Chắc chắn rằng mỗi người trong chúng ta ít nhất đã nghe về “tư duy”, đặc biệt là trong các khóa học kỹ năng sống. Nhưng bạn đã từng tự hỏi “tư duy là gì?” và “Tư duy có vai trò gì trong cuộc sống, ảnh hưởng như thế nào đến hành vi của mỗi cá nhân?” chưa?
Nếu bạn muốn hiểu sâu hơn về tư duy của con người, cuốn “Tôi Đúng Anh Sai” của Edward de Bono là lựa chọn tuyệt vời nhất!
Tiến sĩ Edward de Bono là cha đẻ của “Phương pháp tư duy đa chiều”. Ông được công nhận là tác giả hàng đầu thế giới về tư duy khái niệm và đã phát triển việc dạy loại tư duy này như một kỹ năng. Ông đã viết khoảng 20 cuốn sách và các tác phẩm của ông được dịch ra hơn 20 ngôn ngữ.
Cuốn “Tôi Đúng Anh Sai” là một trong những tác phẩm về tư duy của con người xuất sắc nhất của Edward de Bono. Theo Sheldon Lee Glashow, nhà vật lý người Mỹ đoạt Giải Nobel Vật lý, cuốn sách là “một bản tóm lược những thói quen tư duy đã góp phần hình thành kỷ Phục Hưng, và sau đó được phát triển thêm nhờ thời đại này. Việc tìm kiếm chân lý, khác với giáo lý, được thực hiện qua tranh luận, lập luận và logic. Lập luận này, chứ không phải giáo lý, quyết định điều gì đúng, điều gì sai”.
Cuốn sách được chia làm bốn phần, mỗi phần lại có các mục con, thể hiện quan điểm của tác giả về các hình thái tư duy sẵn có, so sánh ưu nhược điểm với tư duy đa chiều của ông, cùng những đặc tính giúp thúc đẩy tiến bộ xã hội và tạo ra kỷ nguyên mới trong văn minh nhân loại.
- Hệ thống tư duy của chúng ta :
Theo Edward de Bono, con người đã đạt được những thành tựu khoa học kỹ thuật tuyệt vời. Tuy nhiên, nếu không bị giới hạn bởi một số khía cạnh trong hệ thống tư duy, con người có thể tiến xa hơn nữa.
Einstein từng nói rằng mọi thứ đều thay đổi, ngoại trừ cách chúng ta tư duy. Những thất bại trong các vấn đề liên quan đến con người bắt nguồn từ các thói quen tư duy truyền thống. Thất bại này thể hiện ở hai khía cạnh: Bất lực trong xử lý các vấn đề con người và làm trầm trọng thêm các xung đột.
Những sai lầm của con người như không dự đoán được thời tiết, không ứng phó kịp với tốc độ thay đổi của công nghệ: phát triển công nghiệp gây ô nhiễm môi trường, chữa bệnh từ nhỏ dẫn đến bùng nổ dân số,... Tất cả đều xuất phát từ lối tư duy truyền thống bao gồm: logic, lý luận, chân lý, ngôn ngữ, sự đồng nhất, đối lập, phạm trù,...
Tác giả cũng nhấn mạnh tầm quan trọng của nhận thức. Con người thường xem nhẹ nhận thức, chỉ tập trung vào logic và suy luận. “Chưa khi nào trong lịch sử, chúng ta lại có cơ hội hiểu rõ hệ thống và cơ sở thần kinh học của nhận thức như bây giờ. Chưa khi nào ta có thể hiểu được logic của nhận thức. Đó là lý do chúng ta thường bỏ qua nhận thức.” Vì chưa hiểu được tầm quan trọng của nhận thức, con người đã để ngôn ngữ bị bóp méo, dẫn đến nhận thức lệch lạc về thế giới.
Tính hài hước cũng đóng vai trò quan trọng trong hệ thống tư duy. Nó tiết lộ nhiều điều về cách hệ thống thông tin hoạt động trong não. Tính hài hước cũng nhắc nhở chúng ta phải cẩn thận với chủ nghĩa giáo điều tuyệt đối, vì nhiều điều trở nên mới mẻ hơn khi được nhìn qua lăng kính hài hước.
- Bộ não con người:
Khi hiểu được cách bộ não hoạt động, mọi thứ sẽ trở nên rõ ràng. Nếu một ngày chúng ta nắm bắt được cách vận hành của nó, mọi việc sẽ trở nên dễ dàng hơn.
