“Chúng ta không thể ép buộc người khác thay đổi. Chúng ta chỉ có thể ảnh hưởng đến họ, nhưng không thể bắt họ phải thay đổi. Sức mạnh duy nhất mà chúng ta kiểm soát hoàn toàn là bản thân.”
Bạn sẽ làm gì khi phát sinh mâu thuẫn với người khác?
Tránh né, lơ là? Hay đối mặt và giải quyết một cách triệt để?
Tình huống hiện tại có cho phép bạn chọn lựa cách ứng phó không?
Bạn có đủ khả năng và tài nguyên để thực hiện cách ứng phó đó không?
Mâu thuẫn giống như một quả bom nổ chậm, bùng phát một cách bất ngờ sau khi năng lượng bên trong đã đủ mạnh. Trong một cuộc trò chuyện, khi hai bên bất đồng quan điểm và không để tìm tiếng nói chung, mâu thuẫn sẽ xảy ra như một điều có thể dự báo trước. Dù mâu thuẫn xảy ra bất ngờ hay được báo trước, việc xử lý lại không hề dễ dàng.
Trong cuốn sách “Đừng để mâu thuẫn nhỏ gây hậu quả lớn”, tiến sĩ Mike Bechtle - tác giả của cuốn sách - đã chỉ ra các sắc thái khác nhau của mâu thuẫn bằng những hình ảnh ẩn dụ và so sánh độc đáo. Ông cho rằng, khi có mâu thuẫn cũng giống như khi có một con voi trong phòng. Con voi thì to mà căn phòng thì có giới hạn. Những người có tính cách và suy nghĩ khác nhau sẽ phản ứng khác nhau khi nhìn thấy con voi. Ông chỉ ra rằng chúng ta thường có xu hướng tránh né nó, bởi lẽ cuộc trò chuyện sẽ trở nên u ám nếu như chúng ta cứ nói về mâu thuẫn. Nhưng khi con voi cứ lớn dần và trở nên hôi hám, chúng ta cũng ngó lơ, coi như vô hình sao? Chúng ta hoàn toàn đủ khả năng để xử lý con voi đó, vấn đề nằm ở việc liệu chúng ta có đủ sẵn sàng, đủ công cụ phù hợp để giải quyết con voi đó không.
Để giao tiếp hiệu quả, ông đã chỉ ra rằng mỗi chúng ta cần rèn luyện những yếu tố sau: