Tình yêu hàng hiệu
được tiếp cận với những góc độ mới về hiện tượng sự phát triển nhanh chóng của thị trường hàng hiệu ở Châu Á. Sách không chỉ đề cập đến lớp thượng lưu mà còn đề cập đến những tầng lớp dưới sử dụng các sản phẩm thương hiệu hàng ngày như túi Burberry, đồng hồ Rolex, hay giày Ferragamo.
Nhận xét tinh tế về cuốn sách
“Châu Á là một trong những thị trường mạnh mẽ nhất đối với thương hiệu hàng hiệu, nơi mà cách bạn ăn mặc thể hiện nhiều về danh dự và địa vị xã hội của bạn. Sách thú vị và đầy đủ thông tin,Tình yêu hàng hiệu
là một tác phẩm không thể bỏ qua đối với bất kỳ ai có ý định bước vào thị trường phát triển bán lẻ ở châu Á. Cuốn sách là một công cụ vô giá để hiểu tâm lý của người tiêu dùng châu Á”. – Bertrand Pellegrin, giám đốc tiếp thị của Lane Crawford“Trong cuốn sách tuyệt vời này, thông qua một loạt các nghiên cứu trường hợp và phân tích sâu sắc, Chadha và Husband đã làm nổi bật các công cụ tiếp thị mà các công ty đang áp dụng thành công để tạo dựng tình yêu hàng hiệu . Đây là một quyển sách cần đọc dành cho những nhà quản lý muốn xây dựng các nhãn hàng hiệu ở những thị trường bùng nổ ở châu Á”. – Sunil Gupta, giáo sư chuyên ngành tiếp thị, Trường kinh doanh Harvard.
Ở châu Á ngày nay, trang phục thể hiện bạn là ai
Đi qua những năm chiến tranh loạn lạc đói khổ, ăn no mặc ấm không còn là thứ khiến người ta quan tâm nhất, mà hơn thế là nhu cầu ăn ngon mặc đẹp.
Mặc đẹp đã là một chuyện, nhưng mặc như thế nào để người khác nhìn thấy được đẳng cấp và thể hiện được giá trị của bản thân lại là chuyện khác. Nghe có vẻ nực cười nhưng đó chính là điều đang xảy ra vô cùng phổ biến ở các nước châu Á hiện nay, đặc biệt là ở các thành phố lớn như Tokyo, Hong Kong, Seoul,… Khi mà chúng ta không chỉ đánh giá con người dựa trên giá trị bên trong, thì vẻ bề ngoài ắt hẳn được coi trọng và đề cao. Sẽ càng đặc biệt hơn nếu chúng ta mặc một cái gì đó mà người đối diện biết được về giá trị của nó. Giá trị ở đây được đo trên thang tiền bạc, mức độ nổi tiếng của các nhãn hàng, ví như Dior, Gucci. Đồ bạn mang có thể đắt tiền thật đấy, nhưng nếu đấy là một nhãn hiệu mà người xung quanh ít nghe đến thì giá trị của nó hẳn sẽ giảm đi một nửa. Thế mới nói “Ăn cho mình, mặc cho người”, tầm quan trọng của trang phục được đánh giá bằng con mắt của thiên hạ.
Cơn sốt hàng hiệu
Tình yêu hàng hiệu của người châu Á mạnh mẽ đến nỗi chiếm hơn 50% doanh số tổng thu nhập của các nhãn hàng từ việc bán lẻ. Theo thống kê, ở Hong Kong có nhiều cửa hàng bán đồ hiệu nhiều hơn cả New York và Paris cộng lại. Người ta thậm chí xếp hàng dài mấy ngày liền trước cửa trung tâm thương mại, chỉ để mua được chiếc túi yêu thích bán ra với số lượng giới hạn.