“Quan điểm truyền thống về bộ não đã biến sự sáng tạo thành một điều bí ẩn và khó hiểu. Mọi ý tưởng sáng tạo có giá trị đều phải hợp logic khi xem xét lại, nếu không chúng ta không thể hiểu được nó. Vì vậy, chúng ta cho rằng một logic phù hợp đã tồn tại ngay từ đầu. Hiểu về bộ não như một hệ thống tạo lập khuôn mẫu tự tổ chức, với những khuôn mẫu bất đối xứng, sẽ cung cấp nền tảng logic cho sự kích thích, đầu vào ngẫu nhiên và các công cụ tư duy đa chiều có chủ đích khác, được sử dụng để đi tắt qua các khuôn mẫu.”
Tuy nhiên, những thói quen tư duy hiện tại của con người là không đầy đủ và nguy hiểm. Nhưng làm sao để chắc chắn rằng những tư duy truyền thống về cách hoạt động của bộ não là sai? Edward de Bono đã chia đáp án thành mười phần để giải thích:
- Mục đích của khoa học là đưa ra những mô hình khái niệm về cách thế giới vận hành. Các mô hình khái niệm cũ của các nhà khoa học trước đây sẽ được cập nhật hoặc thay đổi hoàn toàn.
Edward de Bono đã đưa ra mô hình của một hệ thống thông tin tự tổ chức kiểu nơ-ron. Đây là mô hình khái niệm.
- Tác giả nói về một hệ thống tự tổ chức rộng lớn, trong đó có thể tồn tại nhiều mô hình khác nhau. Các chi tiết có thể biến thiên.
- Mô hình của chúng ta tuy đơn giản nhưng có khả năng hành động rất phức tạp.
-
- Hệ thống tự tổ chức hoàn toàn phù hợp với những gì chúng ta biết về nơ ron và mạng lưới thần kinh. Tiến bộ trong thần kinh học sẽ hoàn thiện các chi tiết.
- Hiệu ứng của mô hình này phù hợp với trải nghiệm thông thường của con người.
- Mô hình khái niệm về sự tiến hóa của Darwin chưa bao giờ được chứng minh và có thể sẽ không bao giờ được chứng minh. Con người chấp nhận mô hình này vì nó có vẻ hợp lý...
- Điều quan trọng nhất của bất kỳ mô hình khái niệm nào là nó cần cung cấp kết quả thực tế.
- Hệ thống hình học của Euclid là một công trình trí tuệ xuất chúng và mang lại lợi ích thực sự.
- Cuối cùng, tác giả khẳng định rằng độc giả không nhất thiết phải đồng ý mà nên chứng minh quan điểm của mình bằng một mô hình tốt hơn.
Qua mười phần trên, tác giả khẳng định độc giả có thể hiểu đúng hơn về cách não bộ vận hành so với hiểu biết của họ về cách vận hành của “lực hấp dẫn”.
- Cách nhận thức vận hành:
Theo tác giả, não bộ con người giống như một hệ thống tự tổ chức và được mô tả qua các đặc điểm sau:
- Kiến thiết khuôn mẫu: Não bộ có khả năng kích hoạt và tái kiến thiết. Khả năng kích hoạt giúp con người quyết định nhanh chóng khuôn mẫu phù hợp, nhưng hoạt động này có thể quá nhanh. Hiện tượng kích hoạt và tái kiến thiết đảm bảo rằng không có chân lý tuyệt đối trong nhận thức.
- Kích hoạt: Não bộ sẽ tái kiến toàn bộ hoặc một chuỗi những vật mà nó tiếp xúc.
- Bất đối xứng: Các khuôn mẫu chuỗi là bất đối xứng, tạo ra tính hài hước và sáng tạo.
- Thấu suốt: Đi vào một chuỗi khuôn mẫu ở điểm khác một chút có thể dẫn đến đường tắt. Điều này có thể xảy ra ngẫu nhiên hoặc có chủ đích.
- Học ngược: Học ngược hiệu quả hơn học tiến tới.
- Chuỗi: Não bộ là một bộ máy ghi âm lịch sử, các khuôn mẫu phụ thuộc nhiều vào trải nghiệm ban đầu.
- Lưu vực: Mỗi khuôn mẫu có một lưu vực rất rộng.
- Phân biệt lưỡi dao: Biên giới giữa hai lưu vực rất sắc nét, có thể xuất hiện phân biệt rõ ràng ở những thứ tương đồng.
