lý học, giúp bạn trở thành bậc thầy giao tiếp.
Tác giả: Phương Trinh - Tuyển Tập Sách Hay