Số lượng các trung tâm thương mại mọc lên như nấm chỉ để phục vụ nhu cầu của các “con nghiện”. Bên cạnh những thị trường truyền thống, có mức tiêu thụ khủng như Nhật Bản, Hong Kong, Hàn Quốc. Vụ nổ hàng hiệu giờ đây lan cả sang các nước Đông Nam Á như Singapore, Malaysia, Thái Lan, Indonesia, Philippines. Ấn Độ, nơi vốn nổi tiếng tỉ lệ chênh lệch giàu nghèo vô cùng lớn cũng không nằm ngoài cơn sốt. Tuy chỉ là “lính mới” trong trào lưu này nhưng cũng mang lại những con số đáng kinh ngạc về số lượng tiêu thụ, so giới siêu giàu Ấn Độ có thể nói “không có gì ngoài tiền”.
Chiến lược kinh doanh thông minh của các nhãn hàng
Không một nhãn hàng nào lại có thể tự nhiên mà nổi tiếng, nếu không nhờ đến sự giúp sức của các chuyên gia xây dựng thương hiệu hàng đầu. Tất nhiên, để đưa một thương hiệu lên đến một tầm cao mới thì chất lượng sản phẩm vẫn là cái quan trọng nhất. Nhưng câu hỏi đặt ra là làm thế nào để nó có thể tiếp cận người tiêu dùng, thậm chí khiến người ta say mê, “yêu đương” một cách mù quáng.
Phương pháp được đánh giá có hiệu quả nhất đó là mượn tiếng tăm của người nổi tiếng. Nếu như vào những thế kỷ trước, việc ra mắt các sản phẩm mới trong bộ sưu tập chỉ đơn giản là mời các nhà bán lẻ đến, tụ họp và chiêm ngưỡng những con người bất động với trang phục trong phòng kín, thì ngày nay mọi thứ đã khác xa. Sàn catwalk là nơi những người mẫu chuyên nghiệp thể hiện thần thái cùng với trang phục bằng những bước đi uyển chuyển. Các ngôi sao hàng đầu được mời đến như những khách hàng danh dự. Thông thường khách mời sẽ mặc trang phục nhãn hàng cung cấp để giúp giới thiệu những mẫu mới đến công chúng. Đây gọi là hợp tác đôi bên cùng có lợi, ngôi sao được dịp xuất hiện nhiều hơn trước công chúng, trước công chúng truyền hình. Còn khán giả sẽ quan tâm đến những gì mà ngôi sao yêu thích của mình diện, sau đó sẽ ghim hình ảnh đó vào đầu và tìm kiếm những món đồ thời trang tương tự.
Bên cạnh đó, giới báo chí từ nhiều tờ báo khác nhau được tham dự, đưa tin tự do không giới hạn, bởi càng có nhiều báo viết về hãng, thì tên tuổi của hãng càng được phổ biến rộng rãi.
Chia sẻ của một người mê mua sắm
Tôi có một người bạn rất đam mê mua son. Bộ sưu tập son của cô ấy có khoảng 50 thỏi, giá trị lên đến gần 50 triệu đồng, một số tiền không nhỏ đối với những người còn đi học hoặc đi làm. Một lần, tôi tò mò hỏi tại sao cô ấy mua nhiều như vậy mà không dùng hết. Cô ấy thú nhận chưa bao giờ dùng hết một thỏi son nào. Khi đi mua, cô ấy không suy nghĩ nhiều, lý do rất đa dạng: có màu này chưa? - mua, hãng này ra sản phẩm mới - mua, buồn chán - mua, vui vẻ - mua, vừa nhận lương - mua, màu này đang thịnh hành - mua, ...