- Ưu tiên: Khi một khuôn mẫu đang tồn tại, rất khó vượt qua để tạo khuôn mẫu mới.
- Lệch pha: Não bộ chú ý đến sự khác biệt so với các khuôn mẫu đã xác lập.
- Sự sẵn sàng: Các khuôn mẫu của não không chỉ ở trạng thái hoạt động/không hoạt động mà còn tồn tại sự sẵn sàng tùy thuộc vào bối cảnh cảm xúc.
- Bối cảnh: Khuôn mẫu được quyết định bởi lịch sử, hoạt động và bối cảnh xác lập mức độ sẵn sàng của các khuôn mẫu khác nhau.
- Tuần hoàn: Sự tuần hoàn có thể xuất hiện, trong đó khuôn mẫu dẫn dắt ngược lại nhau, là cơ sở của hệ thống niềm tin.
- Giải nghĩa: Não bộ có khả năng tìm kiếm thông tin để giải thích cho bất kỳ điều gì nó ghi nhận.
- Sự chú ý: Não bộ tập trung vào tổng thể hoặc một phần và bỏ qua phần còn lại.
- Xác đáng và ý nghĩa: Sự chú ý chuyển sang vùng kích hoạt các khuôn mẫu sẵn có.
- Không thể giữ bậc không: Não bộ không thể ổn định ở trạng thái “giữ bậc không”, tiếp nhận thông tin đầu vào mà không theo khuôn mẫu nào.
- Thói quen tư duy truyền thống của chúng ta:
Theo tác giả, việc cải thiện hệ thống tư duy sẽ đòi hỏi rất nhiều thời gian. Tuy nhiên, chúng ta có thể điều chỉnh dần dần, bởi cần thay đổi những thói quen tư duy truyền thống này.
Văn hóa tư duy truyền thống của con người rất đa dạng, thể hiện qua các khía cạnh như: ngôn ngữ, trí thông minh, tư duy phản biện, đường cong Laffer, giải quyết vấn đề, phân tích, mô tả, tự nhiên, toán học, tuyệt đối, tranh luận và xung đột, niềm tin, khoa học, sáng tạo, lịch sử, logic, nghệ thuật.
Hiểu rõ hơn về văn hóa tư duy truyền thống sẽ giúp chúng ta dễ dàng hơn trong quá trình thay đổi.
- Tư duy trong xã hội và các định chế xã hội:
Những cá nhân tư duy không thể hình thành xã hội. Có các cấu trúc, định chế và cơ chế làm nền tảng cho hành động tư duy cá nhân. Đôi khi, những cấu trúc này phát sinh trực tiếp từ văn hóa truyền thống của chúng ta.
Tác giả bắt đầu nghiên cứu những cấu trúc phát sinh từ các thói quen tư duy truyền thống và cũng bảo tồn chúng. Tác giả nghiên cứu các loại định chế.
Định chế là một cấu trúc nhằm thúc đẩy hoặc ngăn cản một điều gì đó xảy ra. Từ đó, tác giả khẳng định rằng tiến bộ hầu như chỉ đến từ sự thay đổi. Những định chế đã xác lập giúp chúng ta đối mặt với thay đổi như thế nào? Chúng chuẩn bị thay đổi một cách có ý thức ra sao? Cấu trúc của chúng có tính linh hoạt để thay đổi thế nào?
Edward de Bono đã bao quát những cấu trúc đó qua các khía cạnh như: sự thay đổi; các bước tiếp theo; lấp đầy để không có khoảng trống; giáo dục; Ludecy - từ để mô tả việc chơi trò chơi theo các luật đã soạn ra; tư duy ngắn hạn của con người; dân chủ; chủ nghĩa thực dụng; quan liêu; xu hướng chuyên môn hóa và ngăn cách; đại học; giao tiếp và phát triển kỹ năng cá nhân.
Kết luận
'Tôi đúng, anh sai' không chỉ đơn thuần là một tựa sách hấp dẫn mà còn mang giá trị lớn hơn rất nhiều. Cuốn sách đã tạo ra một cuộc cách mạng về tư duy qua cách diễn đạt và ngôn từ sáng tạo của tác giả. Đây chắc chắn là cuốn sách cần thiết cho tất cả những ai muốn hiểu sâu hơn về tư duy, não bộ và hành vi của con người, để từ đó phát triển tối đa bản thân.
Tác giả: Lan Hương - MyBook