Mọi sự thay đổi của chúng ta đều bắt đầu từ suy nghĩ. Khi suy nghĩ thay đổi, cách chúng ta nhìn nhận vấn đề cũng thay đổi. Nếu bạn muốn mở ra một lối đi mới trong tư duy, hãy đọc 'Tư Duy Tích Cực'.
Cuốn sách được viết dựa trên những khám phá của tác giả, chia thành sáu chương cụ thể. Đó là chìa khóa giúp bạn nhận biết những gì cần làm khi gặp khó khăn. Mỗi người có thế giới riêng, màu sắc của thế giới đó phụ thuộc vào lựa chọn của họ.
Làm thế nào để lựa chọn đúng? Đầu tiên, cần có suy nghĩ đúng đắn.
Chương 1: Hạt giống của suy nghĩ
Bạn là những gì bạn nghĩ. Suy nghĩ tích cực sẽ mang lại trải nghiệm tích cực. Vậy bước đầu tiên là gieo vào mình những hạt giống tích cực.
Bạn sẽ là người kiểm soát suy nghĩ tiêu cực hay để suy nghĩ tiêu cực kiểm soát bạn?
Suy nghĩ là năng lượng cho tâm trí, giống như việc tập thể dục cho sức khỏe. Để có suy nghĩ tích cực, chúng ta cần gieo vào tiềm thức những hạt giống tích cực.
“Hãy chăm sóc tâm trí của bạn thật tốt, và bạn sẽ trở thành bạn của chính mình. Bạn có quyền lựa chọn: trở thành bạn tốt nhất hoặc kẻ thù tồi tệ nhất của chính mình.”
– B.K.Janki –
Suy nghĩ là nguồn gốc của cảm xúc, lời nói và hành động. Kiểm soát suy nghĩ là rất quan trọng, vì suy nghĩ ảnh hưởng đến sức khỏe và môi trường xung quanh.
Chúng ta muốn kiểm soát người khác nhưng không thể. Chúng ta chỉ có thể ảnh hưởng đến người khác, không kiểm soát họ. Khi tức giận, chúng ta là người chịu tổn thương.
Chúng ta cần lọc từng suy nghĩ đến tâm trí và lựa chọn chấp nhận hoặc từ chối ý nghĩ trở thành hành động. Bộ não của mỗi người luôn suy nghĩ, vì vậy cần bộ lọc hoạt động tốt, chấp nhận những điều ngoài tầm kiểm soát và tập trung vào những điều có thể kiểm soát.
“Cuộc sống của bạn là chuỗi kết quả bạn lựa chọn. Có hai cách sống: Cách này không thay đổi gì. Còn cách kia, mọi thứ đều kì diệu.” – Albert Einstein –
Chương 2: Công cụ hỗ trợ duy trì tư duy tích cực.
Bắt đầu bằng câu khẳng định, là dạng suy nghĩ vô thanh trong tâm trí, những lời bạn nói và hình ảnh bạn mường tượng đến. Sử dụng câu khẳng định nhiều hơn trong ngày để tiến bộ. Khi bạn hình dung, bạn tiến gần đến cái nhìn tích cực.
Chương này giúp bạn duy trì trạng thái tích cực qua các bài tập nhỏ để nhớ cách duy trì tư duy tích cực và tạo sự thoải mái.
Cuộc sống là quá trình học hỏi. Sau mỗi sai lầm, con người trở nên khôn ngoan hơn. Hãy lắng nghe tiếng nói bên trong, học từ khó khăn và tìm cách thoát khỏi stress.
Chương 3: Khẳng định ý nghĩ tích cực.
Các ông bà thường dạy mưa dầm thấm lâu. Tư duy tích cực cũng vậy, chúng ta cần luyện tập từ từ và đều đặn hàng ngày cho đến khi nó trở thành thói quen cố hữu của chúng ta. Mang suy nghĩ tiêu cực sẽ khiến cuộc sống trở nên nặng nhọc hơn. Hãy loại bỏ những điều đó và thay thế bằng suy nghĩ tích cực. Bắt đầu từ những thay đổi nhỏ nhất.
Chương 4: Gieo tính cách gặt số phận.
Nếu bạn đã từng cố gắng vươn lên trong cuộc sống, bạn sẽ dễ dàng tha thứ cho lỗi lầm của người khác hơn vì chúng ta không hoàn hảo. Khi bạn đồng lòng trao yêu thương và sức mạnh, bạn sẽ nhận lại nhiều hơn. Hãy chăm sóc tình cảm, trân trọng tình thân và hãy nói lời yêu thương khi còn có thể.
Dưới mỗi chương, tác giả đều có những bài tập nhỏ giúp định hình con đường đến tư duy tích cực. Tư duy làm thay đổi cuộc sống. Hãy thận trọng với những gì bạn gieo vào tâm hồn.
Chương 5: Chất lượng tư duy làm nên chất lượng cuộc sống.
Mỗi cá nhân trong chúng ta đều mong muốn hạnh phúc và thường hiểu lầm rằng nếu có một người hay một vật gì đó, ta sẽ hạnh phúc. Thực tế, khi ta sở hữu chúng, ta lại không tìm thấy hạnh phúc. Sự hạnh phúc nằm ở trong chính ta. Khi ta suy nghĩ quá nhiều về người khác, chúng ta thường làm phức tạp vấn đề và phản ứng quá mức, tạo ra cảm xúc tiêu cực.
Chúng ta cần học cách suy nghĩ trước khi nói, quan sát trước khi hành động. Suy nghĩ của ta sẽ tác động đến nhận thức, và nhận thức của ta sẽ tạo nên cuộc sống của ta. Không có thay đổi thì không có tiến bộ. Niềm tin vào giá trị tinh thần cho phép ta tin vào bản thân.
Chương 6: Xây dựng một cuộc sống tích cực.
Một căn nhà cần có móng vững. Để có một cuộc sống tích cực, ta cũng cần xây dựng nó. Tác giả đã chỉ rõ các bước từ học hỏi, kiên nhẫn, trung thực, biết tha thứ, khiêm nhường, đến sự chân thật, tránh lời trách móc, và sự công bằng.
Chúng ta nên gieo những hành động đúng đắn và tưới chúng bằng tinh thần trách nhiệm và sự chăm chỉ. Đừng bao giờ ép buộc hoặc đấu tranh với tự nhiên. Đừng xem mình là chủ nhân của người khác hoặc mọi thứ. Để phát triển bản thân, ta cần trung thực. Người khác không phải là nguyên nhân cũng không phải là giải pháp cho hạnh phúc của chúng ta. Trách nhiệm thuộc về chính ta.
Kết:
Trong cuộc sống, có những thời điểm khiến bạn hoài nghi về bản thân, không biết đường đi đúng đắn cho mình. Tuy nhiên, dù có chuyện gì xảy ra, hãy dũng cảm đối mặt với nó, hãy lui lại một bước để quan sát và lập kế hoạch để vượt qua. Để có cuộc sống hạnh phúc, trước hết hãy tin rằng bạn xứng đáng với hạnh phúc. Gieo vào tâm hồn những hạt giống tốt để gặt hái thành quả ngọt ngào.
Đánh giá chi tiết từ Thu Hằng - MyBook