Mua sắm ngày nay không chỉ dừng lại ở việc mua những thứ cần thiết mà trở thành một hoạt động giải trí như xem TV hoặc đọc sách. Nếu trước đây, người ta sẽ ra công viên để thư giãn vào những lúc không vui, thì ngày nay thay vào đó là việc đi mua sắm. Không có gì ngạc nhiên khi hầu hết các 'con nghiện shopping' đều là phụ nữ. Nhiều nhà khoa học đã cố gắng tìm hiểu về hiện tượng này. Phụ nữ, đặc biệt là những người đã kết hôn, thường phải chịu đựng nhiều áp lực trong công việc và gia dình. Mua sắm là cách để họ cảm thấy được phục vụ, làm chủ, làm sếp. Đó cũng là lý do tại sao mua sắm trực tuyến ngày càng phổ biến, nhưng vẫn không thể thay thế được trải nghiệm mua sắm truyền thống với những dịch vụ, tiện ích đi kèm.
Hậu quả của cơn sốt hàng hiệu
Khi mọi người đều muốn sở hữu hàng hiệu, không phải mọi thứ đều thật sự là hàng hiệu. Có nhiều lý do khiến họ chọn mua 'hàng hiệu' nhưng thực ra chỉ là hàng giả. Nghe có vẻ hài hước nhưng có nhiều lý do khiến họ chọn mua 'hàng hiệu giả mạo' - hàng nhái (fake) thay vì hàng thật.
Góc nhìn quan trọng về mặt kinh tế ở đây là góc nhìn cần phải nhấn mạnh. Hãy so sánh giá trị giữa việc mua 10 món đồ giả mạo với cùng một số tiền khi mua một món hàng hiệu thực sự. Tất nhiên, so sánh về mọi mặt, chất lượng và độ bền của hàng giả mạo không thể sánh kịp với hàng thật. Để bù đắp cho những điểm yếu đó, những người sản xuất đã sản xuất ra hàng super fake. Hàng super fake khó phân biệt với hàng thật bằng mắt thường. Người ta gọi đó là một cách lừa dối thị giác. Bởi vì ăn là cho mình, mặc là để người khác nhìn. Đối với những người không có nhiều tiền, việc mua vài sản phẩm super fake thay vì hàng thật cũng không có vấn đề gì, chỉ cần tiết kiệm được chút tiền là đã rất tốt rồi.
Câu chuyện tình yêu với hàng hiệu – Những hệ lụy kèm theo
Hàng hiệu – một thứ ban đầu không phải dành cho những người có thu nhập trung bình và trung bình khá, mà chỉ dành cho những người giàu có, những người có thể chi trả cả trăm nghìn đô la chỉ cho một chiếc túi xách, bây giờ đã trở nên phổ biến hơn. Qua nhiều quan sát, các chuyên gia phân tích thị trường tiêu dùng đã chỉ ra rằng, nếu bạn đi dạo trên một con phố sầm uất ở Nhật, tỷ lệ bạn gặp những người phụ nữ ra đường với túi xách Gucci, LV là rất cao, lên đến 9/10 người.
Có những người thậm chí nhịn ăn nhịn mặc chỉ để mua một chiếc túi xách hoặc một đôi giày yêu thích. Nhiều người khác không biết cách quản lý tài chính, thu nhập ít nhưng chi tiêu nhiều, dẫn đến nợ nần, phá sản. Nghe có vẻ như chúng ta đang làm trầm trọng hóa vấn đề, nhưng đó lại chính là thực tế hiện nay. Người ta nghèo không phải vì họ không kiếm được tiền, mà vì số tiền họ kiếm được quá ít so với những gì họ chi tiêu.
Giống như cơn nghiện ma túy, mà thậm chí còn nguy hiểm hơn, bởi luật pháp chống ma túy không ai lại cấm shopping, mua sắm một cách vô tội vạ, mua sắm chỉ để thể hiện đẳng cấp thường khi làm cho tình trạng trở nên tồi tệ hơn so với mục đích ban đầu. Bài học rút ra ở đây là cần biết chi tiêu có kế hoạch, phù hợp với tình hình tài chính cá nhân và gia đình, không nên đua đòi theo người khác, hay chạy theo hàng hiệu.
Tác giả: Phương Anh – MyBook
Nguồn ảnh: whowhatwhere.com
Ưu đãi mua cuốn sách này với giá tốt hiện tại: https://goo.gl/2kscku